Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án Trung Tâm điều hành và giao dịch Vicem tại lô 10E6 khu đô thị mới Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Dự án được khởi công vào tháng 5/2011. Đến tháng 8/2015, đã hoàn thành phần thô công trình. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay dự án rơi vào cảnh “đắp chiếu”, bỏ hoang. (Xem thêm chi tiết)
Giá nhà Hà Nội và TP.HCM cao gấp 18-32 lần thu nhập, hơn Seoul, Tokyo
Theo Savill, giá nhà tại Hà Nội cao hơn 18 lần thu nhập và tại TP.HCM là 32 lần. Đáng chú ý, chỉ số này cao hơn nhiều so với các thành phố khác trong khu vực như Seoul, Tokyo, Singapore,..
Tại TP.HCM, giá nhà trung bình là 296.000 USD (hơn 7 tỷ đồng) với thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở mức 9.120 USD/năm (khoảng 220 triệu đồng)… (Xem thêm chi tiết)
Băn khoăn số phận 520.000m2 ‘đất vàng’ trung tâm Hà Nội
Hà Nội sắp có thêm quỹ "đất vàng" 520.000m2 trong khu vực nội đô để phát triển đô thị sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất do các doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng không phù hợp quy hoạch. Trong khi thực tế đã có nhiều chung cư cao tầng xây dựng trên đất công nghiệp sau di dời nhà máy, gây áp lực lên hạ tầng.
KTS Phạm Thanh Tùng đánh giá, đây là nguồn lực lớn của Hà Nội. Yêu cầu đặt ra khi thu hồi phải đánh giá đúng giá trị đất đai để trở thành nguồn lực để phát triển Thủ đô. Lúc này việc di dời đi đang đặt ra cho chính quyền Hà Nội một quyết tâm chính trị rất lớn giữa phát triển bền vững hay kinh tế trước mắt… (Xem thêm chi tiết)
Kiến nghị xây nhà ở xã hội trên đất công bị bỏ hoang, Bộ Xây dựng nói gì?
Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị để tạo quỹ đất cho nhà ở xã hội, cần rà soát lại tất cả cơ sở cũ của cả nước đang bỏ hoang sau khi xây cơ sở mới để đưa vào xây dựng nhà ở xã hội.
Trong khi đó, cử tri Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Xây dựng xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng được mua NƠXH, tránh tình trạng mua đi bán lại trục lợi. (Xem thêm chi tiết)
Hà Nội chuyển cao ốc 25 tầng khu nhà ở Thạch Bàn Lakeside thành thấp tầng
Ô đất nhà ở cao 25 tầng tại quận Long Biên, Hà Nội được điều chỉnh thành nhà ở thấp tầng, giảm quy mô dân số.
UBND TP Hà Nội cho biết, việc điều chỉnh này nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch phân khu đô thị N10, tỷ lệ 1/2.000 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, để tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa trong tổng thể dự án và khu vực lân cận, giảm tải cho hệ thống hạ tầng khu vực. (Xem thêm chi tiết)
Vướng lao lý, đại gia Nguyễn Cao Trí vẫn nắm loạt doanh nghiệp nghìn tỷ
Tại phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, khi tự bào chữa trước hội đồng xét xử, bị cáo Nguyễn Cao Trí mong được giảm nhẹ hình phạt. Ông này cho biết hiện vẫn là chủ tịch HĐQT, giám đốc của hệ thống nhiều công ty.
Dù vướng lao lý nhưng ông Trí vẫn giữ vị trí lãnh đạo của Capella Holdings với hệ sinh thái gồm hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực từ bất động sản, kinh doanh F&B đến giáo dục. (Xem chi tiết)
Cận cảnh ‘siêu’ dự án 118ha tại TP.HCM được kê biên trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, một trong những bất động sản được kê biên là dự án Khu Công viên Mũi Đèn Đỏ, P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM. Dự án này do Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, làm chủ đầu tư.
Dù chủ đầu tư vẫn chưa được giao đất nhưng dự án này được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của 100 khách hàng thuộc nhóm bà Trương Mỹ Lan tại Ngân hàng SCB. (Xem chi tiết)
Đất nền Lâm Đồng chững lại, mua bán nhà ở tập trung tại 4 nơi này
Quý I/2024, toàn tỉnh Lâm Đồng có tổng cộng 3.811 giao dịch đất nền, tổng giá trị giao dịch 4.597 tỷ đồng. So với quý trước, lượng giao dịch giảm 329 nền, tổng giá trị giảm 145 tỷ đồng.
Trong khi đó, so với quý trước, lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ tại Lâm Đồng trong quý I/2024 lại tăng nhẹ. Giao dịch nhà ở tập trung tại 4 địa phương. (Xem chi tiết)
Kiến nghị cưỡng chế thu hồi đất Dinh I Đà Lạt
Mặc dù cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi đất dự án King Palace (số 1 Trần Quang Diệu, P.10, TP.Đà Lạt) nhưng Công ty CP Hoàn Cầu Đà Lạt vẫn chưa bàn giao đất. Dinh I, hay còn được gọi là Dinh Bảo Đại, nằm trong dự án này.
Trước tình hình này, UBND TP.Đà Lạt kiến nghị UBND tỉnh giao các sở, ngành liên quan thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất và tài sản trên đất đã cho chủ đầu tư thuê. (Xem chi tiết)
Hai lần đấu giá khách sạn đắc địa nhất Đà Lạt vẫn không thành
Khách sạn Golf 3 cũ hiện có tên thương mại là khách sạn TTC Premium Đà Lạt, sở hữu vị trí đắc địa khi nằm gần chợ Đà Lạt và hồ Xuân Hương.
Từ tháng 12/2023 đến tháng 3/2024, dù cơ quan chức năng đã hai lần tổ chức đấu giá cho thuê khách sạn này nhưng vẫn không thành công. UBND TP.Đà Lạt kiến nghị tiếp tục đấu giá lần ba. (Xem chi tiết)
Lý do cả 3 dự án nhà ở xã hội tại Đà Lạt chưa chọn được nhà đầu tư
Hiện nay, trên địa bàn TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) đang triển khai, đó là: NƠXH 5B-CC5 (P.3 và P.4); NƠXH Kim Đồng (P.6); và NƠXH Sào Nam (P.11).
Tuy nhiên, do các vướng mắc về thủ tục đấu thầu nên đến nay tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư cho cả 3 dự án NƠXH trên. (Xem chi tiết)
Các thành viên Ủy ban chủ động giải quyết công việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Đồng thời, bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ủy ban có thể làm việc theo các hình thức như tổ chức phiên họp định kỳ, cuộc họp đột xuất, tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc cho ý kiến bằng văn bản.
Ủy ban họp định kỳ mỗi quý 1 lần
Cùng với việc quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ủy ban, Tổ công tác giúp việc Ủy ban, Quy chế còn nêu rõ chế độ làm việc và quan hệ công tác trong hoạt động của Ủy ban.
Theo đó, Ủy ban họp định kỳ 1 quý/1 lần, sơ kết 6 tháng; họp tổng kết cuối năm với Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hoặc đột xuất theo triệu tập của Chủ tịch Ủy ban. Ngoài ra, có thể họp Thường trực Ủy ban với các cơ quan liên quan. Thành phần tham dự cuộc họp do người chủ trì cuộc họp quyết định. Mỗi lần họp Ủy ban, Tổ công tác phải có báo cáo đề xuất cụ thể, rõ ràng, có mục tiêu, tiến độ và kết quả.
Chủ tịch Ủy ban quyết định triệu tập cuộc họp mở rộng có sự tham gia của người đứng đầu cơ quan chủ trì thực hiện chiến lược, chương trình, đề án, dự án có liên quan đến chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh và một số chuyên gia, nhà khoa học có liên quan
Quy chế quy định, trong quan hệ công tác với Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quán triệt các nội dung chỉ đạo của Ủy ban để đôn đốc, triển khai chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam thuộc cơ quan, ngành, lĩnh vực mình phụ trách và chịu sự giám sát, kiểm tra của Ủy ban về việc thực hiện các nội dung này.
Phối hợp với Tổ công tác đề xuất, kiến nghị các cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Cùng với đó, chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương mình phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ được giao.
Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương cũng có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam thuộc cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của Ủy ban.
Ngày 24/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định kiện toàn và đổi tên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số để đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới. Tiếp đó, vào ngày 22/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Danh sách 16 thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và danh sách 7 lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số để đánh giá kết quả triển khai chuyển đổi số trong thời gian qua, xác định các khó khăn, vướng mắc, các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cần quyết liệt chỉ đạo, triển khai nhằm tạo ra những đột phá về chuyển đổi số quốc gia." alt=""/>Ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số