
- Một điều đặc biệt trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 là 2 thí sinh có điểm thi môn văn cao nhất tỉnh Nghệ An với 9,75 điểm là Đậu Vĩnh Phương Uyên và Lê Thị Hồng Nhung đều là học sinh lớp 12C1 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. |
Đậu Vĩnh Phương Uyên và Lê Thị Hồng Nhung đều là học sinh lớp 12C1 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và cùng có điểm thi văn cao nhất tỉnh. |
Chia sẻ với VietNamNet, cả 2 cô bạn này đều cho biết cảm thấy bất ngờ và chút may mắn khi trở thành 2 thí sinh có điểm thi cao nhất tỉnh ở kỳ thi THPT quốc gia.
Dù đạt được điểm cao nhưng Phương Uyên cho rằng đây là kết quả của niềm đam mê môn văn chứ không phải là thành tích gì đó cao siêu.
Thế nhưng khi biết điểm thi, cô bạn cũng đã không thể kìm nổi sự sung sướng và hét toáng lên trong nhà.
Phương Uyên cho biết, em tâm đắc nhất trong bài thi môn Văn của mình là việc dẫn ý của câu hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn rằng “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” cho phần mở bài viết về sự “thấu cảm” trong cuộc sống.
 |
Đậu Vĩnh Phương Uyên |
Phương Uyên tâm niệm, Văn là môn học thể hiện được cái tôi của bản thân.
Do đó em không học thuộc lòng và cố nhớ những bài văn mẫu hay của các thầy cô dạy mà chỉ lĩnh hội nắm các ý chính rồi tự phân tích để hiểu sâu hơn và triển khai theo mạch cảm xúc của mình.
“Em không cố gò mình đọc và học thuộc các bài văn mẫu. Em nghĩ Văn học là cảm nhận và không nên rập khuôn theo lối mòn. Thường em sẽ học theo ý rồi triển khai theo suy nghĩ của mình. Với em, viết bằng cách hiểu và cảm nhận, cảm xúc của bản thân bao giờ cũng hay hơn là cố học thuộc và viết theo người khác. Em coi bài giảng bài thầy cô là cái tham khảo để bài làm của mình có chất lượng hơn. Em nghĩ nếu phân tích theo cách nghĩ của mình ngoài việc học hỏi các thầy cô thì lời văn sẽ trôi chảy và thú vị hơn. Em cũng thường tập viết trước khi thi và tìm ra điểm yếu của mình để luyện nhiều hơn. Đặc biệt chú trọng phần đánh giá nâng cao. Ngoài ra em cũng rèn luyện cho mình sự tự tin để trấn an bản thân vì nếu chúng ta bước vào phòng thi với tâm lý lo sợ, quá hồi hộp thì đã thua trước”- Phương Uyên cho biết.
Nhờ vậy, dù là môn chuyên nhưng với Phương Uyên học văn không hề vất vả. Năm lớp 11, Phương Uyên còn xuất sắc giành giải Ba tại kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn.
Phương Uyên chia sẻ càng học em càng cảm thấy văn là một môn học thú vị. “Văn không chỉ cho chúng ta kiến thức, thưởng thức những tác phẩm hay của nhân loại mà còn bồi đắp tâm hồn. Em cảm nhận học văn giúp tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm hơn và bản thân cũng trưởng thành hơn”.
Tự nhận bản thân hơi nhác học nhưng Phương Uyên có nguyên tắc mỗi khi ngồi vào bàn học hay làm bất cứ việc gì em đều rất tập trung.
Hẳn cũng vì thế mà ngoài môn Văn, ở kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Phương Uyên cũng có điểm bài thi Toán là 8,8 và tiếng Anh là 9,6.
Chia sẻ về dự định của mình, Phương Uyên cho biết em quyết định sẽ theo học khoa Sư phạm Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – nơi em được tuyển thẳng nhờ thành tích đạt giải Học sinh giỏi quốc gia, để nuôi ước mơ trở thành một cô giáo trong tương lai.
Còn cô bạn Hồng Nhung khi biết điểm thi môn Ngữ văn của mình đã bật khóc trong sung sướng vì không nghĩ điểm số lại cao như vậy. Hồng Nhung cảm xúc như vậy bởi hành trình với môn Văn của em không được “suôn sẻ” như Phương Uyên.
 |
Lê Thị Hồng Nhung |
Điều Nhung nuối tiếc nhất của 3 năm THPT là trượt đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Văn. “Lúc đầu em cũng buồn nhiều lắm vì em gắn bó với môn học này gần như suốt những năm THPT. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà em có động lực để quyết tâm có một bài thi thật tốt trong kì thi vừa qua. Lúc Uyên báo 2 đứa có điểm thi văn cao nhất toàn tỉnh em còn không tin đó là sự thật. Cảm xúc thật lẫn lộn, bất ngờ, vui mừng và cả chút run run”.
Trong bài thi của mình, Nhung tâm đắc nhất phần cuối bài nghị luận bình luận quan niệm về đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Nhung đã dẫn chính câu nói của tác giả “Tôi tự hào vì được sống trong thời đại hào hùng của dân tộc mình để hiểu đất nước, hiểu đời và hiểu mình hơn” trước khi kết bài.
Tuy nhiên là môn thi đầu tiên có chút căng thẳng nên ở phần nghị luận văn học Nhung mắc một số lỗi nhỏ mà ngày thường sẽ không mắc phải.
“Lúc ra khỏi phòng thi em chưa thực sự hài lòng với bài làm của mình và thậm chí … khóa luôn facebook vì sợ mọi người hỏi thăm. Em không tự tin lắm với bài làm của mình nên kết quả này thực sự là vượt cả mong đợi”, Hồng Nhung nói.
Nhung cho biết thời gian em còn trong đội tuyển bồi dưỡng chọn học sinh giỏi, Uyên cũng thường hay giúp đỡ, động viện em trong học tập. Với sự giúp đỡ của thầy cô, các bạn và nỗ lực bản thân, Nhung cũng có thể tự an ủi mình bằng việc giành được giải Nhì cuộc thi học sinh giỏi tỉnh năm lớp 12.
Chia sẻ về bí quyết học và làm bài thi môn Ngữ văn, Nhung cho biết, trước kỳ thi khoảng 1 tuần, thay vì ngồi đọc thì em ngồi luyện viết. Cách học của em cũng khá đặc biệt khi có thể không làm bài hoàn chỉnh mà tập viết từng phần riêng.
“Lúc thì em tập viết phần mở bài, lúc thì phần kết luận hay đánh giá. Phần thân bài em cũng chia từng ý và tập viết theo từng ý đó. Bởi theo bài thi THPT quốc gia cũng sẽ được chia từng phần, từng ý để chấm điểm. Em thấy lấy điểm theo từng phần thi sẽ “chắc” hơn là cố gắng lấy điểm cả bài thi. Em đặc biệt chú ý đến phần kết luận bởi phần này được thực hiện khi thời gian môn thi sắp kết thúc, dễ bị mất bình tĩnh dẫn tới rối hoặc đuối ý”, Nhung nói.
Trước khi thi 1 tuần, ngoài thư giãn thì khi rảnh Nhung vẫn ngồi tập viết mở bài và kết bài –những phần mà em cho rằng dễ ăn điểm trong một bài viết về một số tác phẩm mà em thích để tạo cảm hứng cũng như để vào phòng thi đỡ bị khớp.
“Nhưng đừng ép bản thân quá vì viết văn cũng cần cảm hứng nữa”.
Theo Nhung, văn là môn học không chỉ cần sự thông minh của toán để xử lý vấn đề hay chăm chỉ học, nghiên cứu sách giáo khoa mà rất cần kinh nghiệm sống.
“Những điều mình viết trong văn đặc biệt là văn nghị luận xã hội là những cái mà nắm bắt, học hỏi và liên hộ trong thực tiễn đời sống”.
Với tổng điểm 3 môn Toán, Văn và Tiếng Anh là 26,35, Hồng Nhung sẽ đăng kí xét tuyển theo khối D vào Trường ĐH Ngoại thương để nuôi ước mơ trở thành một nhà kinh tế giỏi trong tương lai.
 |
Những cô nàng lớp 12C1. |
Cả Phương Uyên và Hồng Nhung đều cho hay có được kết quả ngày hôm nay phần nào nhờ việc may mắn được học lớp chuyên văn nên được rèn kĩ năng trong cả quá trình học. Lớp 12C1 của Nhung và Uyên đặc biệt bởi sĩ số 34 học sinh toàn là nữ.
“Vì là lớp toàn con gái nên chúng em có những giờ học rất đặc biệt như học cắm hoa, học trang điểm,… Toàn con gái cũng không thể tránh khỏi có những lúc còn mâu thuẫn nhỏ nhưng vì học văn nên tất cả đều rất tình cảm và biết nhường nhịn, cảm thông và giúp đỡ nhau trong học tập”, Nhung nói.
Không chỉ trong học tập, hầu hết mọi hoạt động của nhà trường, tập thể lớp 12C1 tích cực tham gia. “Thậm chí các môn bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ, trò chơi dân gian chúng em đều có những giải nhất nhờ tinh thần đoàn kết. Trong kì thi vừa rồi các bạn đều đạt những điểm số rất cao và đó có lẽ là niềm vui lớn nhất với chúng em”, Nhung nói.
Thanh Hùng – Lê Huyền
" alt=""/>Đôi bạn cùng lớp cùng có điểm thi THPT quốc gia cao nhất tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT địa phương này cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh nghỉ học đến hết tháng 3.Riêng học sinh cấp THPT sẽ tiếp tục đi học bình thường.
Ngoài ra, để chống dịch virus corona, trong tuần tới tỉnh sẽ cấp cho mỗi trường phổ thông 1-2 máy đo thân nhiệt.
 |
Học sinh Đồng Nai (Ảnh: Báo Đồng Nai) |
Tỉnh Đồng Nai yêu cầu các trường học thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường tuyên truyền cho học sinh, giáo viên các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang khi đến trường học, hạn chế tập trung nơi đông người; trang bị bồn rửa, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn...
Như vậy tới tời điểm này đã có hơn 20 địa phương thay đổi lịch học gồm: Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Đắk Lắk, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Hải Phòng, Kon Tum, Hòa Bình, Phú Thọ, Trà Vinh, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Gia Lai, Nghệ An, Sơn La, Phú Yên.
Trong đó, nhiều địa phương trước đó học sinh đã đi học trở lại từ ngày 2/3 nay cho nghỉ tiếp như Đà Nẵng (học sinh 12); Hải Phòng, Lào Cai, Phú Yên (học sinh THPT và GDTX đi học trở lại từ ngày 2/3), Nghệ An, Đồng Nai...
Lịch học các địa phương cập nhật như sau:
TT | TỈNH, THÀNH | Bậc THPT, GDTX, sinh viên đi học ngày | Bậc MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS nghỉ hết ngày |
1 | Quảng Ninh | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
2 | Bình Phước | 2/3 | 15/3 |
3 | Long An | 2/3 | 8/3 |
4 | Bình Thuận | 2/3 | 15/3 |
5 | Quảng Ngãi | 2/3 | 8/3 |
6 | Đồng Tháp | 2/3 | 8/3 |
7 | Kiên Giang | 2/3 | 15/3 |
8 | An Giang | 2/3 | 8/3 |
9 | Bạc Liêu | 2/3 | 8/3 |
10 | Hậu Giang | 2/3 | Tiếp tục nghỉ chờ thông báo mới |
11 | Bến Tre | 2/3 (cả lớp 9) | 8/3 (trừ lớp 9) |
12 | Sóc Trăng | 2/3 | 8/3 |
13 | Tiền Giang | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
14 | Nghệ An | 2/3 | THCS: Nghỉ tới lúc có thông báo mới Mầm Non, Tiểu học: 15/3 |
15 | Nam Định | 2/3 | 15/3 |
16 | Thừa Thiên Huế | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
17 | Quảng Trị | 3/3 | 8/3 |
18 | Đà Nẵng | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
19 | Bình Định | 2/3 | 8/3 |
20 | Thanh Hóa | 2/3 | Nghỉ tới lúc có thông báo mới |
21 | Đồng Nai | 2/3 | Hết tháng 3 |
22 | Gia Lai | Lớp 12 đi học 2/3 Lớp 10- 11 nghỉ 15/3 | 15/3 |
23 | Sơn La | Nghỉ hết 17/3 | Nghỉ hết 17/3 |
24 | Đắk Lắk | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
25 | Đắk Nông | 2/3 | 8/3 |
26 | Bắc Giang | 2/3 gồm cả bậc THCS | Mầm Non, Tiểu học: 8/3 |
27 | Hải Dương | 2/3 | 8/3 |
28 | Ninh Thuận | 2/3 | 8/3 |
29 | Cà Mau | 2/3 | 8/3 |
30 | Hòa Bình | Sẽ công bố sau | Công bố sau |
31 | Bắc Ninh | 2/3 | 8/3 |
32 | Phú Thọ | 2/3 Trường THPT Thanh Sơn và THPT Cẩm Khê nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
32 | Lào Cai | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
33 | Lâm Đồng | 2/3 | 8/3 |
34 | Điện Biên | 2/3 | 15/3 |
35 | Hà Tĩnh | 2/3 | tiếp tục nghỉ chờ thông báo mới |
36 | Quảng Bình | 2/3 | 8/3 |
37 | Phú Yên | Nghỉ chờ thông báo mới | Nghỉ chờ thông báo mới |
38 | Khánh Hòa | 2/3 | 15/3 |
39 | Bình Dương | 2/3 | 15/3 |
40 | Vĩnh Long | Lớp 12 đi học lại từ ngày 2/3 Lớp 10- 11 nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
41 | Tây Ninh | 2/3 | 14/3 |
42 | Hà Giang | 2/3 | 8/3 |
43 | Cao Bằng | 2/3 | 7/3 |
44 | Bắc Kạn | 2/3 | 8/3 |
45 | Lạng Sơn | 2/3 | 8/3 |
46 | Tuyên Quang | | |
47 | Thái Nguyên | 2/3 | 8/3 |
48 | Yên Bái | 15/3 | 15/3 |
49 | Lai Châu | 15/3 | 15/3 |
50 | Hà Nam | 2/3 | 15/3 |
51 | Hưng Yên | 2/3 | 8/3 |
52 | Hải Phòng | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
53 | Ninh Bình | | |
54 | Thái Bình | Nghỉ đến hết ngày 8/3 | 15/3 |
55 | Vĩnh Phúc | 2/3 | 8/3 |
56 | Quảng Nam | 2/3 | 8/3 |
57 | Quảng Ngãi | 2/3 | 8/3 |
58 | Kon Tum | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
59 | Trà Vinh | Lớp 12 đi học 2/3 Lớp 10, 11 đi học 9/3 | Mầm non, Tiểu học: Chờ thông báo mới THCS: Nghỉ hết 15/3 |
60 | Cần Thơ | 2/3 | tiếp tục nghỉ học từ 1–2 tuần |
61 | Bà Rịa Vũng Tàu | 2/3 nghỉ hết ngày 8/3 | 8/3 |
62 | Hà Nội | 15/3 | 15/3 |
63 | TP.HCM | 15/3 | Chờ thông báo mới |
" alt=""/>Địa phương đầu tiên cho học sinh nghỉ hết tháng 3 tránh Covid
Chiều 15/9, tin từ Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát (Bình Định), xác nhận: Việc chuyển các em học sinh (HS) khối lớp 3, 4, 5 ở Điểm trường Kiều An tới học tại Điểm trường Kiều Hiệp, xã Cát Tân (huyện Phù Cát) là thực hiện sắp xếp các lớp học không đảm bảo sĩ số theo chủ trương của tỉnh, huyện chứ không phải Phòng và Nhà trường tự ý làm.Trước đó, theo chủ trương sắp xếp các lớp học không đảm bảo sĩ số, từ năm học 2018 - 2019, Ban Giám hiệu (BGH) Trường Tiểu học (TH) số 2 Cát Tân chuyển tất cả các em HS thuộc khối lớp 3, 4, 5 tại Điểm trường Kiều An tới Điểm trường Kiều Hiệp - điểm chính của Trường TH số 2 Cát Tân, tọa lạc tại xóm Kiều Hiệp, thôn Kiều An - học tập. Năm học 2019 - 2020, Nhà trường tiếp tục chuyển 12 em HS từ khối lớp 2 lên khối lớp 3 tại Điểm trường Kiều An tới học ở Điểm trường Kiều Hiệp.
 |
Học sinh khối lớp 1 đang theo học tại điểm Trường Kiều An |
Tuy nhiên, từ ngày 5/9 tới nay, phụ huynh (PH) của 9/12 em HS khối lớp 3 tại Điểm trường Kiều An kiên quyết không cho con tới Điểm trường Kiều Hiệp học tập. Họ phản đối bằng cách cho con tới Điểm trường Kiều An ngồi ở hành lang, sân trường chờ giáo viên (GV).
Khi không có GV tới dạy, PH cho các em HS xếp hàng trước cổng trường, tay cầm bảng có dòng chữ "đừng buộc chúng em phải bỏ học giữa chừng", "chúng em cần được học tập". Sau đó, một số PH chụp hình, quay video clip đăng trên các trang facebook cá nhân và nhiều trang mạng xã hội khác.
Các PH cho rằng, Điểm trường Kiều An có sẵn trường, lớp, tại sao Nhà trường không tổ chức dạy mà phải chuyển tới Điểm trường Kiều Hiệp. Các em HS lớp 3 còn nhỏ, di chuyển đoạn đường xa để tới Điểm trường Kiều Hiệp học tập, PH phải đưa, đón các em, gây bất tiện và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
Về vụ việc này, bà Nguyễn Thị Hoài Bình, Hiệu trưởng Trường TH số 2 Cát Tân, cho biết: Từ năm học 2017 - 2018 trở về trước, Điểm trường Kiều An có 5 lớp học, từ khối lớp 1 đến lớp 5 (mỗi khối 1 lớp). Tuy nhiên, sĩ số HS rất ít, 5 lớp chưa tới 80 em; cơ sở vật chất tại điểm trường thiếu thốn. Trong khi đó, theo quy định của ngành Giáo dục, 1 lớp học cấp TH phải đảm bảo sĩ số 35 HS. Từ năm học 2018 - 2019, Nhà trường đã chuyển toàn bộ HS khối lớp 3, 4, 5 ở Điểm trường Kiều An tới học tại Điểm trường Kiều Hiệp. Năm học 2019 - 2020, Điểm trường Kiều An chỉ tổ chức dạy khối lớp 1 và lớp 2; trong đó, 1 lớp 1 có 20 HS và 1 lớp 2 có 12 HS.
Điểm trường Kiều Hiệp là điểm chính của Trường TH số 2 Cát Tân, các em HS từ khối lớp 3 trở lên học tại đây được đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất; việc dạy và học sẽ tốt hơn tại các điểm trường phụ. Đồng thời, BGH thuận lợi hơn khi phân công GV đứng lớp trong điều kiện Nhà trường đang thiếu GV như hiện nay.
"Điểm trường Kiều Hiệp cũng thuộc địa phận thôn Kiều An, cách Điểm trường Kiều An chừng 2 - 3 km. Việc PH cho rằng các em phải đi quãng đường xa tới Điểm trường Kiều Hiệp là không thuyết phục", bà Nguyễn Thị Hoài Bình, Hiệu trưởng Trường TH số 2 Cát Tân, cho biết thêm.
Liên quan đến sự việc này, ông Nguyễn Tấn Hưng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát, nhấn mạnh: "Các bậc PH ở thôn Kiều An cần hiểu và thực hiện đúng chủ trương của cấp trên; trước mắt, cần cho các em tới Điểm trường Kiều Hiệp học tập để đảm bảo chương trình. Không nên phản ứng tiêu cực bằng cách cho con ở nhà, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến chương trình học tập, cũng như quyền lợi của các em".
Phúc Nhơn

Hơn 900.000 học sinh đang học, tại sao sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục không đạt thẩm định?
- Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định SGK, sách Toán và Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có nhiều nội dung không phù hợp hoặc vượt quá chương trình.
" alt=""/>Bình Định: Học sinh không chịu đến lớp do đường xa?