Mắm cá thì ở đâu tại miền Tây cũng có nhưng ngon nhất là Châu Đốc (Ảnh: Internet)
2. Quả mây gai
Tiếp tục là một đặc sản của An Giang, quả này có xuất xứ ở Thái Lan rồi du nhập về đây, sau đó trở thành món ăn được dân bản xứ ưa thích. Nhìn bề ngoài có thể thấy quả này sù sì gai nhỏ nhưng lại rất dễ bóc vỏ, khi ăn thì thấy rõ vị chua ngọt và mùi thơm. Nếu bạn ở xa thì tốt nhất là nên mua những quả còn sống sẽ để được lâu hơn, vì quả đã chín rồi phải ăn ngay chứ không để được lâu.
![]() |
Vẻ ngoài sần sùi nhưng khi bóc ra lại rất hấp dẫn, khi ăn quả này cò múi giống mùi mít (Ảnh: Internet) |
3. Kẹo dừa
Bến Tre nổi tiếng khắp nơi là xứ dừa nên đến nếu bạn có dịp đến Bến Tre mua kẹo dừa là tốt nhất. Mặc dù ở đâu trong tỉnh Bến Tre cũng có thể tìm thấy loại kẹo đặc sản này nhưng ngon nhất vẫn là kẹo ở Mỏ Cày. Kẹo dừa khi ăn hơi dính răng nhưng lại ngòn ngọt với mùi dừa và thoang thoảng mùi sữa, càng ăn kẹo càng mềm nên trẻ nhỏ cũng dễ ăn được.
![]() |
Kẹo dừa có mùi thơm rất đặc biệt càng ăn càng thích (Ảnh: Internet) |
4. Sầu riêng
Mặc dù không phải ai cũng có thể ưng được mùi vị sầu riêng nhưng chắc chắn ai đã chịu được rồi thì cứ nhắc tới là họ sẽ nghĩ ngay đến vị bùi béo cùng mùi thơm đặc trưng vô cùng quyến rũ của nó. Sầu riêng miền Tây được trồng nhiều nhất ở Tiền Giang nhưng đúng mùa thì bất kỳ ở tỉnh thành nào bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy do người miền Tây cực chuộng món này. Lưu ý là có nhiều phương tiện di chuyển không cho mang sầu riêng lên nên bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua nhé!
![]() |
Sầu riêng khá kén người ăn nhưng ăn được rồi sẽ ghiền (Ảnh: Internet) |
5. Bánh pía
Bánh pía là đặc sản số 1 tại Sóc Trăng. Sự hấp dẫn từ những lớp vỏ chồng vào nhau cầu kỳ đến phần nhân đậu xanh hoặc khoai môn cùng sầu riêng và trứng muối thơm lừng, bùi béo đã khiến cho bất kỳ người miền Tây nào khi đã mê món này cũng sẽ nhớ hoài không thôi. Bánh pía Sóc Trăng thơm ngon đến mức có nhiều hãng sản xuất và đóng gói công nghiệp nhưng chỉ cần mở lớp giấy bao ngoài cùng thì hương thơm đặc trưng của bánh pía cũng khiến nhiều người thèm thuồng.
![]() |
Bánh pía là món truyền thống, khi ăn mềm mại và rất ngon (Ảnh: Internet) |
6. Bánh tráng sữa
Món này cũng được bắt nguồn từ Bến Tre nhưng nhanh chóng trở thành thức ăn vặt từng một thời mà bất kỳ ai đi lại trong các vùng miền Tây cũng muốn mua về cho gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ. Được làm từ những nguyên liệu thơm béo như đường, bột gạo, bột sắn, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng với tỉ lệ nhất định... cùng cách đổ bánh khéo léo nhanh nhẹn mà người dân miền Tây đã tạo ra món bánh tráng mềm mại, thơm lừng một mùi giống sữa nhưng lại không phải là sữa vô cùng đặc biệt mà càng ăn càng thấy ngon.
![]() |
Bánh tráng sữa dai dai mềm mềm ăn xong mùi sữa vẫn còn thoang thoảng (Ảnh: Internet) |
7. Nem
Cùng với bánh tráng sữa hay bánh pía, nem là một món đặc sản nổi tiếng được ưa chuộng khắp nơi kể từ xa xưa. Còn nhớ ngày xưa khi phà là phương tiện di chuyển quan trọng thì bất kỳ ai đi qua các bến phà cũng muốn mua bánh tráng sữa và nem về nhà. Nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất chắc chắn là nem Lai Vung (Đồng Tháp). Khi ăn vào nem vừa chua chua, ngòn ngọt, cay cay vừa còn những thớ bì rất ngon miệng.
![]() |
Nem Lai Vung có màu đỏ hấp dẫn (Ảnh: Internet) |
(Theo Emdep.vn)
" alt=""/>7 đặc sản nổi tiếng miền Tây làm quà cực hayBên cạnh đó, hai giải đấu bóng đá khác cũng nhận được sự quan tâm đáng kể và lọt vào danh sách tìm kiếm nổi bật năm 2022, đó là “U23 Châu Á” và “Ngoại Hạng Anh”.
Góp mặt trong top 10 xu hướng tìm kiếm của năm 2022 còn có “Hẹn Hò Chốn Công Sở” và “Big Mouth”, hai bộ phim Hàn Quốc nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả Việt.
Theo Google, danh sách năm nay phản ánh một sự chuyển biến đáng kể khi không còn sự chiếm lĩnh của những từ khoá liên quan đến dịch bệnh Covid-19 như ở hai năm trước.
Lượng tìm kiếm về từ khóa “Covid” chỉ chiếm số lượng lớn trong những tháng đầu năm và giảm hẳn từ giữa tháng 5. Chỉ còn sót lại một số từ khóa về đại dịch được tìm kiếm nhiều là “Tại sao f0 ko được gội đầu”, và “Test hậu covid ở đâu”, hay “Test PCR ở đâu”.
Liên quan gián tiếp tới đại dịch Covid-19, từ khóa về các nền tảng học trực tuyến cũng tăng cao vào đầu năm rồi giảm dần vào những tháng giữa năm. Thay vào đó, người dùng chuyển hướng quan tâm tới các chủ đề quen thuộc như bóng đá và giải trí.
Danh sách Google Một Năm Tìm Kiếm cũng phản ánh những sự kiện thời sự đáng chú ý, có tác động lớn đến cuộc sống của người Việt Nam. Lượng tìm kiếm các từ khóa cho thấy cách công chúng quan tâm đến các vấn đề xã hội nóng.
Bên cạnh Top 10 Tìm Kiếm Nổi Bật Nhất Năm 2022, danh sách còn bao gồm 14 hạng mục tìm kiếm tiêu biểu theo các chủ đề như Tin tức thời sự, Nhân vật, Giải trí, Du lịch.
Đứng đầu danh sách tìm kiếm nổi bật về chủ đề thời sự là “Giá xăng hôm nay” - vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người Việt. Các câu hỏi liên quan như “tại sao hết xăng?”, “tại sao giá xăng tăng?”, “tại sao cây xăng đóng cửa?” cũng ghi nhận xu hướng tìm kiếm tăng cao trong năm qua.
Nhiều sự kiện, chủ đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế - tài chính như “SCB”, “Vsetgroup”, “giá đô” cũng nằm trong top những từ khoá chủ đề thời sự nổi bật nhất năm. Điều này phần nào phản ánh hành vi tìm kiếm, nắm bắt thông tin một cách chủ động của công chúng khi cân nhắc những quyết định tài chính quan trọng.
Về phía tin tức quốc tế, chủ đề thời sự được người Việt quan tâm nhất là cuộc xung đột tại Ukraine. Chủ đề này đứng đầu hạng mục các câu hỏi “Tại sao?”. Ngoài ra, chủ đề y tế với tình hình diễn biến của các dịch bệnh như “sốt xuất huyết” và “đậu mùa khỉ” cũng được người Việt nhắc đến nhiều trên công cụ tìm kiếm Google.
Ở hạng mục du lịch, sau thời gian dài giãn cách tại nhà, người Việt quan tâm nhiều hơn tới những địa điểm nổi tiếng, có cảnh sắc thiên nhiên, hùng vĩ, tráng lệ như Hạ Long, Ninh Bình, Phú Yên. Bên cạnh đó, những khu du lịch mới nổi như khu du lịch sinh thái Thuỷ Châu, hay khu du lịch Sơn Tiên với công viên nước The Amazing Bay cũng thu hút được sự quan tâm của du khách.
Trọng Đạt
" alt=""/>Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2022Chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi số giáo dục, ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho rằng, thách thức từ đại dịch đã trao cho mọi người cơ hội ứng dụng triệt để CNTT để đổi mới tổ chức dạy học.
Lúc này, giáo viên gửi bài giảng cho học sinh qua các kênh trực tuyến, các hoạt động trên lớp chỉ tập trung vào thảo luận, truyền đạt trọng tâm của bài học. Trong giờ học, để chương trình giảng dạy mới thành công, cần ứng dụng CNTT sao cho giáo viên làm việc ít đi và học sinh làm việc nhiều lên.
Nhìn chung, theo ông Mai Tấn Linh, nhà trường cần thay đổi bằng cách ứng dụng các nền tảng trực tuyến như Microsoft Teams, Zalo… để truyền tải nội dung bài học rồi dành thời gian giao tiếp với học sinh. Tính ứng dụng cao của CNTT sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức và đôi khi giải được bài toán về kinh phí cơ sở vật chất.
Chia sẻ phương pháp hỗ trợ việc dạy và học trực tuyến khi ứng dụng CNTT, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho biết, cơ sở giáo dục này chọn Microsoft Office 365 như một công cụ để chuyển đổi số.
Theo cô Thu Anh, cứ sau một thời gian, các lớp học trên Microsoft Teams lại có sự cải tiến tốt hơn về mặt kỹ thuật. Việc cải tiến công cụ giao tiếp là một điều kiện quan trọng để các hoạt động tương tác trực tuyến trở nên hiệu quả.
Ông Phùng Việt Thắng - Giám đốc Kinh doanh phụ trách khối Doanh nghiệp và Chính phủ, Microsoft Việt Nam cũng chia sẻ, so với ở các doanh nghiệp, việc đầu tư, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục khó khăn hơn bởi không có những thước đo cụ thể. Hiệu quả đầu tư chính là thước đo về con người và phải trải qua rất nhiều năm.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, nói vậy không có nghĩa là chúng ta không có động lực đầu tư công nghệ vào giáo dục.
“Đầu tư công nghệ cho giáo dục chính là để phục vụ xu hướng phát triển tất yếu về giảng dạy và học tập. Đổi mới trong giáo dục không chỉ là việc thay vì đến lớp ta sẽ ngồi học từ xa, mà còn là việc ứng dụng công nghệ như thế nào để thay đổi công tác quản lý, vận hành và giảng dạy học tập”, ông Thắng nói.
Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Giáo dục Việt Nam trên nền tảng CNTT vì thế được kỳ vọng sẽ giúp các nhà giáo dục thay đổi việc học tập cho học sinh và xây dựng một thế giới tươi sáng hơn cho ngành giáo dục Việt Nam.
Trọng Đạt
" alt=""/>Thành quả chuyển đổi số giáo dục phải đo bằng rất nhiều năm