Theo một vài nguồn tin, mức giá 30 triệu bảng được cho là đủ để ký hợp đồng với tiền vệ 28 tuổi. Giám đốc thể thao Arsenal - Edu cũng có mặt tại Tây Ban Nha để thúc đẩy các cuộc đàm phán.
Hiện Mikel Merino còn một năm hợp đồng và mới bị loại khỏi đội hình của Real Sociedad trận mở màn La Liga với Rayo Vallecano cuối tuần trước.
HLV Imanol Alguacil cho hay, đó là giải pháp tốt nhất giữa những đồn đoán về chuyển nhượng tuyển thủ La Roja.
Nếu thương vụ hoàn tất, Merino sẽ trở thành tân binh thứ hai của Arsenal trong kỳ chuyển nhượng hè 2024, sau Riccardo Calafiori.
Tiến triển trong thương vụ Merino diễn ra vào thời điểm Arsenal sắp bán Nketiah cho Nottingham Forest với giá 30 triệu bảng.
Tiền đạo xuất thân từ học viện Arsenal từng ghi 38 bàn trong 168 lần ra sân cho Pháo thủ. Arsenal từ chối lời đề nghị trị giá 25 triệu bảng, nhưng sẽ gật đầu với mức phí 30 triệu bảng.
Mikel Arteta bật đèn xanh để Nketiah ra đi tìm bến đỗ mới. Tháng trước, tưởng như anh sẽ gia nhập Marseille nhưng rốt cuộc, đội bóng Ligue 1 không đáp ứng cái giá mà Arsenal yêu cầu.
Chia sẻ với VietNamNet, Dũng cho hay mình đã làm bài tốt nhưng cũng bất ngờ với kết quả đạt được.
Đăng ký và trúng tuyển, thậm chí trở thành thủ khoa nhiều trường nhưng thực tế Dũng chỉ mới quyết định theo chuyên Tin từ cuối năm lớp 9. Dũng thích học Toán từ bé và trước đó từng có rất nhiều các giải thưởng Toán học trong nước và quốc tế.
Năm 2023, Dũng cũng giành giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quận Ba Đình và giải Nhì cấp thành phố môn Toán. Nhưng khi đăng ký nguyện vọng thi lên lớp 10, Dũng quyết định chuyển từ thi chuyên Toán sang thi chuyên Tin. Quyết định mang tính bước ngoặt này của Dũng khiến nhiều người bất ngờ.
Lý giải về điều này, Dũng cho hay, em quyết vậy bởi nhen nhóm ước mơ trở thành kỹ sư lập trình trong tương lai. “Mặc dù chưa bao giờ học Tin nhưng em tự coi đây là một thử thách mới và muốn tự mình trải nghiệm, cố gắng”, Dũng nói.
Chị Đặng Hồng Nhung, mẹ của Dũng chia sẻ: “Lúc thi xong về, con nói kết quả làm bài tốt. Tôi cũng chỉ nghĩ con có khả năng đỗ, nhưng trở thành thủ khoa rồi còn thủ khoa cả 2 trường thì thật sự rất bất ngờ”.
Chị Nhung cho hay, con học rất tốt Toán, lựa chọn thi vào chuyên Tin, song gia đình luôn tôn trọng quyết định của con, đặc biệt khi con định hướng hướng nghề nghiệp rõ ràng. “Con có mục tiêu rất rõ ràng là sau này sẽ theo ngành nghề công nghệ thông tin, liên quan đến Tin học. Vợ chồng chúng tôi chỉ định hướng, trao quyền và hỗ trợ con”.
Nói về con trai, chị Nhung cho hay Dũng là cậu bé cá tính, tính quyết đoán cao. “Từ lớp 6, trước các sự việc, vợ chồng tôi thường chỉ trao đổi, đưa ra những phân tích để con đưa ra quyết định chứ chưa bao giờ có lựa chọn nào thay con. Khi đã đưa ra lựa chọn, con rất dứt khoát”, chị Nhung nói.
Dũng đưa ra quyết định như vậy bởi cảm nhận sở thích và thế mạnh của mình về Toán logic, tổ hợp...
Trong hành trình đồng hành cùng con, chị Nhung cho hay kỷ niệm nhớ nhất là khi Dũng tham gia cuộc thi Thử thách nhà Toán học tương lai CFM tổ chức tại Indonesia hồi học lớp 6, giành cả Huy chương Vàng và cúp vô địch cho phần thi phụ.
“Con tham gia rất nhiều các kỳ thi Toán nên việc giành được giải nào đó ở một kỳ thi cũng là chuyện không quá lạ lẫm. Nhưng ở kỳ thi đó, nước chủ nhà lồng ghép một phần chơi Toán học mang tính chất trò chơi truyền thống của đất nước họ. Nội dung của trò chơi là sắp xếp những lá bài có con số để thỏa mãn yêu cầu, và các đội khách đều chưa từng biết.
Lần đó, rất bất ngờ, Dũng đã thể hiện tư duy nhanh để vượt qua cả 5 vòng và đạt chức vô địch với trò chơi đặc trưng của nước bạn. Mọi người cũng nhận xét đây là một điều rất lạ, ngạc nhiên khi một người nước ngoài chưa bao giờ chơi, nhưng vượt qua rất nhiều đối thủ, trong đó có cả những người bản xứ”, chị Nhung chia sẻ.
Chị Nhung cho hay con có khả năng tự học rất tốt, điều mà khả năng rất phù hợp với lựa chọn theo đuổi môn Tin học.
“Từ hôm thi xong đến nay, con rất chịu khó mày mò, tìm kiếm thông tin để tự học, tự viết code và những thứ khác về Tin học”,
Dù ở trường hay ở nhà, Dũng đều rất tự giác, chịu khó trong học tập. “Cứ ngồi vào bàn học là con say sưa và ít khi rời sớm. Vợ chồng tôi cũng thường phải nhắc con đi ngủ để đảm bảo sức khỏe. Chuyện con mải học đến 12h đêm là rất bình thường, nhưng chúng tôi đặt ra quy định là 11 đêm là con phải rời bàn học”, chị Nhung kể.
“Bên ngoài trông con có vẻ lạnh lùng, ít nói nhưng là người sống rất tình cảm, ấm áp. Con cũng rất biết quan tâm đến người khác. Mặc dù cách quan tâm của con cũng rất kín đáo, nhẹ nhàng- giống như tính cách của con”, chị Nhung nói.
Cô Nguyễn Thị Tâm, giáo viên chủ nhiệm và cũng là giáo viên dạy Toán lớp 9A1, nhận xét Dũng là học sinh rất thông minh, tư duy sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ, chủ động trong việc học và đặc biệt yêu thích môn Toán.
“Dũng có tố chất đặc biệt về tổ hợp và thuật Toán. Đó cũng là hướng mà em muốn chuyển sang học Tin học, nhằm định hướng sớm cho tương lai. Không chỉ đạt rất nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, Dũng còn là chi đội trưởng gương mẫu, trách nhiệm”, cô Tâm nói.
Sau những giờ học, Dũng thích chơi đàn ghi ta, chơi cờ tướng, nghe nhạc, xem những chương trình về trí tuệ… để giải tỏa căng thẳng.
Sau nhiều cân nhắc, hiện, nam sinh Hà Nội đã quyết định chọn nhập học vào khối chuyên Tin của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm với hy vọng việc học tập dưới mái trường này sẽ giúp em thực hiện được ước mơ.
Trước HĐND TP Hà Nội, ông Trần Thế Cương khẳng định ở Hà Nội không thiếu chỗ học. “Một số trường có uy tín, được phụ huynh tin tưởng nên bằng mọi giá gửi con em mình vào học. Vì vậy, họ xếp hàng từ sáng sớm với mong muốn con có suất vào trường”, ông Cương nói.
Để khắc phục tình trạng trên, ông Trần Thế Cương cho biết thời gian tới, Hà Nội sẽ tuyển sinh trực tuyến, sẽ bớt phần vất vả cho học sinh, phụ huynh. Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng đã làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường cũng như các quận, huyện bàn phương án thu hồi các dự án treo để dành quỹ đất xây dựng các trường công lập.
Nói về mạng lưới trường học, ông Cương cho biết hiện nay Hà Nội có 2.845 trường ở 30 quận, huyện, thị xã. Số trường học của thành phố sẽ tăng dần theo từng năm.
“Cụ thể, mỗi năm sẽ tăng từ 30-35 trường học mới đủ chỗ cho các cháu học tập trong giai đoạn hiện nay”, ông Cương cho hay.
Cũng theo ông Cương, lãnh đạo TP Hà Nội rất quyết liệt trong chỉ đạo xây dựng thêm các trường học để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Ngoài ra, theo phân cấp, số trường công lập ở Hà Nội chiếm khoảng 79% (hơn 2.200 trường), trường dân lập chiếm 21% (gần 600 trường).