Được cái bố tôi tính xởi lởi, hài hước nên hàng xóm ai cũng quý. Mỗi khi chúng tôi về quê có quà, bố chỉ dùng rất ít, còn lại mang chia hết cho mọi người.
Những việc ấy, chúng tôi thấy không vấn đề gì. Thế nhưng, có một việc 5 anh em không hài lòng là từ khi mẹ mất, mỗi tháng lĩnh lương người bố hiện 86 tuổi đều đi từ đầu ngõ đến cuối ngõ để chia tiền.
Lương của bố được hơn 8 triệu đồng, bố chia cho mỗi nhà 300.000 đồng. Hai em ruột thì bố cho 500.000 đồng/người.
Có lần bức xúc quá, tôi nói thẳng với bố: “Nhà mình không nghèo, nhưng con cháu cũng chưa giàu. Lương của bố, nếu không tiêu hết, bố cất đi phòng lúc ốm đau. Việc gì bố phải cho người ngoài nhiều như thế?”.
Bố tôi cười, bảo: “Bố già rồi, tiền cầm cũng không làm gì. Bố chỉ giữ lại một phần để lúc ốm đau, về già thêm vào với các con. Còn lại bố chia cho các em, các cháu và hàng xóm - những người tối lửa tắt đèn với bố mấy chục năm qua. Họ khó khăn con ạ.
Xóm mình có 10 nhà, 2 nhà khá giả thì không cần giúp nữa. Còn lại, 5 nhà có cụ già không lương hưu mà con cháu lại ít quan tâm, 1 nhà có 2 đứa con khuyết tật, 2 nhà còn lại thì lũ trẻ học giỏi mà bố mẹ chúng khó khăn. Với mình, 300.000 đồng không quá quý nhưng với họ là một khoản to.
Ngày xưa, bố đi bộ đội, rồi lại đi làm kinh tế, một mình mẹ ở nhà nuôi các con, nếu không nhờ anh em họ hàng, làng xóm hỗ trợ, chưa chắc mẹ con đã kham nổi để lo cho các con.
Giờ các con khôn lớn, thành đạt cũng là lúc bố trả ơn người ta. Việc này cũng khiến bố có thêm niềm vui lúc tuổi già. Thời gian của bố không còn nhiều nữa, bố muốn các con hiểu và ủng hộ bố”.
Nghe những lời bố nói, sống mũi tôi cay cay. Tôi nhớ lại những ngày thơ ấu, bố đi vắng, mẹ phải đổi công với hàng xóm láng giềng để lo gặt hái. Trong xóm, nhà tôi là khó khăn nhất nên bà Đa, bà Tiễn, bà Hảo… vẫn thường mang cho chúng tôi mớ rau, con tép, khi thì quả khế, quả đào tiên.
Nhiều hôm mẹ đi làm công ở xa, còn gửi chúng tôi sang nhà bác Thống. Trưa đến, bác lại tất tả sang nấu hộ nồi cơm độn khoai để mẹ đi làm về, cả nhà có cái ăn ngay.
Tình cảm làng quê ngày đó ấm áp là thế. Vậy mà, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, đã có lúc chúng tôi quên đi, giận hờn khi thấy bố giúp đỡ người khác.
Sau cuộc nói chuyện với bố hôm đó, tôi cũng phân tích lại với các anh, em của mình về chuyện bố chia tiền cho hàng xóm mỗi khi có lương. Cả 5 anh em đều hiểu ra và tôn trọng quyết định của bố.
Thậm chí, chúng tôi còn góp thêm tiền để bố tặng cho những hoàn cảnh đặc biệt trong làng. Số tiền tuy nhỏ nhưng mang đến niềm vui cho vài người. Quan trọng hơn, chúng tôi muốn cùng bố lan toả những điều tốt đẹp, để con cháu nhìn vào và noi gương, để mỗi ngày thức dậy là một ngày thấy cuộc đời này còn rất nhiều điều đẹp đẽ.
Ngọc Chỉnh(Nam Định)
Trong năm đầu tiên tuyển sinh và đào tạo, ngành Khoa học máy tính chỉ tuyển các sinh viên theo học tại cơ sở đào tạo Hà Nội, với chỉ tiêu là 120. Chỉ tiêu tuyển sinh ngành này được rút từ chỉ tiêu của ngành CNTT. Do đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của PTIT không thay đổi, vẫn là 3.820 chỉ tiêu cho cả 2 cơ sở đào tạo Hà Nội và TP.HCM của trường.
Trong năm nay, các thí sinh đăng ký tuyển sinh vào ngành mới Khoa học máy tính của Học viện sẽ được xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT theo 1 trong 2 tổ hợp môn thi A00 (Toán, Lý, Hóa) và A01 (Toán, Lý, Anh).
Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính của PTIT được thiết kế nhằm đào tạo và cung ứng nhân lực trình độ kỹ sư Khoa học máy tính (định hướng khoa học dữ liệu) trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển của nền kinh tế số. Sinh viên tốt nghiệp ngành này được trang bị những kiến thức cập nhật trong ngành khoa học máy tính thời đại 4.0 cùng hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng trong tương lai về khoa học máy tính, khoa học dữ liệu bao gồm cả chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và các kỹ năng mềm.
Sau thời gian được đào tạo 4,5 năm, sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính ra trường có thể trở thành cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực khoa học máy tính; các lập trình viên, quản trị dự án, chuyên gia trí tuệ nhân tạo, chuyên gia phân tích dữ liệu; cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về khoa học máy tính theo hướng chuyên ngành khoa học dữ liệu tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo…
Trước đó, theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 được PTIT chính thức công bố ngày 22/6, trong mùa tuyển sinh này, trường còn có 1 ngành mới khác là Công nghệ Internet vạn vật (IoT).
Có mã ngành 7520208, năm nay ngành công nghệ IoT dự kiến tuyển 75 sinh viên sẽ theo học tại cơ sở đào tạo TP.HCM của PTIT. Các thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo 1 trong 3 phương thức gồm: Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT ; xét tuyển kết hợp; xét tuyển dựa vào kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội.
Chương trình đào tạo ngành công nghệ IoT của Học viện nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện và hiện đại về IoT, kiến thức căn bản trong hội tụ điện tử - viễn thông - CNTT, những kỹ năng phù hợp với xu hướng phát triển của hệ thống, mạng, công nghệ và dịch vụ IoT, từ đó đáp ứng tốt nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ICT và xã hội.
Gồm 150 tín chỉ, chương trình đào tạo ngành IoT có thời gian đào tạo là 4,5 năm (9 học kỳ). Trong đó, 8 học kỳ tích lũy kiến thức tại Học viện, 1 học kỳ thực tập thực tế tại các cơ sở và làm đồ án tốt nghiệp hoặc học môn thay thế tốt nghiệp. Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy ngành IoT.
Bên cạnh 2 ngành mới, năm 2022, Học viện tiếp tục tổ chức tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy đã được mở từ các năm trước gồm: Kỹ thuật điện tử viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; CNTT; An toàn thông tin; Công nghệ đa phương tiện; Truyền thông đa phương tiện; Quản trị kinh doanh; Thương mại điện tử; Marketing; Kế toán; Công nghệ tài chính (Fintech).
Từ năm 2022, PTIT bổ sung chính sách học bổng đặc biệt với số lượng dự kiến tối đa là 30 suất học bổng có tổng trị giá học bổng khoảng 3 tỷ đồng. Đối tượng để được xét cấp học bổng đặc biệt này là các thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán, Lý, Hóa và Tin học. Với học bổng đặc biệt này, thí sinh sẽ được miễn học phí trong toàn bộ thời gian học tập với điều kiện phải đảm bảo điểm trung bình chung tích lũy năm học liên tục đạt từ loại Giỏi trở lên.Tuy nhiên ở Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ, nữ diễn viên sinh năm 1985 vào vai một nữ biên kịch nên phải chuẩn bị trang phục mới hoàn toàn cho phù hợp với nhân vật. Cô không thuê stylish riêng mà tự phối đồ cho mình.
![]() | ![]() |
Ở phim này, trang phục của Cẩm Giang chủ yếu là những set đồ tiểu thư nhẹ nhàng phù hợp với tính cách và công việc của nhân vật. Là một nữ biên kịch, có vẻ đẹp tri thức, tuy bên ngoài nữ tính nhưng bên trong Giang lại khá mạnh mẽ nên trang phục cũng phải phù hợp với nhân vật, không quá sang chảnh nhưng cũng phải đủ độ hấp dẫn.
![]() | ![]() |
Lã Thanh Huyền không quá khó khăn để tạo phong cách riêng cho nhân vật của mình với loạt váy áo đủ sắc độ, chất liệu và phong cách. Cô ưu tiên các thương hiệu thiết kế chứ không mua sẵn trang phục hàng hiệu đắt tiền.
![]() | ![]() |
Cô đặt hàng những nhà mẫu Việt thiết kế riêng cho mình từng bộ cánh cho phù hợp trong từng cảnh quay. Nữ diễn viên cho hay ước tính số lượng trang phục lên tới 100 bộ đồ cho gần 50 tập phim.
![]() | ![]() |
Nữ diễn viên biến hóa trong các thiết kế công sở và tiểu thư, không bộ nào giống bộ nào. Lã Thanh Huyền chuẩn bị đủ trang phục để mỗi lần xuất hiện là một bộ cánh khác nhau, không mặc lại lần thứ hai. Có thể nói cô là một trong những mỹ nhân chịu chơi và mặc đẹp nhất vũ trụ VFC.
Quỳnh An
Ảnh: NVCC