Tam giác thương mại với tâm điểm là Việt Nam
Năm 2020, Mỹ và Trung Quốc chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc đã tăng lên 50%. Loại sản phẩm được giao dịch cũng như sự mất cân bằng thương mại giữa các đối tác rất đáng chú ý. Việc phụ thuộc vào Mỹ như một điểm đến xuất khẩu, chiếm khoảng 27% xuất khẩu của Việt Nam và gần 40% các mặt hàng tiêu dùng cuối cùng vào năm 2020, khiến thặng dư thương mại của Việt Nam so với Mỹ tăng nhanh trong những năm gần đây.
Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu hàng hóa trung gian như các sản phẩm bán xử lý và tư liệu sản xuất từ Trung Quốc và Hàn Quốc, dẫn đến thâm hụt thương mại lớn với các nước này, trong đó xu hướng thiên lệch về Trung Quốc cao. Năm 2020, Trung Quốc chiếm tới 32% hàng hóa công nghiệp bán xử lý, 27% linh kiện và 38% tư liệu sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam. Các tỷ lệ này với Hàn Quốc lần lượt là 16%, 36% và 21%.
Mô hình thương mại trên giống như một tam giác thương mại mới ở Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, với Việt Nam là tâm điểm.
Tam giác của những năm 1980 đặc trưng cho các nền kinh tế đang công nghiệp hóa ở châu Á như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), nhập khẩu hàng hóa trung gian và tư liệu sản xuất từ Nhật và xuất khẩu hàng tiêu dùng cuối cùng sang Mỹ. Điều này dẫn đến thâm hụt thương mại lớn với Nhật và thặng dư thương mại với Mỹ. Các nền kinh tế này đã giải quyết vấn đề bằng cách thay thế nhập khẩu từ Nhật bằng nâng cấp các cấu trúc công nghiệp của họ.
Tam giác thương mại Thái Bình Dương hiện tại, bao gồm cả Việt Nam, rủi ro hơn. Một mặt, Mỹ có thể áp đặt các biện pháp bảo hộ đối với những đối tác giao dịch khiến nước này bị thâm hụt lớn, đặc biệt là các đối tác nhập khẩu lượng lớn đầu vào từ Trung Quốc. Mặt khác, việc quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể gây bất ổn khi những thay đổi chính sách trong nước của Trung Quốc đại lục ảnh hưởng đến thương mại với các nước láng giềng.
Các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt của Trung Quốc theo chính sách "Không Covid" đã hạn chế nghiêm trọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Việc giảm nguồn cung đầu vào đột ngột từ Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp của Việt Nam.
Cách thức ổn định cấu trúc thương mại Việt Nam
Mô hình thương mại hiện tại cũng phản ánh mức độ công nghiệp hóa thấp của Việt Nam, đặc trưng bởi việc sản xuất hàng hóa thâm dụng lao động và tham gia vào những giai đoạn chuẩn bị của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam có thể nâng cấp cấu trúc công nghiệp của mình bằng cách thay thế nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài việc từng bước đa dạng hóa xuất khẩu khỏi Mỹ, chiến lược công nghiệp hóa này sẽ tháo dỡ tam giác thương mại mới ở Thái Bình Dương và ổn định cấu trúc thương mại Việt Nam.
Một chính sách công nghiệp hóa mới nên tập trung vào hai khía cạnh. Trước hết là một chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới. Chính phủ nên giới thiệu các dự án FDI mới theo từng trường hợp, cải thiện cơ sở hạ tầng và cung cấp các ưu đãi để khuyến khích thay thế nhập khẩu cho các thành phần công nghệ cao và các sản phẩm công nghiệp trung gian khác.
Tháng 8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết kêu gọi chính sách FDI mới. Nghị quyết nhấn mạnh việc triển khai các dự án chất lượng cao ngay cả khi chính sách FDI rộng hơn vẫn chưa được thực hiện. Mặc dù Việt Nam thiếu khung FDI mới là một phần do đại dịch Covid-19, nhưng chính sách chủ động hơn và các sáng kiến cụ thể là cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh tế và thương mại của đất nước.
Thứ hai, việc cung cấp lao động lành nghề nên được mở rộng để nâng cấp cấu trúc công nghiệp của Việt Nam. Việc cải thiện các trường cao đẳng kỹ thuật chuyên ngành và mở rộng các khoa về khoa học và công nghệ ở những trường đại học lớn nên là tiêu điểm của việc nâng cấp này.
Một phản ứng tức thì hơn sẽ là kết nối các thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam ở các nước tiên tiến, cụ thể là Nhật, với các công ty nước ngoài và địa phương đang đầu tư vào sản phẩm công nghiệp chất lượng cao hơn ở Việt Nam. Số lao động Việt Nam lành nghề đang làm thực tập sinh tại Nhật lên tới 220.000 người vào cuối năm 2019. Bên cạnh đó, ở Nhật, số lượng công nhân lành nghề Việt Nam đã vượt qua các kỳ thi trong những lĩnh vực kỹ thuật chuyên biệt và đạt trình độ trung cấp tiếng Nhật cũng tăng lên. Vào cuối 2020, những công nhân lành nghề như vậy là 15.663 người.
Đầu tư vào một thế hệ những người lao động có tay nghề cao, trẻ hơn cuối cùng sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực công nghiệp. Tuy nhiên, đây là một trong nhiều điều chỉnh cho các chính sách công nghiệp và thương mại cần thiết để giúp đất nước vượt qua sự bất ổn của tam giác thương mại mới ở Thái Bình Dương.
Tuấn Anh(biên dịch)
" alt=""/>Việt Nam và tam giác thương mại mới ở Thái Bình DươngRời hào quang ở tuổi 52, tháng 9/2020, GS Tùng Thuần về nước với tư cách là nhà khoa học chiến lược trí tuệ nhân tạo. Sau khi về Trung Quốc, GS thành lập Viện Trí tuệ Nhân tạo Tổng hợp Bắc Kinh (BIGAI) và giữ chức viện trưởng.
Ngoài ra, nhà khoa học Tùng Thuần đảm nhận cả vị trí Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo thuộc Đại học Bắc Kinh. Không chỉ phụ trách giảng dạy và nghiên cứu tại đây, ông còn được mời làm GS thỉnh giảng ở Đại học Thanh Hoa.
Tháng 1/2021, GS thành lập Lớp học thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo tại Học viện Nguyên Bồi thuộc Đại học Bắc Kinh. 3 tháng sau, GS Tùng Thuần thành lập Chương trình đào tạo Trí tuệ Nhân tạo tài năng trẻ tại Đại học Thanh Hoa. Đến tháng 1/2022, GS tiếp tục thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về trí tuệ nhân tạo đa phương tiện và giữ chức giám đốc.
Sau 4 năm về nước cống hiến, tháng 1/2024, GS Tùng Thuần cho ra mắt thực thể trí tuệ nhân tạo đầu tiên thế giới. GS cho rằng: "Cái mà tôi gọi là 'đứa con' trí tuệ nhân tạo đầu tiên thế giới, có thể sẽ đưa công nghệ Trung Quốc bước sang kỷ nguyên mới".
Thực thể trí tuệ nhân tạo này tên Little girl (tên tiếng Trung là Đồng Đồng), có khả năng bắt chước nhận thức của con người. Sự ra đời của Đồng Đồng phá vỡ nguyên tắc cơ bản về công nghệ mới. Không giống mô hình ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Đồng Đồng có thể tự giao nhiệm vụ cho mình độc lập, từ khám phá môi trường xung quanh đến dọn dẹp.
Đồng Đồng được thiết kế có cảm xúc và trí tuệ nên sở hữu khả năng tự học. "Đồng Đồng sở hữu trí tuệ và có thể hiểu được điều con người dạy. Nó phân biệt đúng sai, thể hiện thái độ trong nhiều tình huống và có khả năng định hình tương lai", Viện Trí tuệ Nhân tạo Tổng hợp Bắc Kinh (BIGAI), giới thiệu tính năng của Đồng Đồng.
Về tiêu chuẩn và nhiệm vụ kiểm tra trí tuệ nhân tạo tạo sinh, Đồng Đồng thể hiện hành vi và khả năng tương tự đứa trẻ 3-4 tuổi. Thông qua việc khám phá và tương tác với con người, thực thể này có thể liên tục nâng cao kỹ năng, kiến thức và giá trị bản thân.
GS Tùng Thuần - Viện trưởng Viện Trí tuệ Nhân tạo Tổng hợp Bắc Kinh (BIGAI), cho hay: "Để tiến đến trí tuệ nhân tạo tạo sinh, con người cần phải tạo ra thực thể hiểu được thế giới thực và sở hữu các kỹ năng".
Ngoài công bố thực thể trí tuệ nhân tạo đầu tiên thế giới, nhóm nghiên cứu của GS còn cho ra mắt ứng dụng Tong test. Trước đó, tháng 8/2023, nền tảng này đã được công bố trên Tạp chí Kỹ thuậtcủa Học viện Kỹ thuật Trung Quốc (CAE).
Với gần 100 nhiệm vụ chuyên biệt và hơn 50 nhiệm vụ chung, Tong Testcó chế độ thử nghiệm hoàn chỉnh để phát triển trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Nền tảng còn cung cấp khung đánh giá năng lực dựa trên 5 khía cạnh gồm: Tầm nhìn, ngôn ngữ, nhận thức, chuyển động và học tập.
Theo GS Tùng Thuần, để tích hợp liền mạch vào môi trường của con người, trí tuệ tạo sinh phải học và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. "Đây là lý do chúng tôi đề xuất Tong Test - hướng mới để kiểm tra trí tuệ nhân tạo tạo sinh, tập trung vào khả năng và giá trị thực tế.
Nghiên cứu của chúng tôi hướng đến trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong việc học tập và cải thiện khả năng của nó hiệu quả, an toàn. Mục đích để công nghệ này phục vụ con người tốt hơn", GS Tùng Thuần cho hay.
Là nhà khoa học nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo Tạo sinh, Thị giác Máy tính và Robot tự động, GS Tùng Thuần từng nhận được một số giải thưởng danh giá như:
Năm 2001, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ trao cho GS Giải thưởng Nghiên cứu viên trẻ xuất sắc (ONR Young Investigator).
Năm 2003, GS nhận được Giải thưởng Marr của Hội nghị Quốc tế về Thị giác Máy tính (ICCV).
Năm 2008, GS nhận Giải thưởng J. K. Aggarwal được trao tặng cho các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực Thị giác Máy tính.
Năm 2013, GS được Hội nghị Quốc tế về Thị giác Máy tính (ICCV) lần thứ 14, trao Giải Helmholtz sau những đóng góp quan trọng trong lĩnh Thị giác Máy tính.
Trước khi trở về Trung Quốc, GS từng là Chủ tịch Hội nghị về Thị giác Máy tính và Nhận dạng Mẫu (CVPR) và Phó giám đốc Ủy ban Đánh giá Hội viên Cao cấp của Hiệp hội Máy tính IEEE.
" alt=""/>Giáo sư bỏ hào quang ở Mỹ, về nước tạo ra sản phẩm công nghệ mang tính đột pháThực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới, mua bán NƠXH trên địa bàn.
![]() |
Bảng giá "làm hồ sơ" với tiền thu ngoài lên đến cả trăm triệu đồng để mua NƠXH Ecohome 3 do môi giới bất động sản cung cấp. |
Nêu tại văn bản này, Bộ Xây dựng cho biết, theo phản ánh của báo chí, tại một số dự án NƠXH trên địa bàn TP Hà Nội như dự án NOXH Ecohome 3 (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm); dự án NOXH 282 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân)… có hiện tượng các cá nhân môi giới, sàn giao dịch bất động sản thực hiện môi giới mua bán NƠXH và thu tiền chênh lệch trái quy định.
Cụ thể, tại các dự án này chi phí hướng dẫn, hỗ trợ làm hồ sơ và cam kết sẽ được mua NƠXH là hàng chục triệu đồng. Chi phí để khách hàng mua được căn góc, vị trí đẹp chênh so với giá bán gốc hàng trăm triệu đồng. Trường hợp mua lại NƠXH thì phải trả tiền chênh khoảng 4 - 6 triệu/m2, tương đương mỗi căn hộ chênh lệch so với giá gốc khoảng 400 triệu đồng.
![]() |
Dự án Ecohome 3 do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô (Capital House) làm chủ đầu tư mới được Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép xây dựng số 14/GPXD ngày 21/02/2019. |
“Các hành vi nêu trên là trái với các quy định hiện hành về đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục mua bán NƠXH, đã được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở 2014, Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH, Thông tư số 21/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 100/2015/NĐ-CP” - Bộ Xây dựng chỉ rõ.
Do vậy, Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng địa phương tổ chức kiểm tra hoạt động giao dịch, mua bán NƠXH tại các dự án trên địa bàn để chấn chỉnh các hiện tượng, hoạt động nêu trên đồng thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật (nếu có) theo thẩm quyền.
UBND TP Hà Nội phải báo cáo kết quả kiểm tra, biện pháp chấn chỉnh và xử lý vi phạm về Bộ Xây dựng trước ngày 30/4/2019.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới, mua bán nhà ở xã hội tại một số dự án trên địa bàn TP Hà Nội. |
Ghi nhận tại dự án NƠXH Ecohome 3 do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô (Capital House) làm chủ đầu tư, trước đó dù mới được cấp phép xây dựng và chưa đủ điều kiện để nhận hồ sơ mở bán nhưng từ lâu đã được nhiều "cò" đất rầm rộ rao bán, nhận "làm hồ sơ" với khoản phí thu tiền chênh lên tới cả trăm triệu đồng.
Theo “cò” môi giới, giá NƠXH tại đây giao động từ 15,6 - 16,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn mua sẽ phải đặt cọc trước 20-50 triệu đồng "phí" làm hồ sơ. Ngoài giá bán căn hộ được chủ đầu tư thông báo thì khách hàng phải nộp thêm khoản tiền chênh được gọi là "giá bán hồ sơ" từ 50 - 70 triệu đồng đối với căn 2 ngủ. Còn những căn có vị trí đẹp, căn góc 3 ngủ thì khoản chênh này lên tới 80 – 145 triệu đồng tùy căn hộ, tùy tầng.
Còn tại dự án NƠXH 282 Nguyễn Huy Tưởng do Tập đoàn Hoành Sơn làm chủ đầu tư số tiền chênh lệch khách hàng phải trả bị “cò” hét lên tới 400 - 600 triệu đồng/căn hộ tuỳ diện tích và hướng nhà. Được biết, dự án có 612 căn hộ dự kiến bàn giao năm 2019, trong đó có 92 căn thương mại.
Hồng Khanh
Nhiều dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại Hà Nội hiện có giá ngang ngửa với nhà ở thương mại thậm chí có dự án NƠXH giá còn cao hơn dự án thương mại ở cùng khu vực.
" alt=""/>Nhà ở xã hội chênh hàng trăm triệu yêu cầu Hà Nội vào cuộc