![]() |
Sri Lanka khát tiền để kích thích tăng trưởng nên vay mượn nhiều từ Trung Quốc trong những năm gần đây. (Ảnh: NY Times) |
Trong cuộc điện đàm hồi tháng 4 với người đồng cấp Trung Quốc, Ngoại trưởng Pakistan nêu một đề nghị khẩn thiết: Kinh tế Pakistan đang trượt dốc và Islamabad muốn tái cấu trúc các khoản vay trị giá hàng tỷ đôla từ Bắc Kinh.
Thực tế, Bắc Kinh đã nhận được vô số đề nghị tương tự từ Kyrgyzstan, Sri Lanka và nhiều nước châu Phi muốn tái cấu trúc, hoãn lại hoặc xóa các khoản nợ trị giá hàng chục tỷ đôla đến hạn phải trả trong năm nay.
Trong hai thập niên qua, Trung Quốc là nước cho vay nhiều nhất thế giới, rót cho các quốc gia khác hàng trăm tỷ đôla trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng và vươn lên thành siêu cường kinh tế - chính trị. Bên vay thường thế chấp các cảng biển, các mỏ và nhiều tài sản có giá trị khác.
Giờ đây, khi kinh tế toàn cầu chao đảo vì đại dịch Covid-19, ngày càng có nhiều "con nợ" báo với Bắc Kinh rằng họ không thể trả lại tiền.
Theo NY Times, Trung Quốc đang đứng trước những lựa chọn vô cùng khó khăn. Nếu tái cấu trúc hoặc xóa hẳn những khoản nợ này, hệ thống tài chính của Trung Quốc sẽ căng ra và người dân sẽ bất bình bởi chính họ cũng đang chịu ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế trong nước.
Còn nếu nhất quyết đòi thanh toán nợ đúng hạn thì Trung Quốc sẽ bị tổn hại hình ảnh của mình trên toàn cầu.
Uy tín của Trung Quốc trên thế giới hiện nay vốn đang lung lay. Nhiều nước công khai nghi ngờ vai trò của Bắc Kinh trong đại dịch Covid-19, vì ban đầu vào tháng 1, giới chức Trung Quốc giảm nhẹ tính nghiêm trọng và sự lây nhiễm của dịch bệnh.
Bắc Kinh hiện đang nỗ lực bán và tặng khẩu trang cùng trang thiết bị y tế để giúp cải thiện hình ảnh. Chỉ một bước đi sai lầm cũng có thể cản trở các tham vọng toàn cầu của cường quốc này.
Trong khi đó, các rủi ro về tài chính là rất lớn. Viện Kiel, một tổ chức nghiên cứu Đức, cho rằng tổng số tiền Trung Quốc cho thế giới đang phát triển vay hiện vào khoảng 520 tỷ USD hoặc hơn, phần lớn được giải ngân từng phần trong vài năm trở lại đây.
Như vậy, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn hơn cả Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Dẫn đầu là sáng kiến Vành đai và Con đường - chương trình 1 nghìn tỷ USD do Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo nhằm rót tiền vào các dự án hạ tầng khắp thế giới. Kể từ khi sáng kiến bắt đầu năm 2013, Trung Quốc đã cho các nước vay tới 350 tỷ USD, mà khoảng một nửa trong danh sách được coi là "những con nợ rủi ro cao".
Bắc Kinh bác bỏ ý kiến xóa nợ đồng loạt, nhưng phát tín hiệu sẵn sàng đàm phán. Trong một số trường hợp, nước này đã hành động: Chính phủ Kyrgyzstan thông báo hồi tháng 4 rằng Trung Quốc đã chấp nhận tái cơ cấu 1,7 tỷ USD các khoản thanh toán nợ, nhưng không tiết lộ chi tiết.
Một số quốc gia khác hiện đang hy vọng được giãn nợ.
"Chúng tôi không chỉ nêu đề nghị với Trung Quốc" mà với cả Nhật Bản, Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka S.R. Attygalle thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn. Ông cho biết, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã mở rộng hạn mức tín dụng lên 700 triệu USD để giúp đỡ Sri Lanka, hạ lãi suất và lùi thời hạn thanh toán thêm 2 năm.
NY Times dẫn lời một số nguồn thạo tin cho biết, ngoài những bước đi như trên, giới chức Trung Quốc vẫn chưa quyết định làm thế nào để giải quyết vấn đề.
Sáng kiến Vành đai và Con đường là một chủ đề nhạy cảm trước khi đại dịch bùng phát. Các nhà chức trách Trung Quốc hiện đang lo ngại liệu có quá nhiều ngân hàng và công ty cùng rót tiền vào các nước mà không phối hợp chặt chẽ hay không.
Trong khi đó, hệ thống tài chính của Trung Quốc hiện nay cũng đang căng ra vì nợ tích tụ của các công ty nhà nước và chính quyền các địa phương để duy trì tăng trưởng.
Thanh Hảo
Cũng vì tính cấp bách của thời gian nên ông Tuấn không thể thay đổi quá nhiều danh sách U23 Việt Nam vốn được lên từ trước đó khá lâu.
Vì nhiều khó khăn, thách thức nên việc U23 Việt Nam giành vé tứ kết U23 châu Á trước 1 vòng đấu, rõ ràng rất đáng khen ngợi
2. Hai chiến thắng mà U23 Việt Nam tạo ra trước U23 Kuwait, U23 Malaysia để sớm lấy vé tứ kết, là xứng đáng khi các học trò của HLV Hoàng Anh Tuấnbản lĩnh, tận dụng cơ hội tốt hơn so với đối thủ.
Nhưng, điều đó là chưa thể khiến ông thầy U23 Việt Nam có thể hài lòng hay hết đau đầu về các cầu thủ của mình, bởi thực tế đội nhà còn để lộ quá nhiều vấn đề ở 2 trận đấu đã qua.
Điển hình như trận thắng trước U23 Malaysia chẳng hạn, trừ tỉ số thì phần còn lại U23 Việt Nam không nhỉnh hơn đội bóng cùng khu vực ở con số thống kê về chuyên môn.
U23 Malaysia kiểm soát bóng tới 59%, sút 15 lần (5 trúng đích) trong khi U23 Việt Nam chỉ có 11 lần sút (4 trúng đích và 2 bàn thắng), rồi tới số đường chuyền chính xác cũng nhỉnh hơn rất xa so với các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn chẳng hạn.
Nếu không phải có những bàn thắng rơi vào thời điểm nhạy cảm, chẳng dễ cho cho U23 Việt Nam giành trọn 3 điểm rồi sớm lấy vé tứ kết như đã thấy.
3. Kết thúc trận đấu gặp U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn dành nhiều lời khen cho các học trò, cũng như bày tỏ hài lòng với chiến thắng vừa giành được.
Điều này dễ hiểu, và cũng không bất ngờ bởi với kinh nghiệm của mình ông Tuấn thừa biết khen chê thời điểm nào là hợp lý.
Khen và động viên các học trò nhưng không có nghĩa chiến lược gia người Khánh Hoà hài lòng tuyệt đối với U23 Việt Nam về chuyên môn, cũng như hiểu vẫn còn phải chỉnh sửa rất nhiều điều nếu như muốn tiến xa hơn vòng tứ kết.
Chính vì thế cơn đau đầu của HLV Hoàng Anh Tuấn không dễ dàng mà hết bởi các trận đấu phía trước mới thực sự thử thách dành cho bản thân lẫn đội nhà với những đối thủ rất mạnh, như U23 Uzbekistan chẳng hạn.
Xem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/
Đó tất nhiên không phải nhân vật hư cấu trong vũ trụ DC Comics, mà là con người bằng xương bằng thịt: Nguyễn Thị Oanh.
Cô gái nhỏ bé người gốc Bắc Giang thể hiện năng lực phi thường để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong kỳ SEA Games 32.
Hôm 12/5, Oanh "Ỉn" - theo cách gọi thân thuộc - chinh phục thành công chiếc HCV nội dung 10.000 m nữ, khi cô chiến thắng đồng đội Phạm Thị Hồng Lệ và Odekta Elvina Naibaho (Indonesia).
Chiến thắng này giúp Nguyễn Thị Oanh hoàn tất cú "poker" (4) HCV tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023.
Đây là chiến tích chưa từng có trong lịch sử đối với các vận động viên điền kinh Việt Nam tại đấu trường SEA Games.
Như vậy, Oanh chỉ đứng sau kỷ lục SEA Games của người chị Nguyễn Thị Huyền. Oanh sưu tập thành công 12 chiếc HCV trong sự nghiệp tham dự đại hội (đều là cá nhân), trong khi Huyền vừa có thêm chiếc HCV thứ 13 ở nội dung 400 m tiếp sức (cá nhân và đồng đội).
Chuyến phiêu lưu lịch sử của Oanh trong những ngày nóng tại Campuchia nổi bật nhất là ngày thi đấu 9/5.
Cô gái 27 tuổi giành hai chiếc HCV 1.500 m và 3.000 m vượt chướng ngại vật khi hai nội dung thi đấu cách nhau chưa đầy 30 phút.
"Hai nội được tổ chức trong thời gian ngắn. Tôi xem đó là một thách thức để vượt qua. BHL của đội đã thảo luận và tìm ra phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề", Oanh "Ỉn" chia sẻ với truyền thông khu vực khi còn chưa rời đường chạy.
"Nguyễn Thị Oanh, hiện tượng của điền kinh Việt Nam, gây ấn tượng mạnh tại SEA Games 32 với màn thể hiện chói sáng về năng lực thể thao", trang ANN khen ngợi.
Chiến công của Oanh hôm 9/5 đồng thời tạo nên bầu không khí cuồng nhiệt tại nhà thi đấu Morodok Techo, được ANN ví von là "những tràng pháo tay như sấm của khán giả".
Không phải ai cũng tạo được sự cuồng nhiệt như thế ở môn điền kinh nữ - môn thể thaonữ hoàng trong bất kỳ đại hội nào.
Đó là sự phi thường, khi trên thực tế Oanh chỉ có khoảng 15 phút thực sự được nghỉ ngơi để giảm nhiệt cơ thể giữa đường chạy 1.500 m và 3.000 m vượt chướng ngại vật - nội dung mà cô đang giữ kỷ lục SEA Games (9 phút 52 giây 46).
ABS-CBN, mạng truyền hình hàng đầu của Philippines, mô tả Nguyễn Thị Oanh có "màn thể hiện oai hùng về sự thống trị các đường chạy khu vực".
Trước đó, ngày 8/5, Oanh mở hàng cho chuỗi kỷ lục SEA Games của mình bằng tấm HCV nội dung 5.000 m nữ.
Nguyễn Thị Oanh thực sự là một biểu tượng cho thể thao Việt Nam cũng như Đông Nam Á, khi khu vực đang đề cao nội dung điền kinh vốn rất quan trọng ở Olympic.