Theo Cục CNTT – Bộ Y tế, trong phát biểu tại lễ bàn giao phần mềm, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã nhấn mạnh, tỉnh Bắc Ninh cần duy trì tốt hoạt động của phần mềm, trong đó chú trọng 3 yếu tố là cơ sở hạ tầng, nguồn cung cấp dữ liệu và khai thác được những dữ liệu mà phần mềm cung cấp.
Thứ trưởng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế nhằm tiếp tục hoàn thiện phần mềm và để phần mềm hoạt động có hiệu quả.
“Phần mềm này ngoài việc phục vụ cho công tác phòng chống dịch tại tỉnh Bắc Ninh, Bộ Y tế sẽ có báo cáo với Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch để đưa vào ứng dụng tại 63 tỉnh thành trên cả nước, phục vụ cho công tác phòng chống dịch”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho hay.
Bắc Ninh lên kế hoạch duy trì và sử dụng hiệu quả phần mềm
Để duy trì và triển khai sử dụng phần mềm hiệu quả, góp phần đắc lực trong công tác phòng chống dịch bệnh, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh vừa giao Sở Y tế chủ trì tổ chức ngay việc đào tạo, hướng dẫn cho các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan về phối hợp, cập nhật dữ liệu thường xuyên, liên tục trên hệ thống phần mềm.
Đồng thời, chủ trì, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ, hàng ngày cung cấp và nhập dữ liệu trên phần mềm; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh theo quy định, đảm bảo kịp thời phục vụ chỉ đạo, điều hành liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19.
![]() |
Giao diện tổng quan tình hình dịch tại Bắc Ninh từ ngày 27/4 đến ngày 12/6 trên phần mềm tổng hợp, phân tích và báo cáo Covid-19 (Ảnh: ehealth.gov.vn) |
Bên cạnh trách nhiệm cung cấp, đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin, duy trì hệ thống phần mềm tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình dịch bệnh Covid-19 hoạt động ổn định, thông suốt 24/7, Sở TT&TT cũng được giao chủ trì việc hoàn thiện các tính năng của phần mềm; kết nối và chia sẻ dữ liệu từ các hệ thống, phần mềm liên quan như: Phần mềm thống kê các chỉ tiêu, báo cáo; Phần mềm bản đồ an toàn phòng, chống Covid-19…
Ban quản lý các Khu công nghiệp cùng các Sở Công Thương, Lao động Thương binh - Xã hội, theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trong việc cung cấp thông tin và nhập dữ liệu trên phần mềm về công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm dữ liệu cung cấp đúng, đủ các trường thông tin theo yêu cầu.
Việc cung cấp thông tin và nhập dữ liệu trên phần mềm liên quan đến tình hình nhập cảnh, di chuyển nội địa và tạm trú trên địa bàn tỉnh lên phần mềm được giao cho Công an tỉnh phối hợp cùng Sở Y tế thực hiện, với yêu cầu bảo đảm quản lý tốt đối tượng tạm trú là người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh sẽ phối hợp với Sở Y tế trong việc cung cấp thông tin và nhập dữ liệu liên quan đến bảo hiểm y tế với người dân trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình dịch Covid-19.
UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng được yêu cầu phải phối hợp với Sở Y tế và Sở TT&TT để tập trung chỉ đạo ngay việc triển khai phần mềm tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình dịch bệnh Covid-19 đến các cơ quan, đơn vị liên quan, các cơ sở y tế và cung cấp, cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh thuộc phạm vị, địa bàn quản lý.
Vân Anh
Với tổng số 609.286 lượt tải và cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone tính đến 17h ngày 17/6, chiếm 44,51% dân số, Bắc Ninh vừa vượt qua Đà Nẵng để vươn lên dẫn đầu cả nước về tỷ lệ cài Bluezone trên dân số.
" alt=""/>Phần mềm tổng hợp, phân tích và báo cáo CovidÝ tưởng khởi nghiệp của Rika bắt nguồn từ lời khuyên của bố. Ông cho rằng, một startup có thể làm nhiều công việc khác nhau. Nhờ sự động viên của bố, tháng 2/2013, nữ sinh thành lập công ty AMF. Để có 450.000 JPY (78 triệu đồng) khởi nghiệp ở tuổi 16, Rika lấy toàn bộ tiền tiết kiệm và vay nợ từ bố.
Nhớ lại quá trình khởi nghiệp, Rika cho biết, thách thức lớn nhất là xây dựng thương hiệu. Khi công ty đi vào hoạt động, nữ CEO trẻ gặp khó khăn trong việc điều hành, vì thiếu ý tưởng tìm kiếm khách hàng, lên kế hoạch, kinh nghiệm và khả năng sáng tạo không nhiều.
Lúc này, Rika quyết định lập Blog và Twitter để chia sẻ hình ảnh cá nhân và câu chuyện xoay quanh cuộc sống. Nhờ đó, CEO trẻ được diễn đàn Internet 2channel chú ý và công ty công nghệ Cyber Agent mời về làm cộng tác.
Sau thời gian ngắn, AMF nhanh chóng gây ấn tượng với nhiều đối tác. Nữ CEO cho hay, lợi thế cạnh tranh của cô là sự trẻ trung và phong cách tiếp thị độc đáo. Điều này giúp cho AMF nhận được sự ủng hộ của nhiều công ty lớn.
Rika đã tư vấn cho dòng biểu tượng cảm xúc Panda Ichiro của công ty Recruit Jobs Co., tại Nhật Bản. Nữ CEO trẻ từng hợp tác với United Television Broadcasting (Los Angeles, Mỹ) sản xuất video. Ngoài ra, Rika còn là chủ nhân của ứng dụng báo thức trên điện thoại iPhone.
Với những thành công đạt được, năm 2016, Rika được tạp chí Forbes vinh danh là gương mặt tiêu biểu trẻ nhất dưới 30 (30 Under 30 Asia) có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo tại châu Á, ở tuổi 18. Chia sẻ động lực kinh doanh, Rika cho biết, bố là nguồn cảm hứng lớn nhất. Bố Rika là ông Ryuta Shiiki, CEO công ty sản xuất đèn flash hoạt hình DLE Inc.
Dù đạt được thành công sớm trong lĩnh vực kinh doanh, Rika vẫn quyết tâm học đến cùng. Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2017, Rika đỗ vào ngành Văn học của Đại học Keio-ngôi trường tư thục hàng đầu Nhật Bản. CEO của AMF khẳng định: "Tôi sẽ không từ bỏ việc học trong khi theo đuổi sự nghiệp". Đến năm 2021, nữ CEO trẻ tốt nghiệp đại học.
Khi chia sẻ câu chuyện bản thân, nữ CEO mong muốn có thể tạo ra những thay đổi vì thế hệ trẻ của đất nước và thế giới. "Nhiều bạn trẻ cùng tuổi của tôi không có ước mơ. Do đó, tôi muốn truyền động lực cho họ bằng cách thành lập công ty riêng", Rika chia sẻ.
CEO trẻ trải lòng thêm: "Đột nhiên tôi thấy sợ khi một ngày tôi rời khỏi thế giới, nhưng chưa làm được điều gì cho xã hội. Tôi muốn để lại dấu ấn khi mình còn tồn tại".
Hiện tại, sau hơn 10 năm thành lập, công ty AMF vẫn nhận được sự tin tưởng của nhiều đối tác trong và ngoài nước. Để đạt được thành quả này, nữ CEO đã cống hiến hết mình. Hồi cuối tháng 12/2023, Rika khiến nhiều người bất ngờ khi tuyên bố đăng ký kết hôn với doanh nhân người Nhật.
Theo Sinchew
" alt=""/>Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Fosber châu Á vinh danhTrước khi giữ cương vị hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn là Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông Sơn sẽ thay vị trí của người tiền nhiệm là GS Nguyễn Văn Minh khi vừa hết nhiệm kỳ quản lý mới đây.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn sinh năm 1970. Trước đó, ông từng là giảng viên, phó trưởng khoa, rồi trưởng khoa Tâm lý- Giáo dục của trường ĐH Sư phạm Hà Nội trước khi đảm nhận vị trí phó hiệu trưởng nhà trường từ năm 2021.
Như vậy, hiện nay, ngoài tân hiệu trưởng Nguyễn Đức Sơn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hiện chỉ có 1 phó hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Văn Trào, sau khi PGS.TS Nguyễn Văn Hiền vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cách đây không lâu.