Nhờ đó, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã cáo buộc 3 "nhà tạo lập thị trường" và 9 người tham gia vào âm mưu thổi giá một số đồng tiền số. Bộ Tư pháp Mỹ cũng buộc tội "lừa đảo và thao túng" nhằm vào 18 cá nhân và tổ chức trong thị trường tiền số.
Các nghi phạm đã phát tán tin tức giả và thực hiện giao dịch liên quan đến token của họ nhằm tạo cảm giác thị trường đang hoạt động sôi nổi. Ba "nhà tạo lập thị trường" gồm ZMQuant, CLS Global và MyTrade được cho là đã áp dụng chiêu bơm xả với đồng NexFundAI mà không biết tiền số đó do FBI khởi tạo.
Bơm xả (pump and dump) có nghĩa một số người sẽ mua lượng lớn tiền số từ một dự án có giá trị thấp, kết hợp tung tin tức để tạo tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO). Tâm lý này khiến nhiều người khác vội vã mua theo, từ đó kéo giá tiền số tăng vọt. Đến đạt ngưỡng nào đó, nhóm người mua ban đầu sẽ bán toàn bộ token đang nắm giữ, thu lời, đồng thời khiến giá token giảm mạnh. Những người mua sau sẽ trở thành nạn nhân vì đồng tiền mình sở hữu mất giá.
Chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc Nam đã được hội nghị Trung ương 10 khóa 13 thống nhất vào giữa tháng 9. Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD), tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm.
Bộ này cũng tính toán việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tạo ra thị trường xây dựng giá trị khoảng 33,5 tỷ USD. Nếu tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường xây dựng 75,6 tỷ USD, trong đó sản xuất phương tiện, thiết bị 34,1 tỷ USD (đầu máy, toa xe 9,8 tỷ USD; hệ thống thông tin tín hiệu và thiết bị khác 24,3 tỷ USD).
Đầu tháng 10, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy khẳng định Việt Nam làm đường sắt tốc độ cao sẽ bằng nguồn ngân sách và ít chịu ràng buộc chuyển giao công nghệ nước ngoài. "Nếu có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài, điều kiện tiên quyết là phải sử dụng dịch vụ hàng hóa mà trong nước sản xuất được, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia với giá trị xây dựng lên tới 34 tỷ USD", ông Huy nói, cho biết hiện nay ngành giao thông đã có đội ngũ nhà thầu tự lực làm được phần cầu đường, hầm, cầu dây văng để tham gia dự án.
Bộ Giao thông Vận tải đánh giá với năng lực, trình độ ở trong nước hiện nay, khả năng nội địa hóa, làm chủ công nghệ giữa các dải tốc độ 250 km/h, 300 km/h, 350 km/h là tương tự nhau. Nghiên cứu cho thấy nếu được chuyển giao công nghệ và có một số cơ chế chính sách thích hợp, Việt Nam có thể làm chủ toàn bộ công nghiệp xây dựng, tự chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì và từng bước nội địa hóa sản xuất một số linh kiện, phụ tùng thay thế.
Dự kiến ngày 13/11, Chính phủ trình Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam. Đến 30/11 - ngày cuối cùng của kỳ họp, Quốc hội sẽ thảo luận hội trường về nội dung này.