Tôi thường hỏi mẹ thích ăn gì trước khi chuẩn bị đồ ăn, nhưng câu trả lời vẫn là “ăn gì cũng được”. Vậy nhưng đến bữa, mẹ chỉ gẩy đũa. Con trai của mẹ thấy vậy thì lo lắng cho sức khỏe của mẹ. Anh còn tỏ thái độ, trách móc tôi không chăm sóc mẹ chu đáo.
Quần áo tôi mua về tặng mẹ nhưng mẹ chưa từng mặc. Tôi dặn chồng nói mẹ thích thì cứ mặc, không phải ngại. Lúc ấy mẹ mới mang ra mặc. Tôi biết mẹ thích đó, nhưng cái cảm giác được con dâu mua đồ cho khiến bà ngại ngùng.
Một lần, hàng xóm sang chơi, hết lời khen chiếc áo mẹ mặc đẹp. Chồng tôi bảo đó là do con dâu mua tặng. Thế là từ hôm đó, mẹ không mặc nữa bởi người hàng xóm dành cho tôi vô vàn lời khen về gu thẩm mĩ và sự khéo léo. Có vẻ mẹ chồng không hài lòng khi con dâu bà được ca tụng.
Gần đây nhất, tôi tình cờ nghe được cuộc điện thoại mẹ than vãn với con gái của mình.
Mẹ nói rằng ở nhà tôi khổ, ăn uống không có gì, toàn món mẹ không thích. Rằng mẹ thích ăn gà tần, hải sản… và thích được tự ra hàng mua sắm, chọn theo sở thích. Mẹ chê tôi tiết kiệm, mâm cơm toàn món đạm bạc.
Nhưng mẹ đâu biết, con dâu mẹ bị bệnh, con trai mẹ cũng không thể ăn đồ nhiều chất. Vì vậy tôi mới làm mâm cơm đơn giản và luôn hỏi mẹ thích ăn gì để làm riêng cho bà.
Mẹ so sánh mình với giúp việc. Rằng mẹ ở nhà này làm mọi việc nhưng không có lương, trong khi những người đi làm giúp việc vừa được bao ăn ở lại nhận lương 7-8 triệu/tháng. Còn con dâu mẹ chỉ mua cho mấy món đồ rẻ tiền nên “mẹ không thèm mặc”.
Tôi sững người không dám tin người mẹ chồng nhìn có vẻ hiền lành của mình lại có thể thốt ra những lời đó. Tuy nhiên, tôi không làm lớn chuyện. Tối đó, tôi chỉ nói với chồng những việc mình nghe được qua camera.
Nhưng sau ngày hôm đó, tôi quyết định thực hiện tất cả những “yêu cầu” của mẹ chồng. Buổi tối, tôi mua nhiều hải sản về, làm lẩu mời mẹ ăn. Mẹ vẫn nói “mẹ không ăn đâu, các con ăn đi, hải sản mẹ có thích đâu”. Nghe giọng của mẹ, tôi rất không hài lòng. Tôi không biết làm gì để cho mẹ cảm thấy thoải mái.
Hôm sau, tôi bàn với chồng đưa mẹ đi trung tâm thương mại chọn đồ, đưa mẹ đi ăn ngoài hàng. Nhưng chỉ khi nào con trai chọn đồ, mẹ mới ưng, còn tôi thì không. Cũng từ hôm đó, tôi biếu mẹ mỗi tháng 3 triệu để mẹ cảm thấy thoải mái trong lòng. Mẹ từ chối không nhận và bảo “mẹ lên đây, các con đã vất vả rồi nên không cần biếu tiền mẹ đâu”.
Vài hôm sau, tôi lại mua gà tần về mời mẹ. Lần này, mẹ có vẻ hơi bất ngờ. Vì tất cả những việc tôi làm đều giống những gì mẹ phàn nàn với con gái qua điện thoại.
Trong bữa cơm, tôi mời mẹ ăn và nói thẳng: “Từ nay mẹ thích ăn gì, thích đi đâu, muốn hay không muốn, mẹ cứ nói thẳng với chúng con. Mẹ là mẹ của anh T. cũng là mẹ của con. Con không phân biệt mẹ chồng mẹ đẻ nên mẹ cũng không phải ngại đâu ạ.
Mẹ đẻ, con gái còn có lúc không hài lòng về nhau huống hồ mẹ chồng, nàng dâu và mấy thế hệ sống trong một nhà. Nhưng có gì, con xin mẹ thẳng thắn vì chúng ta là một gia đình”.
Nghe câu nói của tôi, mẹ rơm rớm nước mắt rồi bỗng nghẹn ngào: “Ừ mẹ hiểu rồi, mẹ xin lỗi các con. Mấy hôm nay mẹ đã hiểu ra nhiều chuyện rồi. Đúng là mẹ có hơi quá nhưng tính người già, các con thông cảm cho mẹ”.
Có vẻ như trong lời nói đó, mẹ đã hiểu rằng tôi biết mọi việc. Tôi không có ý làm lớn chuyện vì dù sao đó cũng là mẹ của chồng tôi, là bà nội của con tôi. Tôi cũng biết nhiều người già thích thể hiện, khen ngợi con trai và phủ nhận công sức của con dâu. Nhưng những việc mẹ nói về tôi là sai sự thật và tôi không muốn mẹ mang chuyện đó nói ra bên ngoài.
Tôi chỉ mong, đã sống chung thì tất cả đều phải thành thật. Sống với nhau nhưng cứ khách sáo, không chia sẻ cảm xúc thật rồi lại ra ngoài nói xấu người trong nhà thì chỉ để người khác có cơ hội đánh giá mình mà thôi.
Độc giả giấu tên
Đáng chú ý, danh sách thành viên diễn đàn không hề xuất hiện Apple, cái tên nhiều nhà phân tích kỳ vọng sẽ thống trị cuộc đua vũ trụ ảo metaverse một khi hãng ra mắt thiết bị đeo thực tế hỗn hợp trong năm nay hoặc năm sau.
Bên cạnh “Nhà Táo”, các công ty phát triển game Roblox, Niantic cùng những nền tảng metaverse dựa trên tiền mã hoá như The Sandbox và Decentraland cũng không có tên trong MSF.
Đến nay, Apple vẫn chưa công khai kế hoạch giới thiệu thiết bị đeo mà hãng đang phát triển. Tuy nhiên, theo Bloomberg, hội đồng quản trị công ty này đã được xem trước sản phẩm.
Việc ra mắt thiết bị đeo như vậy sẽ chính thức đặt Apple vào thế đối đầu trực tiếp với Meta, công ty đang “tất tay” đặt cược cho sự phát triển của metaverse và đầu tư mạnh vào phần cứng để thực tế hoá tầm nhìn về một thế giới ảo – thực xuyên suốt.
Trước đó, Meta cũng tiết lộ kế hoạch ra mắt một thiết bị đeo hỗn hợp trong năm nay, có tên mã “Cambria”.
Trong quá khứ, Apple từng tích cực tham gia vào việc tạo ra các tiêu chuẩn web như HTML 5. Đối với các nội dung 3D trong metaverse, “Nhà Táo” đã bắt tay với Pixar và Adobe trong hỗ trợ định dạng tệp “USDZ”.
Neil Trevett, CEO của Nvidia, người chủ trì Diễn đàn tiêu chuẩn Metaverse, cho biết Diễn đàn hoan nghênh bất kỳ công ty nào tham gia, gồm cả những công ty trong lĩnh vực tiền điện tử.
Ông cũng noi rằng Diễn đàn này được thành lập với mục đích tạo điều kiện giao tiếp giữa nhiều công ty và tổ chức khác nhau, tạo ra một tiêu chuẩn chung đem đến “khả năng tương tác thế giới thực” cho metaverse. Tuy nhiên, người điều hành MSF không nêu chi tiết về sự vắng mặt của Apple, một trong những gã khổng lồ trong mọi lĩnh vực mà công ty này tham gia, sẽ ảnh hưởng thế nào với mục tiêu trên.
Vinh Ngô
" alt=""/>Big Tech thành lập diễn đàn tiêu chuẩn chung cho metaverse, không có AppleBằng tình yêu dành cho chồng, tôi tin mình sẽ đối xử với con của anh thật tốt. Tôi thương anh là người hết lòng vì gia đình nhưng bị phản bội. Tôi càng thương khi nghe anh nói vợ cũ không quan tâm gì đến con, một mình anh vất vả lo cho con từ khi còn tấm bé.
Suốt 3 năm, tôi chọn không sinh con theo ý anh để toàn tâm toàn ý chăm sóc đứa trẻ từ khi bé mới hơn 1 tuổi. Chồng có vẻ rất hài lòng về tôi, mẹ chồng cũng vậy. Ai trong nhà cũng dùng những lời lẽ ngon ngọt để “tâng bốc” tôi, biến tôi thành người vợ, người “mẹ kế” vĩ đại trong gia đình.
Trong mắt tôi, vợ cũ của anh là người đàn bà vô trách nhiệm, bỏ bê con khi còn nhỏ. Tôi luôn tự hỏi, tại sao một người mẹ có thể nhẫn tâm như vậy. Vì thương anh, thương con anh, tôi dốc hết tâm sức kể cả tiền bạc đầu tư cho đứa trẻ. Hơn nữa, tiền tiết kiệm của tôi cũng mang ra để vun vén cho gia đình chồng, sửa sang nhà cửa giúp anh trọn vẹn nghĩa tình với bố mẹ.
Nhưng một ngày, tôi phát hiện, mọi chuyện không như mình nghĩ. Tất cả chỉ là “màn kịch” anh bày ra để khiến tôi tin tưởng, dành tâm sức cho gia đình anh.
Hôm đó, tôi tình cờ gặp vợ cũ của anh trong siêu thị lúc đang dẫn con riêng của chồng đi chơi. Vừa nhìn thấy đứa trẻ, chị ta vội lao đến ôm rồi khóc, nước mắt cứ thế tuôn ra. Tôi còn chưa kịp nhận ra thì chị đã vội chào hỏi và nói xin lỗi. Chị tự giới thiệu về mình. Thông qua Facebook, tôi biết chính xác đó là vợ cũ của chồng.
Hai người nói chuyện một hồi. Thấy chị ta quyến luyến con trai nên tôi mời ra quán cà phê nói chuyện. Suốt buổi chiều hôm ấy, chị khiến tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chị kể rằng khi chị mang bầu, chồng bỏ bê gia đình, gái gú ngoại tình. Chị ý kiến thì bị anh chửi bới, xúc phạm còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Lúc chị sinh con, anh không ngó ngàng mà vẫn chè chén với bạn bè. Mẹ chồng không bênh chị mà liên tục đứng về phía con trai, mắng mỏ chị. Vì vừa mới nghỉ việc khi bầu bí lại không có tiền nên chị ngậm đắng nuốt cay, không dám ho he một lời.
Những áp lực tâm lý khiến chị suýt trầm cảm sau sinh. Không chịu được chồng và mẹ chồng, chị quyết định ly hôn khi con mới hơn 1 tuổi. Bản thân chị muốn nuôi con nhưng vì kinh tế không có nên đành nhờ nhà chồng chăm sóc. Chị định bụng khi công việc ổn sẽ quay về đón con. Nhưng kể từ đó, anh ta không cho chị về thăm con, gọi điện cũng không nghe. Khi hay tin anh cưới vợ mới, chị rất buồn vì cho rằng cơ hội gặp con sẽ càng khó khăn hơn.
Nhiều lần chị gọi điện xin được gặp con nhưng anh không chấp nhận. Mỗi ngày chị đều sống trong nỗi ân hận và nhớ nhung con da diết. Chị định sẽ nhờ tới luật sư để đòi lại quyền nuôi con.
Dù chưa từng gặp chị nhưng linh cảm của người phụ nữ cho tôi biết, chị đang nói thật. Nước mắt của chị, lời nói của chị chính là tình yêu thương thực sự dành cho đứa con bé dại. Nếu chị bỏ chồng theo người giàu có thì nhìn chị đã khác. Người đàn bà ngồi đối diện tôi khắc khổ, tiều tụy.
Tôi không dám tin người đàn ông mình yêu thương, cãi cả lời bố mẹ để cưới lại là người “ăn không nói có” như vậy.
Sau hôm đó, tôi âm thầm tìm hiểu thì biết được sự thật đúng như lời vợ cũ của chồng nói. Chuyện anh ta ngoại tình, đánh vợ là thật. Tôi đã quá nhẹ dạ cả tin khi cho rằng anh là nạn nhân của cuộc hôn nhân cũ.
Tự nhiên trong lòng tôi nổi sóng. Nghĩ đến những lời giả tạo anh nói, tôi bắt đầu rùng mình. Vậy là từ trước đến nay, anh ta có thực sự yêu tôi hay chỉ lợi dụng để tôi về chăm sóc con của anh? Có người còn nói, anh vì gia đình tôi giàu có, vì tôi có công việc tốt nên làm mọi cách để cưới. Vậy thì tôi thực sự trở thành “nạn nhân” của cuộc hôn nhân này rồi. Tôi phải làm sao đây?
Độc giả giấu tên