Tuy nhiên, để đạt được quy mô như hiện tại, Apple không chỉ phụ thuộc vào năng lực sản xuất của riêng mình. Công ty Mỹ có hơn 200 nhà cung cấp các linh kiện cho hệ sinh thái sản phẩm.
Apple rất nỗ lực trong việc giám sát các nhà cung cấp của mình. Các mối quan hệ đưa gã khổng lồ công nghệ trở thành nhà quản lý của một trong những chuỗi cung ứng hiệu quả nhất thế giới. Mỗi năm, Apple phát hành một báo cáo qua đó cung cấp danh sách 200 nhà cung ứng hàng đầu, chiếm 98% hoạt động mua sắm của công ty này.
![]() |
Doanh thu của Foxconn, Luxshare và Goertek tại Việt Nam đều tăng thêm trên 1 tỷ USD trong năm 2020 |
Dưới đây là 9 nhà cung cấp lớn nhất của Apple:
Đài Loan
1. Hon Hai Foxconn
Hon Hai Foxconn là một trong những lý do chính khiến Đài Loan có mặt trên bản đồ của Apple. Foxconn là một trong những nhà cung cấp lớn và lâu đời nhất của Apple. Tuy nhiên, công ty này lại có rất nhiều địa điểm sản xuất bên ngoài khu vực. Năm 2018, 29 trên tổng số 35 nhà máy sản xuất của Foxconn là ở Trung Quốc. Số còn lại đến từ Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và Mỹ.
2. Wistron
Wistron đang góp phần giúp Apple mở rộng sang Ấn Độ. Công ty này có 5 địa điểm sản xuất với ba tại Trung Quốc và hai tại Ấn Độ. Nhà máy tại Ấn Độ của Wistron tập trung sản xuất bảng mạch in cho iPhone.
3. Pegatron
Cũng là một công ty có trụ sở tại Đài Loan, thế nhưng chỉ có 1 nhà máy tại đây còn lại là 17 nhà máy tại các quốc gia khác nhau. Pegatron có 12 nhà máy tại Trung Quốc, cùng với các nhà máy tại Cộng hòa Séc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Pegatron giống như Foxconn cung cấp dịch vụ lắp ráp iPhone của Apple.
Trung Quốc
Nhìn chung, Trung Quốc là một khu vực toàn cầu rất quan trọng với Apple, Danh sách các nhà cung cấp năm 2019 cho thấy các nhà cung cấp tại Trung Quốc tăng trưởng nhanh, chiếm lấy thị phần của Mỹ và Nhật Bản, vươn lên chỉ xếp sau Đài Loan.
Theo vị trí thực tế, Trung Quốc chiếm 380 trong tổng số 809 cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, Apple đã chia sẻ một số lo ngại về sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc, bao gồm đợt bùng phát đại dịch năm 2020 và quan hệ Mỹ - Trung.
4. Goertek
Goertek và Luxshare là hai công ty Trung Quốc lọt vào tầm ngắm cung cấp cho Apple. Cả hai công ty đều đã đồng ý thiết lập các nhà máy sản xuất tại Việt Nam để cải thiện hiệu quả chi phí sản xuất của thiết bị Airpod. Goertek có ba địa điểm sản xuất, hai ở Trung Quốc và một ở Việt Nam.
5. Luxshare
Luxshare cũng hợp tác với Apple để sản xuất Airpods. Công ty này cũng có 7 nhà máy tại Trung Quốc và hai nhà máy tại Việt Nam.
![]() |
Luxshare sở hữu hai nhà máy sản xuất tai nghe Airpods tại Bắc Giang - Việt Nam |
Mỹ
Mặc dù phụ thuộc vào chuỗi cung ứng quốc tế, Apple vẫn rất cần các công ty sản xuất ở Mỹ, bao gồm: 3M, Broadcom, Qualcomm, Intel, Jabil, On, Micron, Texas Instruments…
6. Qualcomm
Qualcomm được niêm yết trên NASDAQ là công ty hàng đầu thế giới về các sản phẩm và dịch vụ bán dẫn, di động và viễn thông. Công ty này được biết đến là nhà cung cấp nhiều linh kiện điện tử cho Apple, bao gồm bộ theo dõi điện năng, bộ xử lý băng tần cơ sở, mô-đun quản lý năng lượng, bộ thu phát sóng GSM/CDMA…
7. Intel
Tháng 7/2019, Apple đã công bố thỏa thuận với Intel mua lại phần lớn hoạt động kinh doanh modem điện thoại thông minh của công ty này. Với việc mua lại, Apple đã mở rộng quyền sở hữu bằng sáng chế của mình và thiết lập kế hoạch mạnh mẽ phát triển 5G. Sau khi mua lại, Mac sử dụng bộ vi xử lý Intel.
Trong danh sách nhà cung cấp năm 2019, Intel cho biết có tổng cộng 9 nhà máy sản xuất, trong đó 3 tại Mỹ, các địa điểm khác tại Trung Quốc, Israel, Việt Nam, Ireland và Malaysia.
Các quốc gia khác
8. Murata Manufacturing
Murata có trụ sở tại Kyoto, Nhật Bản. Công ty này cung cấp cho Apple 26 cơ sở sản xuất trải khắp Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Singapore, bao gồm 16 nhà cung cấp tại Nhật Bản.
Apple và Samsung là hai khách hàng hàng đầu của Murata, họ mua tụ điện gốm từ nhà cung cấp. Các bộ phận điện tử này được sử dụng để điều khiển dòng điện trong các thiết bị điện tử.
9. Samsung
Samsung có trụ sở tại Hàn Quốc. Tập đoàn này cung cấp nhiều thành thành, bao gồm bộ nhớ flash được sử dụng để lưu trữ nội dung dữ liệu; DRAM di động được sử dụng để thực hiện đa tác vụ các ứng dụng khác nhau trong thiết bị và bộ xử lý ứng dụng chịu trách nhiệm kiểm soát và giữa cho thiết bị hoạt động.
Apple và nhà cung cấp
![]() |
Apple Store Fifth Avenue, New York |
Apple được biết đến là đơn vị duy trì một trong những chuỗi cung ứng được quản lý tốt nhất thế giới. Với tầm vóc và phạm vi toàn cầu, gã khổng lồ công nghệ có thể yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao và áp dụng các điều khoản khắt khe hơn đối với các nhà cung cấp. Chẳng hạn, khi một trong những nhà cung cấp quan trọng cho mẫu iPhone 7 từ Trung Quốc tỏ ra không đáng tin cậy, Apple đã ngay lập tức thay thế bằng công ty Nhật Bản Nidec Corp.
Có hàng trăm nhà cung cấp sẵn sàng tuân thủ các điều khoản mà Apple đưa ra. Hơn nữa, bằng cách thuê ngoài chuỗi cung ứng và hoạt động lắp ráp, Apple có thể tập trung làm những gì tốt nhất về thiết kế sản phẩm, phát triển nhiều tính năng và thân thiện hơn với người dùng.
Mặt khác, được liên kết với một thương hiệu như Apple đem lại lợi ích đáng kể cho các nhà cung cấp. Những công ty nhỏ có thể phụ thuộc phần lớn nguồn thu từ việc hợp tác với Apple. Nhưng ngay cả những công ty lớn như Samsung cũng sử dụng mối quan hệ này để làm lợi thế cho riêng mình.
Mặc dù là đối thủ chính của nhau trên thị trường điện thoại di động. Các đơn đặt hàng lớn từ Apple cho phép Samsung tăng cường sản xuất số lượng lớn, giúp giảm chi phí sản xuất linh kiện điện thoại di động của chính mình.
Một lợi thế cho các nhà cung cấp là Apple nổi tiếng về sự đổi mới. Bất kể điều gì xảy ra, tất cả đều mong đợi Apple sẽ tung ra cái gì đó mới và háo hức đón chờ những sản phẩm này. Ở một mức độ nhất định, điều này bảo vệ các nhà cung cấp cho Apple, các công ty sẽ tiếp tục nhận thấy những nhu cầu mới đối với sản phẩm và dịch vụ của họ.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng việc không để đáp ứng những nhu cầu của Apple có thể giống như ngày tận thế đối với các nhà cung ứng vừa và nhỏ với hoạt động kinh doanh được xây dựng xung quanh việc bán sản phẩm cho "nhà táo khuyết". Nếu họ không thể duy trì việc cung cấp hàng hóa chất lượng cao với mức giá phù hợp, Apple có thể thay thế bằng một đối thủ cạnh tranh khác.
(Theo Nhịp sống kinh tế, Investopedia)
Các nhà mạng Việt Nam như Viettel, VinaPhone, Mobifone xuất hiện trong danh sách các mạng 5G mà iPhone 13 hỗ trợ.
" alt=""/>Việt Nam đứng ở đâu trong chuỗi cung ứng Apple toàn cầu?![]() |
Cò đất nghỉ ra đủ chiêu để quảng cáo bán đất bị mắc kẹt - Ảnh: Gia Huy |
“Vợ ngoại tình bán đất nền”
Mới đây, cả con phố nhỏ trên đường số 6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM đều nhận được mẩu giấy quảng cáo với nội dung: “Vợ ngoại tình, cần bán gấp đất nền Hóc Môn giá 199 triệu”. Mẩu giấy quảng cáo kèm theo số điện thoại để người dân liên hệ.
Anh Nguyễn Văn Quang gọi vào số điện thoại trên tờ quảng cáo, đầu dây bên kia là một nam giới bắt máy cho biết, đang có lô đất rộng 45m2 tại đường Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn muốn bán, giá là 350 triệu.
“Tôi hỏi sao quảng cáo giá 199 triệu, người thanh niên kia nói, giá đó là đất nông nghiệp, đã bán hết rồi, còn đây là đất phân lô trong quy hoạch 1/500. Hỏi về việc vợ bỏ nên bán đất hả, thì người thanh niên kia nói, chỉ quảng cáo cho vui, tại lỡ mua mấy lô đất nền cách đây mấy tháng, giờ đất xuống giá, nên phải tìm cách bán”, anh Quang kể.
Câu chuyện tưởng như đùa này đang diễn ra khá nhiều tại TP.HCM hiện nay. Chị Lê Thị Yến, ngụ quận Phú Nhuận kể, buổi sáng đang họp thì có số lạ gọi vào điện thoại, bắt máy thì đầu dây bên kia giọng một phụ nữ chào hỏi lịch sự, rồi cho biết, công ty cô ấy đang thanh lý bất động sản vì ngân hàng siết nợ, còn mấy nền bên Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi muốn bán, chủ đầu tư đang có nhu cầu bán tống bán tháo để lấy tiền trả nợ ngân hàng, nếu có nhu cầu sẽ bán rẻ.
“Vì làm ngân hàng, tôi liền hỏi lại là ngân hàng nào? Bị hỏi đường cùng, cô gái đầu dây bên kia thú thật, làm bên công ty môi giới bất động sản, công ty còn vài chục nền đất bán không được và đang bị ngân hàng đòi nợ, vì sếp lỡ vay tiền ngân hàng ôm đất, giờ giá xuống nên tìm cách bán lỗ…”, chị Yến kể.
Không chỉ những chiêu quảng cáo bán đất nền như trên, nhiều cò đất còn tìm tới cổng các khu công nghiệp đặt bàn tư vấn bán đất cho công nhân, ai có nhu cầu mua đất, họ sẵn sàng thuê ô tô chở thẳng xuống dự án coi đất nền. Nếu chấp nhận mua đất sẽ tặng ngay chiếc điện thoại iPhone 6…
Một ngày nhận hàng chục cuộc điện thoại mời mua đất nền, anh Trần Thanh Tùng, ngụ quận Bình Thạnh bức xúc, không biết sao mà họ lại có số điện thoại của anh, để rồi không kể giờ giấc đều bị gọi điện mời mua đất, có hôm 13h trưa, đang ngủ có số lạ gọi tới hỏi đúng tên họ, địa chỉ nhà anh rồi mời mua đất.
“Nhà tôi ở hẻm 202 đường Nguyễn Xí, tối hôm thứ Bảy vừa rồi có cậu thanh niên thập thò từng nhà một rồi vất mẩu giấy gì đó vào các nhà. Tưởng kẻ gian, người dân cả hẻm gọi điện cho nhau vây bắt. Sau khi bị bắt, cậu thanh niên kia mới thú thật, mình là cò đất, đi phát tờ bướm giới thiệu bán đất nền”, anh Tùng kể.
Quay cuồng vì đất nền xuống giá
Nói về những câu chiêu trò của giới cò đất nền hiện nay, ông Nguyễn Huy Vũ, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản BanvietLand cho biết, hiện nay, cơn sốt đất nền đã đi qua và hệ quả của cơn sốt đã hiện rõ.
Ông Vũ chỉ rõ, cơn sốt đất vừa qua đa phần là do giới đầu cơ tung chiêu làm giá, họ không nghĩ rằng thị trường đi xuống quá nhanh như vậy. Nhiều nhà đầu cơ chưa kịp thoát hàng, trong đó tiền ôm đất của họ đa phần là tiền đi vay mượn, nên giờ đẩy hàng không kịp, chủ nợ bủa vây, buộc họ phải tìm mọi cách để có thể bán hết số hàng đã ôm. Chính vì vậy, chuyện xuất hiện những lời quảng cáo bán đất “độc lạ, khôi hài” xuất hiện nhiều tới như vậy.
“Đây mới chỉ là bắt đầu của hệ lụy cơn sốt đất đi qua. Trong thời gian tới, sẽ còn nhiều câu chuyện cười ra mước mắt nữa, mà những nhà đầu tư đất nền nghĩ ra để bán đất”, ông Vũ nói.
Cơn sốt đất nền đi qua, không chỉ giới đầu cơ đất chịu trận, mà ngay cả lãnh đạo một số sở, ngành, quận, huyện cũng chịu trách nhiệm.
Mới đây, UBND TP.HCM đã có văn bản kiểm điểm trách nhiệm ông Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài Nguyên - Môi trường, bà Đặng Thị Hồng Liên, nguyên Chủ tịch UBND quận 9 (hiện là Bí thư Quận ủy quận 9) và hàng loạt cán bộ thuộc hai đơn vị này vì có vấn đề liên quan đến đất đai tại quận 9. Trong đó, những vấn đề này đều liên quan tới tình trạng buông lỏng quản lý đất đai để xảy ra tình trạng phân lô bán nền, phá vỡ quy hoạch quận.
Văn bản của UBND TP.HCM nêu rõ, tập thể và các cá nhân thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường và UBND quận 9 đã có nhiều sai phạm liên quan trong việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đối với khu đất 1A, phường Phú Hữu (Khu dân cư Đông rạch Bà Cua), quận 9.
![]() |
Quảng cáo đất nền dán cổng từng nhà dân - Ảnh: Gia Huy |
Về kiểm điểm tập thể, UBND Thành phố phê bình, rút kinh nghiệm đối với Sở Tài nguyên - Môi trường, Phòng Kế hoạch - Tài chính (trước đây là Phòng Kế hoạch) và Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc sở này. Phê bình tập thể UBND quận 9; Phòng Tài Nguyên - Môi trường; Phòng Quản lý đô thị; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh quận 9; UBND phường hú Hữu, quận 9.
Về kiểm điểm cá nhân, UBND Thành phố phê bình cá nhân ông Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài Nguyên - Môi trường; ông Nguyễn Văn Khoa, Phó trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Sở Tài Nguyên - Môi trường; ông Trương Văn Học, nguyên Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài Nguyên - Môi trường; ông Võ Công Lực, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài Nguyên - Môi trường; ông Lâm Bội Mẫn, Phó trưởng phòng Thu hồi đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài Nguyên - Môi trường.
Phê bình cá nhân bà Đặng Thị Hồng Liên, nguyên Chủ tịch UBND quận 9 (hiện là Bí thư Quận ủy quận 9); ông Võ Trí Dũng, Trưởng phòng Tài Nguyên - Môi trường (nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh quận 9); ông Hồ Văn Năm, Bí thư Đảng ủy phường Tân Phú (nguyên Trưởng phòng Tài Nguyên - Môi trường); bà Lê Thị Kim Yến, Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh quận 9; ông Phạm Quang Bửu, Phó chủ tịch HĐND quận 9 (nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị); ông Đặng Thanh Phong, Chủ tịch HĐND phường Phú Hữu (nguyên Phó chủ tịch UBND phường Phú Hữu); ông Huỳnh Công Trung, cán bộ địa chính xây dựng phường Phú Hữu; ông Nguyễn Ngọc Thanh Tuấn, cán bộ kinh tế phường Phú Hữu.
UBND Thành phố giao Chủ tịch UBND quận 9 khẩn trương khắc phục sự việc trên và báo cáo UBND Thành phố.
Theo Đầu tư Bất động sản
![]() Điểm mặt 5 thủ phạm gây 'sốt ảo' đất nền Sài GònĐất nền vùng ven TP.HCM trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện những điểm nóng. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thị trường đang có dấu hiệu sốt ảo, cần có biện pháp xử lý. " alt=""/>Đất nền Sài Gòn: Đủ chiêu câu khách của “cò đất nền” thời xuống giá
|