Tỷ lệ sinh thấp là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Phim Our Blues.
Theo số liệu từ Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, có 31.099 nhà trẻ ở quốc gia này tính đến tháng 8 vừa qua, giảm 9.139 cơ sở so với năm 2017.
"Hầu hết trung tâm giữ trẻ tư nhân và nhà trẻ nhỏ với quy mô khoảng 20 học sinh đã đóng cửa. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ sinh thấp đã ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống", Chi Sung Ae, cựu giám đốc Hiệp hội Giáo dục mầm non Hàn Quốc, nói.
Theo đó, số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo giảm 27,3%, từ 1,45 triệu năm 2017 xuống còn 1,05 triệu vào tháng 8 năm nay.
Tỉnh Gyeonggi là địa phương có số nhà trẻ đóng cửa nhiều nhất với 2.330 cơ sở phải ngừng hoạt động so với cùng kỳ, trong khi số trẻ mẫu giáo giảm 75.794 bé. Tiếp theo là Seoul với các con số tương tự là 1.477 và 71.528.
"Khu vực thủ đô có nhiều trung tâm giữ trẻ nhất nên cũng ghi nhận số lượng cơ sở đóng cửa nhiều nhất. Tỉnh Gyeonggi đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề vì nhiều cặp vợ chồng định cư ở đây sau khi kết hôn", Kim Young Sook, thuộc Hiệp hội Chăm sóc - Giáo dục Hàn Quốc, cho biết.
Đại dịch Covid-19 cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều nhà trẻ biến mất ở xứ củ sâm. Nhiều bậc cha mẹ không đưa con cái đến trung tâm chăm sóc vì sợ bị lây nhiễm virus. Năm 2020, khi đại dịch đang đạt đỉnh, khoảng 3.237 cơ sở giữ trẻ đã phải đóng cửa.
![]() |
Số nhà trẻ ở Hàn Quốc ngày càng giảm. Ảnh: Chosun Ilbo. |
Chính phủ Hàn Quốc đang tăng cường các cơ sở giữ trẻ công song các nhà trẻ tư nhân mới là nhóm đóng cửa với tốc độ nhanh hơn. Số lượng cơ sở giữ trẻ công lập đã tăng từ 3.157 vào năm 2017 lên 5.437 vào năm 2021, nhưng các cơ sở tư nhân giảm gần 4 lần.
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế kéo dài và giá nhà đất tăng chóng mặt, ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc trì hoãn hoặc từ bỏ việc kết hôn, sinh con.
Tổng tỷ suất sinh ở Hàn Quốc - số con trung bình một phụ nữ sinh trong đời - xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2021, cũng là năm thứ 4 liên tiếp xuống dưới 1% và cho thấy tình trạng nhân khẩu học ảm đạm của quốc gia này.
Tỷ lệ sinh giảm được cho là sẽ đẩy nhanh sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động, hiện tượng được gọi là "vách đá nhân khẩu". Dân số trong độ tuổi lao động giảm dẫn đến nguồn cung lao động giảm, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Theo Zing
Lý giải về hiện tượng trên, bác sĩ Phương cho biết nhóm 27-45 tuổi rất quan tâm tới phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV nói chung. Trước đây, do giới hạn tuổi chủng ngừa, nhóm tiêm vaccine HPV chủ yếu là trẻ em, thanh niên 9-26 tuổi. Với chỉ định mới từ Bộ Y tế, có thêm nhóm trung niên đến tiêm vaccine khiến số lượng tiêm chủng tăng đột ngột trong thời gian ngắn.
Xe không thể chạy trên bờ ruộng. Chúng tôi cùng bà xuống xe, rảo bước về nhà. Bà đi thật nhanh và bỏ chúng tôi khá xa. Còn cách nhà chừng hơn 100m, 2 đứa trẻ từ trong chạy nhanh ra ôm lấy bà rồi ba bà cháu nắm tay nhau vào nhà.
Chúng tôi mò mẫm từng bước đi, khá lâu mới đến. Trước mắt chúng tôi, ngôi nhà cấp 4 khoảng 20m2 xuống cấp nặng. Bên cạnh, một ngôi nhà khác cũng rộng chừng ấy mới hơn với tấm biển nhà tình thương do một đơn vị may mặc tài trợ.
Chúng tôi vào nhà cũ. Một phụ nữ với gương mặt thất thần bước ra. Chị cao dong dỏng. Giọng nói thánh thót nhưng rất cục mịch. Quần áo chị mặc cũ kỹ bó gọn tấm thân gầy guộc. Chị nhìn chúng tôi, không nói.
'Nó là con tôi đó', bà bán vé số nói với chúng tôi. Rồi 2 đứa trẻ tung tăng chạy ra. Chúng cười. Nụ cười rất hồn nhiên của tuổi thơ. Cả 4 người ngồi bệt xuống đất...
![]() |
Bà Đẹp cùng con và cháu ngoại |
Bà là Hoa Thị Đẹp, 52 tuổi. Bà bị chứng khờ nhưng cũng còn đủ trí nhớ. Bà kể lại, do bị bệnh như thế nên không ai muốn lấy bà. Mãi cho đến năm 25 tuổi nhiều người mai mối bà mới lấy chồng.
Bà hạ sinh được 2 người con gái. Đứa con đầu tên Hoa Thị Thúy An nay đã 26 tuổi mang bệnh như bà. Đứa con gái thứ 2 bình thường như bao người khác nhưng chẳng may đến 12 tuổi ngã bệnh rồi chết.
Chồng bà sau đó mất đi để lại cho bà bé Thúy An khờ khạo, tay chân lóng ngóng. Một mình bà hàng ngày bán vé số nuôi con. Cuộc sống của 2 mẹ con tuy có thiếu thốn khổ cực nhưng cũng không đến nỗi nào nếu không có chuyện chẳng lành xảy ra.
Tai họa giáng xuống gia đình bà Đẹp khi Thúy An vừa 14 tuổi. Bà kể lại: 'Lúc ấy tôi thấy nó có nhiều triệu chứng khác thường nhưng do quá nghèo tôi cũng không quan tâm sát sao. Rồi, bụng nó càng ngày càng lớn. Tôi hỏi, nó nói một người đàn ông trong làng dụ dỗ nó làm vợ với những lời ngon ngọt. Đến khi biết nó có thai thì không đoái hoài gì tới nó'.
'Mong được nuôi mẹ nuôi ngoại'
Câu chuyện kể đến đây thì từ trong nhà một đứa bé sà vào lòng bà với những cử chỉ thương yêu. Một đứa bé khác nhỏ hơn, cũng chạy ra ôm lấy Thúy An. Chừng vài phút sau, cả hai đứa trẻ cùng xúm xít quanh Thúy An chơi trò nấu cơm. Một chiếc nồi đất nhỏ như quả cam được đặt trên 2 viên gạch. Một bé lấy đất bỏ vào nồi giả làm gạo. Bé lớn lấy nước đổ vào rồi đậy nắp. Lửa không có nhưng Thúy An vẫn cầm chiếc que đưa vào lò để chỉnh lửa. Cuộc chơi vẫn tiếp tục...
![]() |
Ba mẹ con Thúy An. |
Bà Đẹp chỉ đứa lớn nói: 'Nó là Hoa Thị Thanh Trúc Linh, năm nay 12 tuổi. Đây là hậu quả của mối tình đầu của mẹ nó. Cha nó làm nghề bỏ mối nước đá, thường xuyên lêu lổng. Do uống rượu quá nhiều nên bị bệnh và đã chết. Nó không nhận con nhưng ngày đưa tang nó tôi có đến.
Khi Trúc Linh 7 tuổi, Thúy An lại một lần nữa mang thai. Lần này cũng người địa phương hứa hẹn đủ điều với Thúy An. Nó có biết gì đâu, ai nói sao nó tin vậy'. Bà Đẹp nói với chúng tôi: 'Thế là con bé Hoa Thị Thanh Tú Tiên ra đời. Thấm thoát Tú Tiên đã 5 tuổi. Cha nó không một lần bén mảng đến thăm con'.
![]() |
Trúc Linh và Tú Tiên |
Ba mẹ con 'nấu cơm' đã chín. Hai đứa bé đứng lên. Trúc Linh vào trong góc nhà lấy ra chiếc giỏ. 'Ông ơi' - nó nói với chúng tôi. 'Sáng nay con với mẹ con đi bắt cua nè', nó cầm trên tay con cua rồi nói tiếp: 'Cua đồng ở trong hang nên con và mẹ phải thò tay vào bắt'.
Con không sợ nó kẹp tay con sao? - 'Dạ không. Nó kẹp đau một chút nhưng con cũng phải ráng để cho cả nhà có bữa ăn ngon'.
Trúc Linh và em không như mẹ và ngoại. Hai cháu bình thường. Trúc Linh đang học lớp 4 trường Tiểu học Sò Đo, nơi cách nhà gần 5km.
Hỏi thăm về việc học, Trúc Linh cho biết: 'Năm nay con được học sinh giỏi nhưng bằng khen cô giáo giữ vì nhà con dột sợ sẽ làm hư. Con rất thích học và em con cũng vậy. Hàng ngày con đến trường bằng chiếc xe đạp do mẹ của bạn con cho. Chút nữa ông về con sẽ đạp xe đưa ông đi một quãng đường'.
![]() |
Ba mẹ con chơi trò nấu cơm. |
Mẹ và ngoại không bình thường và tỉnh táo. Hai cha, một đã chết và một người không nhận con. Nhìn 2 đứa bé, nhìn ngôi nhà dột nát, nhìn cảnh nghèo nàn cơ cực chúng tôi chưa thể hình dung được tương lai của hai bé sẽ ra sao.
2 bé thỏ thẻ với chúng tôi: 'Con thương ngoại, thương mẹ lắm. Con rất muốn được học như bao người khác để sau này đi làm nuôi mẹ nuôi ngoại ...'. Chúng tôi cũng chỉ biết mong như thế.
Chúng tôi ra về. Trúc Linh đẩy xe ra. 'Con đưa ông về một đoạn nhé', cô bé nói.
Nhìn con bé mạnh mẽ đạp xe trên cánh đồng, chúng tôi tin một ngày mai tươi sáng sẽ đến với cháu.
![]() |
Bé Trúc Linh đạp xe tiễn khách một đoạn đường |
Hình ảnh 2 đứa bé hồn nhiên trong cuộc sống đầy vất vả gian truân đã ám ảnh chúng tôi suốt đường về.
Chị cầm nải chuối lên rồi bỏ xuống. Rồi một nải khác được chọn. Chị nói thật lớn, "con lấy nải này bà nhé". Nét mặt bà thật vui. Bà nở nụ cười một tay trao cho khách chiếc bao nhựa, một tay đón lấy tiền khách trả...
" alt=""/>Ngôi nhà giữa cánh đồng, 2 người đàn bà khờ và 2 đứa con không cha