- Sau 1 năm thành công cùng ca khúc Số nhọ,ếnhóacùngphongcáchretrođầysắcmàutrongMVmớcâu lạc bộ bóng đá olympique marseille nhóm nhạc Lip B của cặp đôi Ông Cao Thắng - Đông Nhi đã chính thức quay trở lại với MV đầy màu sắc và sôi động.
- Sau 1 năm thành công cùng ca khúc Số nhọ,ếnhóacùngphongcáchretrođầysắcmàutrongMVmớcâu lạc bộ bóng đá olympique marseille nhóm nhạc Lip B của cặp đôi Ông Cao Thắng - Đông Nhi đã chính thức quay trở lại với MV đầy màu sắc và sôi động.
Trước đây, tôi thi thoảng vẫn cho mượn xe, nhưng đa phần chỉ cho họ hàng là chính và họ cũng không đi quá xa. Tôi nghĩ, từ Hà Nội đi Đà Nẵng là chặng đường khá dài, đòi hỏi người lái phải quen với chiếc xe mình chạy. Sự quen thuộc này không chỉ là tạo cảm giác an toàn mà còn để hiểu chiếc xe cần phải sử dụng, bảo dưỡng, kiểm tra ra làm sao.
Cả hai chiếc ô tô đều là phương tiện vợ chồng tôi lái hàng ngày, nên tôi rất chú trọng tới việc kiểm tra và cho khám định kỳ. Trong khi đó, cậu bạn đồng nghiệp cùng cơ quan theo tôi được biết thì mới lấy bằng hồi đầu năm, nhà chưa mua ô tô. Do đó tôi rất sợ cậu ấy thiếu kinh nghiệm. Xe hỏng có thể sửa nhưng nhỡ đâu có vấn đề gì liên quan đến giao thông với bên thứ ba, lúc ấy sẽ thực sự phiền phức.
Nghĩ và đắn đo đến vậy nhưng tôi không biết nên từ chối sao cho cậu ấy hiểu, bởi hàng ngày vẫn chạm mặt nhau ở chỗ làm, sau này thành điều tiếng thì thật buồn. Tôi rất mong có được tư vấn và lời khuyên từ các bạn có nhiều trải nghiệm giống câu chuyện của tôi để có thể tham khảo. Xin cảm ơn!
Độc giả Trần Anh Đức (Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Nhà có 2 ô tô, tôi có nên cho bạn mượn 1 chiếc đi chơi lễTheo đó, đoàn xe gồm 12 chiếc, đều được thắt nơ màu đỏ cùng tông và dẫn đầu là chiếc mui trần màu trắng của chú rể.
Màn rước dâu bằng 12 xe đầu kéo màu đỏ nổi bật ở miền Tây gây "bão" mạng (Ảnh: NVCC).
Phía dưới bài đăng, nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận bày tỏ sự thích thú trước màn rước dâu không "đụng hàng" này. "Chú rể nghĩ ra màn rước dâu bá đạo quá, thế này cả đời cũng không quên", "Trông đáng yêu quá, hẳn cô dâu sẽ thích lắm đây", "Rước dâu bằng đầu xe container như này thì không lo trùng ý tưởng với ai cả",...
Được biết, những hình ảnh trên được ghi lại trong đám cưới của chú rể Dương Quốc Hưng (30 tuổi, chủ vựa rau củ ở Trà Vinh và Tiền Giang) với cô dâu Hồ Thị Anh Thư (25 tuổi, chủ tiệm trái cây nhập khẩu ở Bến Tre) diễn ra hôm 17/6 vừa qua.
Cô dâu Anh Thư và chú rể Quốc Hưng chụp hình trước dàn xe rước dâu "độc nhất vô nhị" trong đám cưới mình.
Chia sẻ với PV Dân trí, Anh Thư cho biết, màn rước dâu bằng loạt xe đầu kéo container đã được chú rể Quốc Hưng lên ý tưởng từ vài tháng trước.
"Ban đầu nghe chồng nói sẽ lấy xe container rước vợ về nhà, mình còn tưởng giỡn nên không để tâm lắm. Nhưng khi nhìn thấy dàn xe xuất hiện trước đám cưới, mình mới tin là thật và trào dâng xúc động trong lòng", Thư kể.
Được biết, vì muốn tạo cho vợ bất ngờ trong ngày vui trọng đại của cuộc đời, anh Hưng đã lên kế hoạch dùng xe đầu kéo đi rước dâu. Gia đình anh vốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông sản, thường xuyên xuất hàng sang Trung Quốc nên có sẵn nhiều xe đầu kéo container.
Ban đầu, chàng trai 30 tuổi dự tính sử dụng 25 chiếc nhưng do một số xe đang mắc kẹt tại nước bạn nên anh thay đổi kế hoạch, dùng 12 chiếc có sẵn của nhà. Những chiếc xe này di chuyển từ Tiền Giang về Trà Vinh, nghỉ đậu ở bãi một ngày trước khi được sử dụng cho đám cưới.
Cô dâu diện áo dài đỏ, chú rể mặc bộ vest trắng lịch lãm. Đây cũng là sắc màu chủ đạo trong đám cưới của cặp đôi (Ảnh: NVCC).
Trước hôm đón dâu, anh cùng một số anh em nhân viên phải thức đêm để trang trí cho toàn bộ dàn xe đầu kéo. Người gắn nơ, người dán chữ song hỷ, đảm bảo cho xe có diện mạo thật ấn tượng, lung linh.
6 giờ sáng hôm sau, chú rể Quốc Hưng lái chiếc xe mui trần màu trắng, dẫn đầu đoàn đầu kéo container do các tài xế thân quen trong nhà cầm lái, di chuyển hơn 80km từ nhà trai ở Trà Vinh đến nhà gái ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đón dâu.
Đoàn xe màu đỏ nổi bật chạy thành một hàng dọc, duy trì tốc độ ổn định suốt quãng đường dài, đảm bảo không gây ách tắc giao thông.
"Vì di chuyển theo 12 xe đầu kéo nên nhà trai đến trễ hơn dự kiến. Lúc chú rể tới nơi thì chúng mình phải làm các thủ tục cưới thật nhanh sao cho kịp giờ quay về nhà trai để chuẩn bị tiệc cưới vào buổi trưa", Thư chia sẻ.
Cô dâu Bến Tre cũng tiết lộ, bản thân thấy rất vui khi nhận được nhiều tin nhắn, cuộc gọi hỏi thăm, chúc mừng từ bạn bè, người quen sau khi video màn rước dâu bằng 12 xe đầu kéo gây "bão" mạng. Thậm chí, vài ngày sau khi ra đường, 9X cũng được bà con lối xóm bắt gặp, gọi lại để chia sẻ niềm vui, dành nhiều lời chúc cho cặp vợ chồng son.
"Mình cảm thấy ngày trọng đại của cuộc đời đã có thêm kỷ niệm đẹp và ý nghĩa. Dù rước dâu bằng phương tiện gì thì mình cũng đều thấy vui bởi đó là tình cảm, sự chân thành mà chồng đã dành cho mình. Anh luôn cố gắng làm mọi thứ khiến vợ hạnh phúc", nàng dâu 25 tuổi bày tỏ.
Anh Thư và Quốc Hưng quen nhau và chính thức hẹn hò vào năm 2018 qua sự giới thiệu của bố mẹ hai bên (Ảnh: NVCC).
Cặp đôi nối lại tình cũ sau khi chia tay 2 năm (Ảnh: NVCC).
Cách đây 4 năm, Anh Thư và Quốc Hưng quen nhau qua sự mai mối của bố mẹ. Hẹn hò khoảng một năm thì Thư lên TPHCM học tập. Khó khăn về mặt khoảng cách địa lý khiến cả hai dần xa nhau rồi quyết định chia tay. Tuy nhiên, Quốc Hưng vẫn kiên trì "trồng cây si" ở quê, chờ "nửa kia" quay về để nối lại tình cảm.
Năm 2021, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, chàng trai quê Trà Vinh có nhiều thời gian nghỉ ngơi ở nhà nên quyết tâm nhắn tin cho bạn gái cũ, tìm mọi cách "cưa đổ" nàng lần nữa. Cảm nhận được sự chân thành từ đối phương, Anh Thư cũng "bật đèn xanh", trao cho anh cơ hội nối lại tình cũ.
Quốc Hưng và Anh Thư thực hiện bộ ảnh cưới ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng khắp cả nước (Ảnh: NVCC).
Cặp đôi chụp hình cưới trên đỉnh Fansipan (Ảnh: NVCC).
Đôi trẻ thuê du thuyền 5 sao vi vu trên vịnh Hạ Long (Ảnh: NVCC).
Sau một năm quay lại, cả hai quyết định tiến tới hôn nhân vì cảm thấy rất yêu và cần "nửa kia". Trải qua nhiều khó khăn và quãng thời gian dài xa cách, họ càng thêm trân quý tình cảm của nhau, hướng tới những mục tiêu lớn hơn.
Mong muốn chuẩn bị cho đám cưới thêm trọn vẹn, Quốc Hưng và Anh Thư đã chi 250 triệu đồng, tới nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khắp cả nước như Sapa, Hạ Long, Đà Lạt để chụp hình. Cặp đôi hy vọng được cùng nhau lưu giữ những kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ, giống như cách mà họ đã vượt qua khó khăn để ở bên nhau và có cái kết viên mãn.
Theo Dân trí
11h30 khuya có khách gọi, bà Bốn nhanh chóng đẩy xe đi gom bí đỏ, rau muống, nhãn, xoài, chôm chôm… cho khách. Mỗi thùng hàng nặng 10 kg.
Thấy bà, các công nhân ai cũng đùa: ‘Cụ bà nổi tiếng đến rồi’ (vì trước đó, họ đọc thông tin bà Bốn trên các báo). Nghe thế, bà Bốn cười tít, đôi tay thô to, chai sạn vẫn bê từng thùng hàng cho lên xe, mồ hôi thấm ướt chiếc áo đang mặc.
30 phút sau, bà gom xong số hàng, mang ra xe cho khách chở về. Nhận được tiền công 30 ngàn đồng khách đưa, bà vuốt thẳng từng tờ, cẩn thận cho vào ví.
‘Hôm nay, khách họ đi chợ sớm. Tôi được 30 ngàn rồi’, bà Bốn nói, ánh mắt hạnh phúc. Bà Bốn năm nay bước qua tuổi 75. Tính đến nay, bà đã có hơn 43 năm làm nghề cửu vạn ở chợ.
Bà Bốn cho biết, mỗi đêm, bà đẩy hàng cho khoảng 6-8 khách hàng, kiếm được hơn 200.000 đồng. |
43 năm trước, chồng bà lớn tuổi, sức khỏe lại kém nên không thể lo hết cho cuộc sống vợ con. Một mình bà Bốn phải chăm lo cho ba con nhỏ, cuộc sống vô cùng khó khăn. Được người bạn giới thiệu, bà đi làm công nhân cửu vạn cho một chợ đầu mối ở quận 1.
Năm 2004, chợ giải thể, bà đến chợ nông sản làm nghề đẩy hàng cho các tiểu thương đi mua rau củ, trái cây, thịt cá… về bán. Họ đi mua mỗi mặt hàng một thùng rồi thuê bà đi gom lại.
Tiền công mỗi lần đẩy, bà được trả từ 30-50 ngàn đồng, tuỳ vào số hàng nhiều hay ít.
Cụ bà cho biết, trung bình mỗi đêm bà làm cho 6-8 khách. Tổng cộng bà phải đẩy hơn một tấn hàng một đêm.
Công việc của bà bắt đầu từ 12 giờ khuya |
Thường, công việc của bà bắt đầu từ 12 giờ khuya, kết thúc vào 9 giờ sáng hôm sau. Những hôm lễ tết, ngày rằm, khách đi chợ mua hàng nhiều, công việc của bà trở nên tấp nập hơn. Lúc đó, bà phải san bớt việc cho người khác.
‘Làm nhiều được nhiều tiền, nhưng tôi lớn tuổi rồi, làm quá sức không tốt’, bà Bốn giải thích.‘Đường trường, tôi đẩy được khoảng 1-1,2 tạ/lần. Nhưng đường trong chợ nhỏ, gập ghềnh, người qua lại nhiều, tôi chỉ đẩy khoảng 60-80 kg/lần mới lên được dốc’, cụ bà nói.
Những lúc vắng khách, hay buồn ngủ quá, bà dựng xe, tựa lưng vào xe để ngủ. Đêm mưa, bà ghé quán nước quen mang mấy tấm xốp cột sẵn trên xe trải xuống đất ngả lưng.
Đôi bàn tay bà Bốn to thô, chai sạn vì nhiều năm làm công việc nặng. |
Các bảo vệ ở chợ đầu mối cho biết, bà Bốn là người phụ nữ lớn tuổi nhất đang làm việc ở chợ. Dù thế, bà rất vui vẻ, làm việc chăm chỉ. Những người ở chợ ai cũng ngưỡng mộ và khâm phục cụ bà năm sinh năm 1944.
Bà Nguyễn Thị Thu Vân (Tổ phó Tổ 2, Khu phố 1, P.2, Q.4, TP.HCM) cho biết, gia đình bà Bốn là hộ cận nghèo của phường. Khi biết bà tuổi cao mà còn đi làm công việc nặng, phường cùng khu phố đến động viên, khuyên bà nên nghỉ, phường sẽ giới thiệu cho công việc khác nhẹ hơn nhưng bà không đồng ý.
Các con bà Bốn cho biết, không muốn mẹ đi làm việc nặng giữa đêm khuya, nhưng vì kinh tế ai cũng khó khăn, một phần thấy mẹ vui khi đi làm nên không ai cản bà nữa. |
‘Hiện, căn nhà bà đang ở ẩm thấp, xập xệ, phường đã có kế hoạch hỗ trợ và tạo điều kiện cho bà vay tiền để sửa lại căn nhà’, bà Vân nói.
Bà Bốn cho biết, công việc bà đang làm với nhiều người là nặng, nhưng với bà đó là niềm vui. Bà vừa được tập thể dục, vì đi lại nhiều, vừa có thêm thu nhập trang trải tuổi già.
![]() |
Những lúc chưa có người thuê, bà Bốn ngả lưng trên chiếc xe đẩy nghỉ một lúc. |
‘Tôi làm tự do. Hôm nào mệt, hay nhà có việc tôi lại nghỉ. Bây giờ nghỉ đi giúp việc nhà, chăm trẻ con… gò bó thời gian, tôi không làm được’, cụ bà quê Quảng Nam giải thích về lý do ở ‘tuổi gần đất xa trời’ vẫn phải đi làm công việc nặng.
Nhiều người đặt câu hỏi, đến khi nào bà sẽ 'nghỉ hưu'. Bà Bốn cho biết, qua năm 2019. Khi đó, kiểm đủ số tiền sửa được căn nhà bà sẽ nghỉ ngơi.
Được người đàn ông cứu khi đi xin ăn và bị đánh ở ga tàu, bà Bốn (TP.HCM) chấp nhận theo ông về làm vợ.
" alt=""/>Cụ bà nổi tiếng ở chợ Thủ Đức: 75 tuổi, đẩy cả tấn hàng mỗi đêm