Theo thống kê, toàn tỉnh có tới 219 di tích, trong đó, có 49 di tích lịch sử văn hóa được công nhận, gồm 1 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh. Cùng với đó là các lễ hội truyền thống như lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Kỳ Yên - đình Thắng Tam, lễ vía Ông Trần - nhà lớn Long Sơn, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, lễ hội Nghinh Cô - Dinh Cô Long Hải, lễ giỗ Bà Phi Yến, lễ giỗ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, lễ giỗ Đức thánh Trần Hưng Đạo…
Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn quan tâm đến việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong số khá nhiều kế hoạch, đề án, chỉ đạo về văn hóa có nội dung liên quan đến phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành, có thể kể tới: Kế hoạch số 102 ngày 10/6/2022 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030; Kế hoạch số 187 ngày 14/9/2023 về triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Kế hoạch số 233 ngày 6/11/2023 về triển khai thực hiện Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030…
Tuy nhiên, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thẳng thắn nhìn nhận, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Cơ chế, chính sách chưa theo kịp thực tiễn, quá trình tổ chức thực hiện ở một số ngành, lĩnh vực chưa đạt hiệu quả; Hoạt động phối hợp còn thiếu đồng bộ; Nguồn lực đầu tư chưa tương xứng, dàn trải, việc huy động nguồn lực xã hội chưa đạt yêu cầu; Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; Chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng; Chưa xác định được sản phẩm, dịch vụ trọng tâm, chủ lực; Hệ thống theo dõi, thống kê chưa chuẩn hóa, khó đánh giá; Hành vi sao chép bất hợp pháp sản phẩm sáng tạo, vi phạm pháp luật về bản quyền chưa được ngăn chặn kịp thời, triệt để...
Nhiều sở ngành cùng “vào cuộc”
Để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh vừa có công văn giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và cơ quan liên quan.
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông cần chủ động rà soát, bổ sung, đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm phần mềm và trò chơi điện tử trên không gian mạng (thuộc lĩnh vực trò chơi giải trí) mang đậm bản sắc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số của Việt Nam trong việc tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa. Đẩy mạnh chuyển đổi số, hình thành hệ thống dữ liệu trực tuyến cho các ngành công nghiệp văn hóa.
Mặt khác, Sở Thông tin và Truyền thông định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền và xuất bản sách giới thiệu về các ngành công nghiệp văn hóa (xuất bản phẩm in và xuất bản phẩm điện tử).
Sở Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, thời trang, thiết kế; Phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa có tiềm năng xuất khẩu.
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; Tổ chức công bố sáng tạo quốc gia đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa; Tổ chức hoạt động tôn vinh, trao giải thưởng cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Khi thực hiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa, như: du lịch văn hóa, quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật, bảo tàng.
Ngoài ra, Sở Văn hóa và Thể thao cần chủ trì, phối hợp thường xuyên với các sở, ngành, cơ quan liên quan trong công tác quản lý, tổ chức về quyền tác giả, quyền liên quan, tác giả, chủ sở hữu, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng... trên cơ sở minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên; Xây dựng hệ thống phần mềm tìm kiếm, đối chiếu, so sánh giúp phát hiện, chống vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng và môi trường kỹ thuật số.
UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, phát triển công nghiệp văn hóa tại địa phương. Chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách, nguồn lực để ưu tiên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa là thế mạnh, có sức cạnh tranh; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào công nghiệp văn hóa.
Đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương trong khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Phát triển thị trường theo hướng từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế.
Bình Minh
" alt=""/>Nỗ lực tạo ra sản phẩm công nghiệp văn hóa, thúc đẩy sử dụng các nền tảng sốTheo Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, những ngày qua áp cao lạnh lục địa có cường độ mạnh (đây là hệ thống gây ra thời tiết rét ở các tỉnh phía Bắc), sau đó áp cao lạnh lục địa di chuyển ra phía Đông suy yếu dần.
Sáng 3/12, TP.HCM chìm trong sương mù dày đặc.
Rãnh áp thấp xích đạo có trục 5-7 độ vĩ bắc có xu hướng di chuyển lên phía Bắc, kết hợp với hội tụ gió trên cao ngay trên khu vực Nam Bộ. Gió Đông Bắc hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục qua Trung Bộ và Nam Bộ.
“Những hệ thống thời tiết nêu trên tác động làm cho TP.HCM và một số tỉnh Nam Bộ nhiệt độ không khí giảm vào ban đêm và sáng sớm. Do đó, sáng sớm sẽ xuất hiện lớp mù bao phủ diễn ra tương đối dày, kéo dài từ sáng sớm tới chiều”, ông Quyết nói.
Cũng theo ông Quyết, nguyên nhân chính của hiện tượng sương mù ở TP.HCM là do không khí lạnh ở phía Bắc khuếch tán sâu xuống phía Nam làm nhiệt độ không khí giảm. Đồng thời trên vùng biển phía Nam hình thành rãnh áp thấp, trên rãnh có những vùng hội tụ ẩm, tạo nên độ ẩm trong không khí khá cao, đầu giờ sáng hầu hết các tỉnh thành có độ ẩm từ trên 80%.
“Lớp mù hôm nay sẽ tiếp tục kéo dài sang buổi chiều. Đây là hiện tượng khí tượng bình thường, chỉ cần có điều kiện thuận lợi như độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí thấp, gió nhẹ là dễ hình thành mù hoặc sương mù. Hiện tượng này không xếp vào loại hình thời tiết nguy hiểm, tuy nhiên mù dày đặc, sẽ làm giảm tầm nhìn ngang, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông.
Sương mù sẽ còn diễn ra thêm vài ngày tới, sau đó các buổi sáng trời trở nên bình thường. Từ nay tới cuối năm, trong tháng 1 - 2 vẫn còn xuất hiện một số ngày có hiện tượng mù tương tự, mỗi khi không khí lạnh mạnh”, ông Quyết nói.
Lý giải về hiện tượng sương mù lâu tan, kéo dài từ sáng đến chiều, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết do TP.HCM có nhiều công trình cao tầng, làm giảm khả năng lưu thông gió.
Do đó hàng ngày mù tan chậm hơn, cũng có thể trong thành phố do các hoạt động giao thông và các hoạt động khác gây nhiều bụi hơn các nơi khác.
Lương Ý" alt=""/>Lý giải hiện tượng sương mù dày đặc bao phủ TP.HCM nhiều ngày![]() |
Spokeswoman for the Vietnamese foreign ministry Phạm Thu Hằng addresses reporters at the regular press briefing in Hà Nội on December 5. — VNA/VNS Photo An Đăng |
HÀ NỘI — Việt Nam, as a Comprehensive Strategic partner to the Republic of Korea, is closely following the developments in the northeast Asian country with keen interest, the Ministry of Foreign Affairs said on Thursday.
Asked about the political developments in the RoK, spokeswoman for the Vietnamese foreign ministry Phạm Thu Hằng at the regular press conference in Hà Nội remarked that Việt Nam is monitoring the situation, and believes that the RoK will soon stabilise the situation and continue to develop strongly in the coming time.
RoK President Yoon Suk Yeol in an unscheduled televised address late Tuesday made a surprise decision to impose a state of martial law, the first in more than four decades in the country, but he soon relented and lifted the order early Wednesday morning following strong opposition from the parliament and protesters.
President Yoon is now facing impeachment from the opposition parties and calls to step down.
Regarding the situation of Vietnamese people in Korea, the spokesperson said that according to information from the Vietnamese Embassy, the developments in RoK have not yet affected the situation of Vietnamese people.
The Ministry of Foreign Affairs has directed the Vietnamese Embassy to urgently monitor related developments and contact associations to grasp the situation of Vietnamese people in Korea, she noted.
"The Vietnamese Embassy in Korea recommends that citizens comply with local regulations and stay in touch with Vietnamese representative agencies in Korea," Hằng told reporters.
To date, the Vietnamese community in Korea is still living, studying and working normally.
Hằng stressed that in the spirit of serving the people, considering the protection of people as one of the top priorities, the foreign ministry continuously monitors and is ready to provide protection if necessary.
There are over 200,000 Vietnamese people in the RoK, including students, workers, and brides.
The RoK is currently the third biggest trade partner of Việt Nam. Bilateral trade value is constantly increasing, from $2 billion in 2000 to $79.4 billion in 2023. The two countries are aiming for $100 billion by 2025 and $150 billion by 2030. — VNS
" alt=""/>Việt Nam confident South Korea's situation will soon stabilise: Foreign ministry