Vương cho biết, cả hai không quen biết nhau từ trước mà được mai mối. Họ hẹn nhau ăn tối tại nhà riêng của người đàn ông ở thành phố Trịnh Châu, miền trung Trung Quốc.
Đây hiện đang là nơi nhạy cảm thời gian này do các ca nhiễm Covid-19 bùng phát khiến hàng nghìn người phải cách ly tại nhiều khu vực quanh thành phố. Khi hai người vừa ăn tối xong và Vương chưa kịp rời đi, khu vực này bất ngờ bị phong tỏa.
![]() |
Mắc kẹt trong nhà với người đàn ông hẹn hò lần đầu vì thành phố phong tỏa |
7 ngày bị nhốt cùng một người đàn ông mới quen khiến cả hai rơi vào tình trạng bối rối. Nhằm "giết thời gian", Vương đã chia sẻ những video ghi lại cuộc sống hàng ngày của mình với cộng đồng mạng.
"Tôi cũng lớn tuổi nên gia đình thúc giục hẹn hò và sắp xếp các cuộc gặp với 10 người đàn ông. Tới người thứ 5, anh ấy muốn thể hiện khả năng nấu nướng nên đã mời tôi tới nhà. Nhưng không ngờ tôi bị kẹt lại cả tuần", Vương bày tỏ trong một video.
![]() |
Mắc kẹt trong nhà với người đàn ông hẹn hò lần đầu vì thành phố phong tỏa |
Trong một số video, Vương quay cảnh người đàn ông lúi húi đứng nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và làm việc trong khi cô được nghỉ ngơi. Khi được hỏi về sự tiến triển tình cảm giữa đôi bên, cô thú nhận "mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ".
"Anh ấy làm mọi thứ đều khá ổn, trừ việc quá ít nói. Dù khả năng nấu ăn không có gì đặc biệt nhưng anh ấy vẫn sẵn lòng nấu nướng cho tôi", Vương kể.
Ở một số video có thể thấy cả hai không có nhiều tương tác hay cử chỉ lãng mạn nào. Vương thú nhận đang muốn tìm kiếm một người khác tốt hơn, hoạt ngôn hơn.
Điều khiến Vương không ngờ ở chỗ, các video của cô thu hút lượng người xem quá cao, thậm chí trở thành tâm điểm trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Tuy vậy, điều này không khiến cô quá bối rối.
Tới sáng 11/1, trong video mới nhất, Vương cho biết buộc phải gỡ một số video khỏi nền tảng mạng xã hội. "Bạn bè liên tục gọi cho anh ấy. Tôi nghĩ những video này ít nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của anh nên phải gỡ đi", cô nói.
![]() |
Mắc kẹt trong nhà với người đàn ông hẹn hò lần đầu vì thành phố phong tỏa |
Cũng trong video này, Vương đã gửi lời cảm ơn tới những người quan tâm, đồng thời nhắn nhủ: "Chúc những chị em vẫn còn độc thân sớm tìm được nửa kia như ý. Tôi chỉ mong đợt bùng phát dịch này sớm kết thúc".
Trong khi đó, cộng đồng mạng vẫn thắc mắc không biết Vương đã rời khỏi nhà người đàn ông này hay chưa.
Theo Dân Trí
Dịch bệnh khiến chuyến đi của Torbjorn “Thor” Pederse bị gián đoạn. Anh mắc kẹt ở vùng đất xa lạ suốt một năm, 11 tháng và 3 tuần trước khi tìm được cách di chuyển đến nơi khác.
" alt=""/>Mắc kẹt trong nhà với người đàn ông hẹn hò lần đầu vì thành phố phong tỏaĐược xây dựng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ngôi nhà số 42 phố Hàng Cân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tính đến nay đã hơn 130 tuổi.
Xung quanh, các ngôi nhà được sửa sang, sơn màu hiện đại và cho thuê mặt bằng kinh doanh nhưng ngôi nhà do bà Lê Thị Thanh Tâm (79 tuổi) trông giữ vẫn còn nguyên vẻ cổ kính. Cửa lớn, cửa sổ, trần nhà, bàn ghế, phản… trong nhà đều bằng gỗ lim, phủ rõ dấu vết thời gian.
Nhiều năm về trước, nơi đây là cửa hiệu tạp hóa Ích – An nổi tiếng.
Bà Tâm kể, năm 1992, sau khi chồng mất, bà bắt đầu kinh doanh mặt hàng giấy dó. Dù không có biển hiệu, không quảng bá nhưng mặt hàng của bà vẫn được nhiều người chú ý.
"Khi về hưu, tôi cũng buồn. Tôi chỉ muốn kinh doanh cái gì đó thảnh thơi, nhẹ nhàng. Ở ngôi nhà cổ này, tôi thấy việc kinh doanh giấy dó khá hợp vì nó không ồn ào, xô bồ như những mặt hàng khác. Đây là mặt hàng hiếm hoi, rất hợp với phong cách cổ xưa của ngôi nhà tôi đang sống”, bà Tâm chia sẻ.
Những người yêu thích giấy dó phần lớn đều biết cửa hàng số 42 Hàng Cân. Giấy dó hiện là mặt hàng hiếm, khó tìm vì ít người bán. Nhưng ba, bốn năm trở lại đây, số người sử dụng giấy dó nhiều hơn, đặc biệt giới trẻ thường mua về để vẽ.
Theo bà Tâm, giấy dó được làm từ cây dó rừng, được sản xuất thủ công, không có tác động của hóa chất vào tờ giấy. Vì vậy để làm được loại giấy này cần phải trải qua nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian.
Người làm phải bóc vỏ cây dó rồi ngâm vài tháng. Sau khi ngâm xong phải đun lên liên tục trong vài ngày rồi mới đến các công đoạn khác để tạo ra tờ giấy. Cuối cùng phải mang phơi mới tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ngày nay máy móc hiện đại thay thế, ít người làm nghề thủ công truyền thống nên sản phẩm giấy dó cũng dần mai một.
“Ở thời hiện đại, người ta lại thích tìm về những thứ hoài niệm, xưa cũ. Thế nên gần đây, khá nhiều người đến cửa hàng của tôi hỏi mua giấy dó. Nhiều người dùng loại giấy này để vẽ, viết thư pháp. Nhìn màu giấy như vậy nhưng nó rất dai, vẽ hay viết lên rất đẹp", bà nói.
Bà Tâm cho biết, giấy dó có nhiều khổ khác nhau. Tùy vào chiều dài rộng mà giá tiền cũng khác nhau. Khổ to nhất khoảng 50 nghìn đồng/tờ, khổ nhỏ 20 nghìn đồng/tờ. Giấy dó dai, khó rách, độ bền cao, viết vẽ lên mực ăn và đẹp, để nhiều năm không bị phai màu mực. Theo bà, giấy dó càng mỏng sẽ càng dai, càng đẹp.
“Ngoài giấy dó, tôi còn bán giấy bản (loại 2 của giấy dó). Dưới giấy bản là giấy moi. Giấy moi là loại giấy kém chất lượng, dùng để lau chùi đồ dùng. Dù là loại 2 của giấy dó nhưng giấy bản vẫn khá dai. Nhiều gia đình ngày trước dùng giấy này đề lọc cua nấu canh. Có thể tha hồ bóp, ép nước mà giấy không hề bị rách, nát", bà nói thêm.
Nhiều năm gắn bó với nghề, bà Tâm không chỉ coi đó là công việc mưu sinh nữa. Nhớ lại những ngày đầu mở cửa tiệm, bà còn âu lo chưa biết bán hàng thế nào. Nhờ có người đến mách, cứ mở ra rồi khách sẽ dạy bán nên bà thử.
"Và quả thật, tôi được khách 'dạy' cách bán hàng. Có nhiều vị khách đến hỏi một số loại giấy nhưng cửa hàng của tôi không có. Từ nhu cầu của khách, tôi nhập thêm hàng hóa để phục vụ họ", bà Tâm chia sẻ.
Căn nhà hơn 100 tuổi, mặt hàng giấy dó truyền thống là hai thứ tạo nên thương hiệu cổ xưa tại số 42 Hàng Cân. Ai đến phố cổ cũng thích ghé thăm ngôi nhà, thăm tiệm giấy của bà.
Mỗi ngày, khách trong nước thậm chí người nước ngoài đều ghé qua cửa hàng của bà Tâm hỏi mua giấy dó. Đối với bà, việc bán giấy dó ở hiện tại không còn là vì mưu sinh mà bởi tình yêu với nghề, bởi muốn giữ lại những giá trị truyền thống tốt đẹp, những nghề thủ công dần bị mai một.
Nói rồi, bà lấy ra những tập giấy dó, mở từng khổ cho chúng tôi xem. Mùi thơm thoang thoảng của giấy khiến bà lại nao nao nhớ ông bà, bố mẹ, nhớ người bạn đời tri kỉ...
" alt=""/>Gặp người bán giấy dó duy nhất tại ngôi nhà 130 tuổi giữa phố cổ Hà NộiHà Chương không nhìn thấy ánh sáng. Thế nhưng bóng tối không làm anh lùi bước, giống như anh nói: “Nếu phải ở trong bóng tối suốt đời và chẳng thể thay đổi được nó, tôi chọn bóng tối là bầu bạn. Vì chỉ khi đó, trí tưởng tượng của tôi bay lên, thăng hoa và rực rỡ”.
![]() |
Là một người khiếm thị, nhưng Hà Chương có khả năng trình diễn hơn 10 loại nhạc cụ. |
Với ý chí và nghị lực của mình, vượt qua những khó khăn, thử thách, Hà Chương không chỉ khiến trí tưởng tượng của mình trở nên rực rỡ, những cống hiến của anh trong âm nhạc và hoạt động cộng đồng còn điểm tô cho cuộc sống này có thêm muôn màu vạn sắc.
Là một người khiếm thị, nhưng Hà Chương có khả năng trình diễn hơn 10 loại nhạc cụ. Anh đã sáng tác hàng trăm bài hát, lưu diễn nhiều nơi trên thế giới. Trong suốt 3 năm (2017-2019), cùng với âm nhạc và câu chuyện của mình, Hà Chương còn là diễn giả thắp lửa đam mê, truyền cảm hứng cho hàng chục ngàn học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đằng trong cả nước qua các chương trình “Đánh thức khát vọng”, “Bứt phá để thành công”…
Thế nhưng, phải đến khi thử “Nhắm mắt nhìn sao”, công chúng mới có dịp biết đến tường tận cuộc đời Hà Chương.
“Tôi đã nhắm mắt để nhìn nắng, ngắm trăng sao trong hơn nửa đời người”. Tự truyện “Nhắm mắt nhìn sao” là những lát cắt xúc động, đặc biệt, toàn diện về cuộc đời Hà Chương với những thăng trầm, khó khăn, thử thách, những bước ngoặt - khi anh còn là một đứa trẻ khiếm thị ở một vùng quê Thanh Trà - Quảng Ngãi đến khi trở thành nhạc sĩ, được yêu mến.
Trong cuốn sách này, những kỷ niệm mộc mạc, ký ức chân thật, những giọt nước mắt, mồ hôi, cả giấc chiêm bao, phút mủi lòng và cả những phút giây thăng hoa trong cuộc sống của Hà Chương được ghi chép lại chân thật và sinh động.
![]() |
Cuốn sách giống như một món quà tinh thần, đưa người đọc đến một trải nghiệm mới mẻ. |
Đó là một cậu bé Hà Chương mới 2 tuổi, mất đi hoàn toàn ánh sáng, rong ruổi theo cha mẹ trên những chuyến tàu vào Nam ra Bắc, nhen nhóm hy vọng đi tìm ánh sáng ở những bệnh viện nơi phố thị. Cũng là cậu bé Hà Chương lớn lên với những làn điệu dân ca, khúc ca bài chòi nơi quê Hương xứ Quảng. Một bên, anh lớn lên giữa tình yêu thương của bố mẹ, sự chân tình của những người họ hàng yêu âm nhạc; một bên đối mặt những những kỳ thị, định kiến người khuyết tật của những người xung quanh, hàng xóm láng giềng tại vùng quê nhỏ hẻo lánh.
Trong “Nhắm mắt nhìn sao”, Hà Chương kể rõ ràng về những ký ức của mình từ thơ ấu đến thiếu niên qua góc nhìn đặc biệt nhạy cảm của mình. Đó là việc tập học viết chữ nhờ vào “sáng kiến” của mẹ, sự giúp đỡ ân tình của những người cha nuôi, mẹ nuôi; những mối tình vụng dại của những học sinh khiếm thị trường Mù Nguyễn Đình Chiểu, những thầy cô nghiêm khắc và những bước chân đầu đời bước vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp.
Tự truyện của Hà Chương cũng nhắc lại những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời anh. Về mối tình của anh với người vợ hoàn toàn “bình thường”, khoảnh khắc anh tham gia Vietnam Got Talent, làm xúc động công chúng với bài hát “Cõng mẹ đi chơi” và những khoảnh khắc đặc biệt khác, khi anh “lưu dấu trên đời và lưu dấu trong trái tim người khác”.
“Nhắm mắt nhìn sao” được chắp bút bởi nhà báo Thanh Nhã – một cây bút không xa lạ trong làng văn Việt Nam, người từng chấp bút cho tự truyện của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Bằng ngòi bút và sự đồng cảm sâu sắc, Thanh Nhã đã đi sâu vào thế giới nội tâm, ghi lại những cung bậc cảm xúc, những biến chuyển trong tâm lý như một người tham dự trong từng giai đoạn trong cuộc đời Hà Chương.
Qua từng chương sách, những thông điệp truyền cảm hứng, những suy ngẫm về cuộc đời – thứ giúp Hà Chương vượt qua mọi nghịch cảnh được ghi chép, đút kết lại.
Hãy thử một lần được nhắm mắt, bạn sẽ cảm nhận và thấu hiểu những người khiếm thị. Tự truyện “Nhắm mắt nhìn sao” của Hà Chương không phải là một cuốn tiểu thuyết “sướt mướt” lấy nước mắt bạn đọc. Cuốn sách giống như một món quà tinh thần, đưa người đọc đến một trải nghiệm mới mẻ, như nhà thơ – triết gia người Mỹ Raplh Waldo Emerson từng nói: “Khi trời đủ tối, bạn có thể ngắm nhìn các vì sao”.
Hà Chương tên thật là Hà Văn Chương, sinh năm 1982, tại Quảng Ngãi. Từ năm 1995 - 2003, anh đạt 9 huy chương vàng các cuộc thi độc tấu đàn bầu tài năng trẻ Đà Nẵng và toàn quốc, nhận bằng khen của Thủ tướng. Năm 2004, Hà Chương thi đỗ thủ khoa vào hệ trung cấp Học viện Âm nhạc quốc gia VN, chuyên ngành đàn bầu. Năm 2006, thi vượt rào thành công lên hệ đại học của học viện. Năm 2008, anh đạt giải ba độc tấu đàn bầu cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc chuyên nghiệp toàn quốc, giải B sáng tác ca khúc (không có giải A) của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN với bài hát Vì sao em không thể. Năm 2010, anh tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành đàn bầu, Học viện Âm nhạc quốc gia VN và được ghi danh vào sổ vàng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cũng năm này, ca khúc "Nắng hát" của anh lọt vào chung kết Bài hát Việt. Năm 2014, anh lọt vào Top 3 chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng VN (Vietnam’s Got Talent). Trong sự nghiệp của mình, Hà Chương đã phát hành hơn 10 album - single và MV tại VN, 2 album tại Mỹ. Thực hiện nhiều live show, chương trình lưu diễn tại Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar...
|
Tình Lê
Cuốn sách "Tết đoàn viên" tái hiện những cái Tết ở nhiều vùng miền trên đất nước dưới góc nhìn của các nhà báo, nghệ sĩ...
" alt=""/>Tự truyện xúc động về cuộc đời giàu nghị lực của nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương