Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá bitcoin trong sáng 5/12 (giờ Việt Nam) đã có lần đầu tiên vượt qua mốc 100.000 USD. Đà tăng của bitcoin vẫn chưa dừng lại và đã tiến lên mốc 103.000 USD.
Kể từ đầu năm đến nay, thị giá bitcoin đã tăng 130% và gần 50% kể từ thời điểm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc với chiến thắng của ông Donald Trump.
Vốn hóa thị trường đạt 2.000 tỷ USD chỉ 15 năm sau khi ra đời. Đồng tiền này đang đứng thứ 7 toàn cầu về vốn hóa, chỉ sau vàng và các công ty công nghệ lớn như Apple, Nvidia, Microsoft, Amazon và Alphabet.
Theo CNBC, nhịp bứt phá của bitcoin diễn ra sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch đề cử ông Paul Atkins làm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) thay thế ông Gary Gensler. Sự thay đổi vị trí lãnh đạo cơ quan quản lý chứng khoán này là một phần lời hứa của ông Trump trong giai đoạn tranh cử.
Cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell bất ngờ đưa ra lời nhận định rằng bitcoin giống như vàng nhưng nó là tài sản ảo, nó là kỹ thuật số" tại hội nghị DealBook. Người đứng đầu Fed cũng cho biết bitcoin không phải đối thủ của đồng USD nhưng sẽ khiến kim loại quý phải dè chừng.
Giá bitcoin đã vượt qua mốc tâm lý 100.000 USD (Ảnh: Binance).
Sự bùng nổ bitcoin trong năm nay được dẫn dắt bởi các quỹ ETF giao ngay của những gã khổng lồ quản lý tài sản bao gồm BlackRock và Fidelity được phê duyệt hồi đầu năm. Những sản phẩm này đã thành công vang dội khi quản lý khoảng 30 tỷ USD trong thời gian chưa đầy một năm.
Bất chấp sự thành công của các quỹ ETF, giá bitcoin sau đó bị đình trệ trong suốt phần lớn thời gian năm nay, một phần là do sự không chắc chắn về quy định xung quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, chiến thắng đầu tháng 11 của Tổng thống đắc cử Donald Trump, người thân thiện với tiền số, đã thúc đẩy đà tăng mới. BTC nhanh chóng đạt mức cao nhất 80.000 USD, sau đó là 90.000 USD và hôm nay đã vượt mốc 100.000 USD.
Theo CNBC, CoinMarketCap" alt=""/>Bitcoin vượt 100.000 USD sau động thái của Tổng thống TrumpTổng công ty đang duy trì tất cả các phương án đóng kết mạch vòng trung thế, vận hành hiệu quả 100% trạm biến áp 110kV theo mô hình không người trực, điều khiển từ xa, 100% lưới điện trung thế có chức năng Mini SCADA (hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu) và triển khai chức năng vận hành tự động cho 100% lưới điện trung thế công cộng. Tỷ lệ thao tác từ xa lưới điện thành công trên 99%.
Kết quả thực hiện các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối trong 10 tháng cho thấy SAIFI (số lần mất điện bình quân của khách hàng) là 0,22 lần; SAIDI (thời gian mất điện bình quân của khách hàng) là 18,75 phút.
Trong 10 tháng, tổng công ty đã tiết kiệm 622,35 triệu kWh, hoàn tất ký cam kết tiết kiệm điện theo Chỉ thị 20 với 1.882 khách hàng lớn (tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên).
Sản lượng cấp điện tháng 10 của EVNHCMC đạt gần 2.605 triệu kWh (Ảnh: EVNHCMC).
Ngoài tiếp tục thực hiện Chỉ thị 20, EVNHCMC cho biết sẽ phối hợp với các sở, ban ngành để nâng cao nhận thức và hành động của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình về sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả. Tổng công ty cũng đã có kiến nghị với UBND TPHCM và Sở Công Thương các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường tiết kiệm điện trong cao điểm mùa khô năm 2024.
" alt=""/>Sản lượng cấp điện tháng 10 của EVNHCMC đạt gần 2.605 triệu kWhVới thanh khoản xuống thấp, thị trường tiếp tục điều chỉnh trong phiên hôm nay (8/11). VN-Index mất 7,19 điểm tương ứng 0,57% còn 1.252,56 điểm; VN30-Index giảm mạnh 9,31 điểm tương ứng 0,7%; HNX-Index giảm 0,62 điểm tương ứng 0,27% và UPCoM-Index giảm 0,16 điểm tương ứng 0,18%.
Thanh khoản sàn HoSE trong toàn phiên giao dịch chỉ đạt mức 555,5 triệu cổ phiếu tương ứng 13.911,27 tỷ đồng. Con số trên sàn HNX là 44,62 triệu cổ phiếu tương ứng 786,72 tỷ đồng và trên sàn UPCoM là 29,7 triệu cổ phiếu tương ứng 359,63 tỷ đồng.
Có 601 mã không phát sinh giao dịch. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã giảm với 495 mã mất giá, 338 mã tăng.
Diễn biến VN-Index trong một tháng qua (Ảnh chụp màn hình).
Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm giá, tuy mức giảm không lớn nhưng khiến chỉ số mất đi chỗ dựa, thiếu sự nâng đỡ. CTG giảm 1,7%; NAB giảm 1,6%; LPB giảm 1,2%; VIB, VCB cùng giảm 1,1%; VPB, TCB, MBB giảm 1%. MSB là cổ phiếu hiếm hoi hồi phục ở phiên chiều, tăng nhẹ 0,4%.
Thanh khoản tại nhóm này cũng kém sôi động đáng kể so với trước, dù vậy, vẫn có một vài mã được khớp lệnh cao so với thị trường chung. VPB khớp 24,4 triệu đơn vị; TCB khớp 13,1 triệu đơn vị.
Ở phiên sáng cổ phiếu dịch vụ tài chính cũng giảm giá trên diện rộng nhưng hết phiên chiều đã có một vài mã hồi phục: BCG tăng 1,8%; BSI, VND tăng 0,7%; FTS, APG cũng tăng giá; AGR, EVF về mốc tham chiếu.
HVN của Vietnam Airlines trở thành mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index hôm nay, đóng góp cho chỉ số 0,65 điểm. Cụ thể, mã này đóng cửa tăng 6,7% lên 24.800 đồng, áp sát mức giá trần 24.850 đồng. Khớp lệnh tại HVN đạt hơn 6 triệu đơn vị.
Cổ phiếu bảo hiểm khá thuận lợi với diễn biến tăng 2,8% tại BVH. MIG cũng tăng 2,4% và BMI tăng nhẹ 0,5%.
Các cổ phiếu công nghệ cũng có diễn biến tích cực. Đặc biệt là ICT "cháy hàng", tăng trần lên 13.400 đồng, không còn dư bán và có dư mua giá trần. ITD tăng 2,2%; ST8 tăng 1,6%; CMG tăng 1,3%. Ông lớn FPT cũng tăng 0,5%.
Ngành bất động sản ghi nhận diễn biến tăng tại số ít cổ phiếu như SZC tăng 2,8%; DXS tăng 2,7%; SIP tăng 2,3%; HAR tăng 0,9%... Thanh khoản các mã này đều thấp. Chiều ngược lại, VHM bị bán mạnh và điều chỉnh sâu, mất 3,4% còn 40.000 đồng, khớp lệnh 22,5 triệu đơn vị. Chỉ riêng VHM đã khiến VN-Index thiệt hại 0,95 điểm.
Phần lớn cổ phiếu bất động sản ghi nhận tình trạng điều chỉnh giá ở phiên cuối tuần. Có những mã giảm sâu như DXG giảm 3,3%, khớp lệnh 18,6 triệu đơn vị; SJS giảm 2,5%; LDG giảm 2,5%; FIR giảm 2,5%; SGR giảm 2,3%; QCG giảm 2,2%.
Điều đáng nói là nhiều mã có diễn biến tăng trước đó nhưng kết phiên lại về vùng giá thấp nhất phiên, như VIC, HPX, LDG, HDC…
" alt=""/>Cổ phiếu Vinhomes về mốc 40.000 đồng; Vietnam Airlines bật mạnh