Dịch vụ Hotels được triển khai tổng cộng 6 nước, trong đó Philippines và Việt Nam là hai nước mới nhất. Tại sự kiện công bố dịch vụ được tổ chức tại Indonesia, ông Jerald Singh, Giám đốc Sản phẩm và Thiết kế của Grab, cho biết quy mô thị trường du lịch nước ngoài trong khu vực Đông Nam Á sẽ đạt tới quy mô 115,9 triệu USD trong vòng 9 năm tới, do đó họ không thể đứng ngoài cuộc chơi lớn này.
Tuy vậy, điều quan trọng hơn cả công ty khởi nghiệp này mong muốn là trở thành một siêu ứng dụng đáp ứng mọi nhu cầu hàng ngày của người dân Đông Nam Á.
![]() |
Khu vực chờ cho khách đặt xe GrabCar tại sân bay Jakarta, Indonesia - Ảnh: Hải Đăng |
Khi được hỏi liệu tính năng đặt phòng khách sạn có phải chỉ là chiêu thức tiếp thị hay không, ông Jerald khẳng định không phải.
“Khi bạn đặt phòng khách sạn qua Grab chẳng hạn, chúng tôi sẽ biết bạn sắp đi đến địa điểm nào, khi ấy chúng tôi sẽ đề xuất phương tiện di chuyển cho bạn. Khi bạn di chuyển bằng phương tiện của Grab, chúng tôi sẽ biết thời gian bạn đến khách sạn, sẽ đề xuất các món ăn, nhà hàng cho bạn thông qua GrabFood. Ít nhất bạn cũng thanh toán các dịch vụ qua GrabPay chẳng hạn”, ông Jerald trả lời.
Tại Việt Nam, Grab đã triển khai tính năng trả tiền điện, nước, cước phí điện thoại trả sau. Sắp tới, các dịch vụ như đặt vé xem phim, xem video streaming,... cũng được triển khai. Chưa kể hàng chục dịch vụ khác được Grab tung ra trên toàn khu vực Đông Nam Á, tất cả nhằm mục đích muốn người dùng chỉ với smartphone và ứng dụng Grab để làm hầu như mọi việc.
Minh hoạ cho việc này, ông Jerald đưa ra hình ảnh một chiếc đồng hồ. Trong đó, gần như mọi thời điểm trong ngày người dùng đều mở Grab lên để sử dụng dịch vụ. Chẳng hạn, đặt xe đi làm, trên đường đi có thể xem video streaming, buổi trưa đặt đồ ăn, đầu giờ chiều thanh toán hoá đơn điện nước, giữa giờ chiều đặt vé xem phim, buổi tối ăn một bữa tối lãng mạn. Tất cả những dịch vụ như vậy đều được siêu ứng dụng này cung cấp.
Ông Jerald cho biết tính đến hết năm nay, Grab sẽ có khoảng 500 đối tác khác nhau tích hợp dịch vụ trên nền tảng của công ty, một con số không hề nhỏ, đủ để đạt mức siêu ứng dụng.
Bên cạnh việc tích hợp dịch vụ của các đối tác vào Grab, ở phía ngược lại các đối tác cũng sử dụng Grab vào dịch vụ của họ. Chẳng hạn người dùng có thể thanh toán bằng GrabPay, đăng nhập bằng tài khoản Grab, di chuyển, giao hàng.
" alt=""/>Grab tiếp tục mở rộng tham vọng trở thành siêu ứng dụng tại Đông Nam ÁBà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT - Bộ TT&TT thông tin về hiện trạng phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Trong định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã được Bộ TT&TT đưa ra, Bộ xác định rõ, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam, và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu, giải quyết các bài toán toàn cầu. Trong tiến trình này, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ làm chủ và “Make in Vietnam” toàn bộ quá trình sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm, dịch vụ, làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ để không chỉ sử dụng mà còn đóng góp công nghệ mới cho thế giới.
Cùng với đó, doanh nghiệp công nghệ Việt nam còn có nhiệm vụ nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên các bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Đặc biệt, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ gánh trọng trách dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số.
Với mục tiêu tạo động lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ, ngày mai, 9/4/2019, tại Hà Nội, Bộ TT&TT sẽ lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, với chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” và khẩu hiệu hành động “Make in Vietnam”.
Trong chia sẻ với các cơ quan truyền thông tại buổi họp báo giới thiệu Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, cập nhật thông tin về hiện trạng phát triển của doanh nghiệp công nghệ nước nhà, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT Tô Thị Thu Hương cho biết, theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến hết năm 2018, tổng số doanh nghiệp công nghệ ICT của Việt Nam là hơn 50.000 doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ICT (không tính đến các doanh nghiệp cung cấp, phân phối) là 30.000 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phần cứng, phần mềm, nội dung số.
Trong năm 2018, tổng doanh thu của ngành công nghiệp ICT Việt Nam ước đạt 98,9 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 8%. Các lĩnh vực đều có sự gia tăng tốc độ phát triển cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Năm 2018, công nghiệp ICT cũng đã góp 50.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước và tạo hơn 1 triệu việc làm.
“Con số 100.000 doanh nghiệp công nghệ vào năm 2030 tôi nghĩ là con số rất tham vọng, song qua đánh giá, chúng tôi thấy rằng về tiềm lực cũng như tiềm năng phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này.
Và với tiềm lực hiện nay của các doanh nghiệp cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghệ, tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn có thể giải quyết được các bài toán Việt Nam và gánh vác các trọng trách lớn như: nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên các bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị; dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số”, bà Tô Thị Thu Hương tin tưởng.
" alt=""/>“100.000 doanh nghiệp công nghệ Việt vào năm 2030 là con số tham vọng nhưng có thể đạt được”Năm 2016, Alisports thành lập World Electronic Sports Games (WESG), giải đấu quốc tế chứng kiến 63.000 người tham dự từ 125 quốc gia tham gia thi đấu với tổng giải thưởng 5,5 triệu đô la Mỹ và có tổng số người xem trên 375 triệu lượt. WESG giờ đây là giải đấu thể thao điện tử hàng đầu cho một số bộ môn nổi bật nhất và chứng kiến các đội chuyên nghiệp hàng đầu trên toàn thế giới tham gia thi đấu.
Vòng chung kết WESG 2017 năm nay tiếp tục là giải đấu eSports quốc tế được tổ chức bởi Alisports, diễn ra tại Hải Khấu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc từ ngày 13/3 đến 18/3. Các đội tuyển quốc gia hàng đầu trên thế giới cùng tranh tài trong một giải đấu có tổng giá trị giải thưởng lên đến 5.5 triệu đô (USD). Đặc biệt, Vainglory sẽ là tựa game di động đầu tiên được góp mặt tại WESG, đứng cạnh những cái tên nổi bật như Counter Strike: Global Offensive, Dota 2, Hearthstone và StarCraft II.
Cụ thể, các trận đấu showcase của Vainglory sẽ được tường thuật trực tiếp vào lúc 15h30 – 17h30 ngày 17/3 và 8h00 – 9h00 ngày 18/3. Người hâm mộ có thể theo dõi các trận đấu tại địa chỉ: live.gank.vn.
Ông Jason Fung, quản lý eSport toàn cầu của Alisports cho biết: “Alisports hướng đến phát triển thêm về giải đấu bằng cách kết hợp nhiều tựa game được công nhận trên toàn cầu như Vainglory, game eSport di động số một thế giới. Vainglory sẽ là tựa game eSport di động đầu tiên được giới thiệu khi cả hai thương hiệu đang hướng đến việc phát triển hệ sinh thái eSports bằng cách cung cấp cho game thủ và các đội chơi từ khắp nơi trên thế giới một cơ hội mới để cạnh tranh...”.
Chế độ Vainglory 5V5 đã được Super Evil Megacorp (SEMC) ra mắt đầu năm nay với hàng loạt các đối tác nổi bật như Razer và ESP Gaming cùng với việc hé lộ giải đấu Vainglory Premier League. Việc hợp tác với Alisports sẽ củng cố thêm vị thế của Vainglory ở cương vị là tựa game eSport di động số một thế giới và là cơ hội để các đội tuyển Vainglory có được thu nhập lớn thông qua các giải đấu.
Kristian Segerstrale, Giám đốc điều hành của Super Evil Megacorp cho biết:"Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Alisports, một thương hiệu đóng vai trò then chốt trong việc phát triển ngành thể thao và thể thao điện tử. Sự hợp tác này cho thấy bước đi quan trọng của thể thao điện tử và Vainglory, xuất hiện vào thời điểm hoàn hảo cùng sự ra đời của 5V5. Chúng tôi rất vui được gửi đến các đội tuyển Vainglory một nền tảng thi đấu toàn cầu để cạnh tranh và chúng tôi hy vọng cộng đồng sẽ tham gia hỗ trợ các đội tuyển khu vực của họ thi đấu tại WESG".
Cũng trong năm 2018, SEMC đã ký kết hợp đồng hợp tác với Gamota để phát triển Vainglory tại thị trường Việt Nam. Được biết trong thời gian sắp tới, Gamota sẽ phối hợp tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp với giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng để thúc đẩy phong trào tập luyện và thi đấu Vainglory trên khắp cả nước. Qua đó có thể tuyển chọn ra các đội tuyển mạnh để cạnh tranh trên đấu trường quốc tế.
Sự gia nhập của Vainglory vào hệ thống WESG cùng với các tựa game PC khác cũng cho thấy cách mà các trò chơi trên nền tảng di động đang làm thay đổi ngành công nghiệp trò chơi truyền thống. Trong vòng 2 năm vừa qua sự thay đổi này đã tạo nên đà tăng trưởng với thị trường trò chơi điện tử toàn cầu tạo ra 91 tỷ USD vào năm 2016, trong đó ngành di động chiếm tỷ trọng lớn nhất (40,6 tỷ USD) và thị trường PC giảm xuống còn 35,8 tỷ USD.
Tải ngay Đấu trường Vainglory tại địa chỉ:
Trang chủ: https://vainglory.vn/
Official Fanpage: https://www.facebook.com/vainglorygamevietnam/
Group cộng đồng: https://www.facebook.com/groups/VaingloryVn/
" alt=""/>SEMC công bố hợp tác với Alisports trong giải đấu WESG 2017