PGS.TS Đặng Hoàng Minh chia sẻ, theo nghiên cứu, cứ 5 trẻ trong độ tuổi từ 13-18 thì sẽ có 1 em có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Như vậy khoảng 20% trẻ gặp vấn đề sức khỏe, rối loạn tâm thần.Cùng đó, 11% thanh thiếu niên có các rối loạn về cảm xúc như trầm cảm, lo âu; 10% thanh thiếu niên có các vấn đề hoặc rối loạn về hành vi.
“Tự tử cũng là một trong những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tất nhiên không phải ai tự tử cũng có vấn đề về tâm thần nhưng đến 90% trong số đó có vấn đề này,... Ở Việt Nam, khoảng 3 triệu trẻ từ 6-16 tuổi có nhu cầu về các dịch vụ khám sức khỏe tâm thần. Trong báo cáo của UNICEF năm 2018 thì tự tử và lạm dụng chất ở vị thành niên của Việt Nam gia tăng rất nhiều trong 10 năm qua”, bà Minh cho hay.
 |
PGS.TS Đặng Hoàng Minh |
Tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng tăng cao nhưng theo bà Minh nhiều người chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp.
Nguyên nhân được bà Minh chỉ ra là việc thiếu hiểu biết, kiến thức về sức khoẻ tâm thần ở nhiều cấp độ từ cá nhân cho đến cộng đồng, chính phủ,... Cùng đó việc thiếu dịch vụ như bảo hiểm y tế, hỗ trợ đi lại khi khám bệnh cùng với nhà trường chưa tạo điều kiện cho các học sinh cần hỗ trợ tâm lý cũng là những nguyên nhân.
Trao đổi với VietNamNet bên lề hội thảo, PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục- ĐHQG Hà Nội) cho hay, xu hướng tự tử trong giới học đường đang ngày càng tăng cao. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử vị thành niên do lo âu trầm cảm, đặc biệt đến từ áp lực học tập và kỳ vọng, thiếu sự sẻ chia của bố mẹ.
“Cũng có thể việc các em không đáp ứng nổi những mong muốn kỳ vọng hoặc có suy nghĩ không đền đáp lại nổi so với sự đầu tư về mặt thời gian và tiền bạc của bố mẹ dẫn đến hành động tự sát để tự trừng phạt bản thân và như một lời xin lỗi đối với họ”, ông Nam nói.Ông Nam cũng cho biết, có những trường hợp sau khi được cứu sống đã tâm sự rằng, tự tử là cách thức cuối cùng để có thể thể hiện thái độ phản kháng lại những áp lực kỳ vọng theo ý muốn của cha mẹ. Hoặc số khác tự nghĩ cần trừng phạt bản thân mình.
Do đó, theo ông Nam, để hạn chế những điều này cần tăng cường giáo dục hiểu biết, nhận thức hơn về sức khỏe tâm thần cho cộng đồng song song với sức khỏe thể chất.
Cùng đó sự quan tâm và chia sẻ từ gia đình, cha mẹ và nhà trường với con trẻ về sức khỏe tâm thần là hết sức quan trọng. “Với các phụ huynh, thời gian mà chúng ta dành cho các con để nắm bắt tất cả những dấu hiệu thể hiện sự thay đổi về mặt cảm xúc và sự quan tâm là phương thuốc hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề này”, ông Nam nói.
Hải Nguyên

Nữ sinh 16 tuổi tự tử vì bị tổ chức từ thiện “phản bội”
Jesse Walker đã bí mật tâm sự với tổ chức từ thiện ChildLine, về suy nghĩ muốn tự tử của mình. Không ngờ tổ chức này báo cáo với cảnh sát khiến cô cảm thấy niềm tin bị tan vỡ, và chọn đến kết cục đau lòng.
" alt=""/>Tự tử và lạm dụng chất ở vị thành niên Việt Nam tăng rất nhiều trong 10 năm qua

- Một điều đặc biệt là hai trong số 5 thành viên của đội tuyển Việt Nam vừa giành được huy chương từ kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2017 là Trần Hữu Bình Minh và Phan Tuấn Linh không chỉ cùng trường mà còn học chung một lớp. |
Trần Hữu Bình Minh và Phan Tuấn Linh cùng thầy Trần Văn Nga, Hiệu phó Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và cô Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An. Ảnh: Thanh Hùng. |
Với việc Trần Hữu Bình Minh giành huy chương Vàng và Phan Tuấn Linh giành huy chương Bạc tại kỳ thi năm nay, lớp 12A3 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (tỉnh Nghệ An) trở thành lớp có 2 học sinh cùng giành được huy chương Olympic quốc tế.
Chưa hết, trước đó, 2 nam sinh này cũng cùng nhau góp mặt tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á năm 2017 cách đây không lâu.
Ở kỳ thi này, Bình Minh giành được huy chương Bạc còn Tuấn Linh cũng nhận được Bằng khen.
Đôi bạn trường Phan trở nên thân nhau cũng từ khi cùng được chọn vào đội tuyển và cũng kể từ đó, không chỉ hỗ trợ nhau trong việc học Vật lý mà các em còn thường xuyên trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập chung và cuộc sống.
Chia sẻ với VietNamNet sau khi trở về từ kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế sáng 25/7, Bình Minh kể: “Lúc biết mình có được huy chương Vàng thì em đã vô cùng vui mừng và hạnh phúc, bởi em không nghĩ mình lại đạt kết quả cao như vậy. Bỗng chốc liên tục nhận được những lời chúc mừng của mọi người khiến em cảm thấy vô cùng xúc động”.
Học giỏi nhưng Minh cho rằng mình cũng không có bí quyết gì quá đặc biệt mà đơn giản là em thường tìm hiêu bản chất của vấn đề, hiện tượng trước khi bắt tay vào giải một bài tập nào.
Kỷ niệm em nhớ nhất là những ngày tháng ôn luyện đội tuyển tại nhà thầy giáo Trần Văn Nga. “Ban đầu có tất cả 6 bạn và tất cả đều rất quyết tâm. Để đảm bảo kiến thức liền mạch, không chỉ em với Linh mà các bạn khác cũng vậy, trời nắng cũng như trời mưa, đều tự giác không bỏ sót một buổi học nào. Thầy cũng là người rất tâm lý, biết học đội tuyển muộn và dễ đói nên thầy thường xuyên mua đồ ăn cho chúng em. Có hôm trời mưa rất to, chúng em mải làm bài lúc sau mới biết thầy vẫn ra ngoài và cầm về trên tay một túi bánh bao nóng cho học sinh”.
Học ôn đội tuyển nhưng không quá áp lực, không ít hôm các em chăm chú đi từ bài này tới bài khác cùng thầy tới 1h sáng.
 |
Trần Hữu Bình Minh |
Còn với Tuấn Linh, em cho rằng để hiệu quả không cần học quá nhiều nhưng khi đã vào học nên tập trung hết cỡ. Và khi học xong cũng nên tìm kiếm một môn thể thao để cân bằng và giải tỏa căng thẳng, giúp bản thân có sự vận động. Linh rất thích và chăm chơi thể thao, đặc biệt là cầu lông.
“Thường thì mọi người sẽ nghĩ rằng những dân chuyên hay thành viên đội tuyển như bọn em sẽ phải học nhiều lắm, kiểu như luôn đến 1-2h sáng chẳng hạn, nhưng em nghĩ nếu học hiệu quả thì sẽ chỉ cần từ khoảng 8h đến 11h tối. Sau đó có thể dành cho việc nghỉ ngơi”, Tuấn Linh nói.
Với các môn học khác, Tuấn Linh cũng không máy móc ngày này học môn gì mà em sẽ học khi thấy hứng thú.
Nói về kết quả ngày hôm nay, Linh cho rằng sự dạy bảo, định hướng của thầy cô là hết sức quan trọng. Điều mà Tuấn Linh nghĩ đến nhiều nhất lại là khoảng thời gian mà mới ngày nào em biết tin mình đỗ được vào trường chuyên của tỉnh. “Vốn là một học sinh vùng huyện xa xôi Nghĩa Đàn và hồi lớp 9 em cũng chỉ được giải Khuyến khích ở kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, điều đó khiến em nghĩ rằng mình khó có cơ hội vào trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Nhưng cuối cùng, khi mà điểm thi đứng thứ 3 điều này như ngoài sức tưởng tưởng của em. Lúc ấy em đã ôm chầm lấy người anh họ của mình khi đó đã là học sinh trường Phan. Đêm ấy cả 2 anh em đã không ngủ và nói đủ thứ chuyện về môi trường học tới.
 |
Phan Tuấn Linh |
Mặc dù là Hiệu phó Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu nhưng thầy Nga vẫn nhận trách nhiệm quan trọng nhà trường là bồi dưỡng đội tuyển.
Nói về hai cậu học trò của mình, thầy giáo Trần Văn Nga nhận xét điều khiến thầy ưng ý là các em không chỉ ngoan, chăm chỉ mà còn có ý thức nỗ lực và tiến bộ từng ngày.
“Thời điểm thi học sinh giỏi tỉnh, các em có thể chỉ đạt những giải khiêm tốn (Bình Minh giải Nhì còn Tuấn Linh giải khuyến khích) nhưng các em đã cho thấy khát khao của mình bằng việc cải thiện kết quả ở những cuộc thi càng về sau. Đó cũng là thành quả của sự lao động học tập nghiêm túc, miệt mài của chính các em”, thầy Nga chia sẻ.
Kỷ niệm của 3 thầy trò đầy ắp trong những quãng thời gian ôn luyện liên tục cho đội tuyển kéo dài hàng tháng là những tâm tư ngoài việc học hay đơn giản là cùng nhau xì xụp những bát mỳ tôm để “tiếp sức”.
(Clip: Trần Hữu Bình Minh chia sẻ về tình bạn của 2 em. Clip: Lê Văn)
Play" alt=""/>Một lớp có 2 học sinh giành được huy chương Olympic quốc tế
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT địa phương này cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh nghỉ học đến hết tháng 3.Riêng học sinh cấp THPT sẽ tiếp tục đi học bình thường.
Ngoài ra, để chống dịch virus corona, trong tuần tới tỉnh sẽ cấp cho mỗi trường phổ thông 1-2 máy đo thân nhiệt.
 |
Học sinh Đồng Nai (Ảnh: Báo Đồng Nai) |
Tỉnh Đồng Nai yêu cầu các trường học thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường tuyên truyền cho học sinh, giáo viên các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang khi đến trường học, hạn chế tập trung nơi đông người; trang bị bồn rửa, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn...
Như vậy tới tời điểm này đã có hơn 20 địa phương thay đổi lịch học gồm: Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Đắk Lắk, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Hải Phòng, Kon Tum, Hòa Bình, Phú Thọ, Trà Vinh, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Gia Lai, Nghệ An, Sơn La, Phú Yên.
Trong đó, nhiều địa phương trước đó học sinh đã đi học trở lại từ ngày 2/3 nay cho nghỉ tiếp như Đà Nẵng (học sinh 12); Hải Phòng, Lào Cai, Phú Yên (học sinh THPT và GDTX đi học trở lại từ ngày 2/3), Nghệ An, Đồng Nai...
Lịch học các địa phương cập nhật như sau:
TT | TỈNH, THÀNH | Bậc THPT, GDTX, sinh viên đi học ngày | Bậc MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS nghỉ hết ngày |
1 | Quảng Ninh | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
2 | Bình Phước | 2/3 | 15/3 |
3 | Long An | 2/3 | 8/3 |
4 | Bình Thuận | 2/3 | 15/3 |
5 | Quảng Ngãi | 2/3 | 8/3 |
6 | Đồng Tháp | 2/3 | 8/3 |
7 | Kiên Giang | 2/3 | 15/3 |
8 | An Giang | 2/3 | 8/3 |
9 | Bạc Liêu | 2/3 | 8/3 |
10 | Hậu Giang | 2/3 | Tiếp tục nghỉ chờ thông báo mới |
11 | Bến Tre | 2/3 (cả lớp 9) | 8/3 (trừ lớp 9) |
12 | Sóc Trăng | 2/3 | 8/3 |
13 | Tiền Giang | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
14 | Nghệ An | 2/3 | THCS: Nghỉ tới lúc có thông báo mới Mầm Non, Tiểu học: 15/3 |
15 | Nam Định | 2/3 | 15/3 |
16 | Thừa Thiên Huế | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
17 | Quảng Trị | 3/3 | 8/3 |
18 | Đà Nẵng | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
19 | Bình Định | 2/3 | 8/3 |
20 | Thanh Hóa | 2/3 | Nghỉ tới lúc có thông báo mới |
21 | Đồng Nai | 2/3 | Hết tháng 3 |
22 | Gia Lai | Lớp 12 đi học 2/3 Lớp 10- 11 nghỉ 15/3 | 15/3 |
23 | Sơn La | Nghỉ hết 17/3 | Nghỉ hết 17/3 |
24 | Đắk Lắk | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
25 | Đắk Nông | 2/3 | 8/3 |
26 | Bắc Giang | 2/3 gồm cả bậc THCS | Mầm Non, Tiểu học: 8/3 |
27 | Hải Dương | 2/3 | 8/3 |
28 | Ninh Thuận | 2/3 | 8/3 |
29 | Cà Mau | 2/3 | 8/3 |
30 | Hòa Bình | Sẽ công bố sau | Công bố sau |
31 | Bắc Ninh | 2/3 | 8/3 |
32 | Phú Thọ | 2/3 Trường THPT Thanh Sơn và THPT Cẩm Khê nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
32 | Lào Cai | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
33 | Lâm Đồng | 2/3 | 8/3 |
34 | Điện Biên | 2/3 | 15/3 |
35 | Hà Tĩnh | 2/3 | tiếp tục nghỉ chờ thông báo mới |
36 | Quảng Bình | 2/3 | 8/3 |
37 | Phú Yên | Nghỉ chờ thông báo mới | Nghỉ chờ thông báo mới |
38 | Khánh Hòa | 2/3 | 15/3 |
39 | Bình Dương | 2/3 | 15/3 |
40 | Vĩnh Long | Lớp 12 đi học lại từ ngày 2/3 Lớp 10- 11 nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
41 | Tây Ninh | 2/3 | 14/3 |
42 | Hà Giang | 2/3 | 8/3 |
43 | Cao Bằng | 2/3 | 7/3 |
44 | Bắc Kạn | 2/3 | 8/3 |
45 | Lạng Sơn | 2/3 | 8/3 |
46 | Tuyên Quang | | |
47 | Thái Nguyên | 2/3 | 8/3 |
48 | Yên Bái | 15/3 | 15/3 |
49 | Lai Châu | 15/3 | 15/3 |
50 | Hà Nam | 2/3 | 15/3 |
51 | Hưng Yên | 2/3 | 8/3 |
52 | Hải Phòng | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
53 | Ninh Bình | | |
54 | Thái Bình | Nghỉ đến hết ngày 8/3 | 15/3 |
55 | Vĩnh Phúc | 2/3 | 8/3 |
56 | Quảng Nam | 2/3 | 8/3 |
57 | Quảng Ngãi | 2/3 | 8/3 |
58 | Kon Tum | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
59 | Trà Vinh | Lớp 12 đi học 2/3 Lớp 10, 11 đi học 9/3 | Mầm non, Tiểu học: Chờ thông báo mới THCS: Nghỉ hết 15/3 |
60 | Cần Thơ | 2/3 | tiếp tục nghỉ học từ 1–2 tuần |
61 | Bà Rịa Vũng Tàu | 2/3 nghỉ hết ngày 8/3 | 8/3 |
62 | Hà Nội | 15/3 | 15/3 |
63 | TP.HCM | 15/3 | Chờ thông báo mới |
" alt=""/>Địa phương đầu tiên cho học sinh nghỉ hết tháng 3 tránh Covid