![]() |
Á hậu Thanh Tútrong chương trình VTVTrip |
Du lịch toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra những cơ hội mới cho những quốc gia có điều kiện để phát triển du lịch. Trong thông điệp nhân dịp Ngày Du lịch thế giới năm 2016 với chủ đề 'Du lịch cho mọi người', Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới, ông Taleb Rifai đã nhấn mạnh: "Nếu như năm 1950 mới có gần 25 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm thì đến năm 2015 con số này đã tăng lên 1,2 tỷ người. Du lịch đã trở thành một phần thiết yếu đối với nhiều người" và "Tất cả mọi công dân trên thế giới đều có quyền trải nghiệm sự đa dạng và vẻ đẹp của hành tinh chúng ta đang sống".
Lễ kí kết 'Thoả thuận phối hợp phát triển du lịch' giữa Bộ VHTTDL và Đài Truyền hình VN diễn ra vào ngày Du lịch thế giới 27/9/2016 là hoạt động thiết thực hưởng ứng thông điệp trên, đồng thời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam thời gian tới. Đây cũng là bước đi cụ thể, kịp thời để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch diễn ra ngày 09/8/2016 tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
![]() |
Ông Trần Bình Minh (TGĐ VTV) và Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện ký thỏa thuận hợp tác tại HN sáng 27/9. |
Với 4 phiên bản trên sóng truyền hình, VTVTRIP - DU LỊCH CÙNG VTV mang đến một cái nhìn tổng thể về du lịch tại Việt Nam và hướng đến nhiều đối tượng truyền thông. Các tạp chí 10 phút hàng tuần và 30 phút hàng tháng mang đến những thông tin tổng hợp, những phân tích và bình luận chuyên sâu về chính sách, kinh nghiệm và xu hướng phát triển du lịch tại Việt Nam và trên thế giới nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lí nói riêng và định hướng cho các doanh nghiệp du lịch nói chung. Phiên bản 30s, 2 phút, phát sóng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên hệ thống VTV với những hình ảnh nổi bật, đầy cảm xúc tự hào về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam, khơi gợi cảm hứng khám phá và trải nghiệm ở những điểm du lịch hấp dẫn, đẳng cấp của du lịch Việt Nam.
Vượt ra khuôn khổ của một chương trình quảng bá điểm đến du lịch thuần tuý, VTVTRIP - DU LỊCH CÙNG VTV lần đầu tiên trên sóng truyền hình quốc gia, người xem sẽ được tham dự những câu chuyện hậu trường của chính những nhân vật trực tiếp tham gia vào chuỗi sản phẩm và dịch vụ du lịch của điểm đến. Ở đó, đẳng cấp không chỉ được cân đo bằng hệ thống tiêu chuẩn của ngành mà còn bằng sự hài lòng, cảm xúc mạnh mẽ, sự ngạc nhiên thú vị của du khách. Mỗi số phát sóng là một câu chuyện nhằm thể hiện thái độ làm nghề nghiêm túc, gợi mở những biến chuyển tích cực trong tư duy sáng tạo, phát triển và trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ du lịch ở các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân.
![]() |
Triển lãm ảnh “Nụ cười Việt Nam” được tổ chức từ ngày 27/9 đến 02/10/2016 tại khu vực Hồ Gươm là một trong nhiều hoạt động đồng hành VTVTRIP sẽ tổ chức trong năm. |
L.A
" alt=""/>VTV phát sóng chương trình đặc biệt quảng bá du lịch ViệtNăm 1981, Steve Rothstein là người may mắn có được "kèo thơm" nhất lịch sử ngành hàng không. Ông mua vé bay trọn đời có tên AAirpass của hãng American Airlines với giá 250.000 USD (tương đương 5,8 tỷ đồng).
AAirpass cho phép hành khách bay trong khoang hạng nhất đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào cho đến cuối đời. Và chỉ với phụ phí 150.000 USD, hành khách sở hữu AAirpass sẽ có thể đưa thêm bất kỳ ai lên khoang hạng nhất với mình.
Steve Rothstein, một nhân viên ngân hàng đầu tư thời bấy giờ tại Chicago, đã là một trong những hành khách may mắn của American Airlines. Do nhìn thấy tiềm năng có nhiều giá trị từ thương vụ, ông đã vay 400.000 USD trả trong 5 năm với lãi suất 12%.
Thế nhưng điều mà hãng không hề nghĩ tới là trong nhiều năm cầm chiếc vé AAirpass trọn đời, Steve Rothstein và nhóm hành khách này góp phần gây ra tổn thất lớn cho hãng.
Lịch sử tấm vé bay trọn đời AAirpass
Vào cuối những năm 1970, nhiều hãng hàng không bắt đầu hoạt động ở Bắc Mỹ, tạo ra nhiều sự cạnh tranh trong ngành. Thập niên 1980 đến với lạm phát gia tăng, giá dầu tăng vọt và điều kiện kinh tế suy kiệt thách thức nền kinh tế Mỹ.
Trong thời gian đó, American Airlines là một trong những hãng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Hãng trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và gây ra khoản lỗ 76 triệu USD vào năm 1980, theo Historyofyesterday.
Để khắc phục tình hình, American Airlines đã đưa ra một chương trình khuyến mãi độc đáo không chỉ đảm bảo doanh số bán hàng mà còn đảm bảo lòng trung thành của khách hàng.
Robert Crandall (giám đốc điều hành năm 1981) nảy ra ý tưởng bán gói dịch vụ vé hạng nhất trọn đời, đảm bảo thu được khoản tiền lớn nhanh chóng cho American Airlines.
Ông cho rằng không ai thực sự bay nhiều như vậy để nhận được giá trị đồng tiền từ tấm vé trọn đời này.
Năm 1981, chỉ với giá 250.000 USD (tương đương 5,8 tỷ đồng), khách hàng có thể mua tấm vé AAirpass có thể đi bất kỳ đâu đến trọn đời.
Với phụ phí 150.000 USD, hành khách sở hữu AAirpass có thể đưa thêm bất kỳ ai lên khoang hạng nhất với mình.
Năm 1990, giá vé AAirpass là 600.000 USD (tương đương 14 tỷ đồng) dành cho 2 người. Năm 1993, giá cho loại vé này tăng lên 1,01 triệu USD (tương đương 23,7 tỷ đồng) và đến năm 1994, hãng dừng bán. Có khoảng 28 người đã sở hữu tấm vé bay trọn đời như vậy.
Tuy nhiên, sau đó, hãng hàng không đã nhận ra rằng họ mắc một sai lầm lớn khi bán những tấm vé đó. Hầu hết người mua đều bay nhiều hơn giá trị của tấm vé.
Năm 1994, hãng hàng không quyết định kết thúc chương trình và thu hồi tất cả các vé AAirpass còn tồn đọng.
Nhóm tài chính phân tích vào năm 2007 cho thấy, trung bình, mỗi người trong số các khách hàng đã tiêu tốn của hãng khoảng 1 triệu USD/năm cho phí và thuế. Có nghĩa là hãng hàng không đã mất gần 30 triệu USD mỗi năm do vé trọn đời.
Lùm xùm của Steve Rothstein và sự thất bại của hãng hàng không
Trong khoảng thời gian 25 năm, Steve Rothstein đã đến hơn 100 quốc gia, thực hiện hơn 10.000 chuyến bay. Ước tính tất cả các chuyến bay có giá 21.000 USD, gấp khoảng 84 lần số tiền ông trả ban đầu.
Ông được ngồi trên những chiếc ghế máy bay thoải mái nhất, tận hưởng những bữa ăn và giải trí tốt nhất, không phải xếp hàng dài ở sân bay và không bao giờ phải lo lắng về phí hủy chuyến.
Ông đã bay hàng trăm chuyến đến New York, Los Angeles (Mỹ), hay tới Ontario (Canada) chỉ để mua một chiếc bánh sandwich mà mình yêu thích.
Có khi, ông bay sang London (Anh) cả chục lần mỗi tháng. Thi thoảng, vị khách này còn hào phóng dùng vé dành cho bạn đồng hành để mời một người xa lạ ở sân bay lên khoang hạng nhất ngồi cạnh mình.
Năm 2008, Rothstein và một số người khác bị tước tấm vé AAirpass trọn đời. Ông và một số hành khách đã đâm đơn kiện và tuyên bố rằng sẽ không bao giờ dùng dịch vụ của hãng bay này nữa, theo The Guardian.
Sau các vụ kiện, nhóm của Rothstein thua kiện, không lấy lại được AAirpass. Trong khi đó, 25 hành khách khác, gồm cả tỷ phú Mark Cuba, vẫn sở hữu tấm vé còn hiệu lực.
Tuy nhiên, cuối cùng, cái kết của hãng hàng không cũng chẳng tránh khỏi hai chữ "thảm hại". Năm 2011, họ tuyên bố phá sản để tái cơ cấu công ty.
Phát lộ nhiều dấu tích quý giá tại di tích lăng Đồng Khánh
Chiêm ngưỡng ngôi chùa sẽ tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019
Thiên thạch Mặt Trăng đã về tới Chùa Tam Chúc
Văn phòng UNESCO Hà Nội, ĐH Sydney (Australia) và Quỹ Hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam (Hội đồng Di sản Quốc gia) vừa tổ chức tọa đàm “Sáng tạo di sản tương lai - Kinh nghiệm hợp tác giữa các ngành công nghiệp và văn hóa”.
Vào tháng 1/2018, UNESCO đã khởi động một mạng lưới truyền thông và chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu di sản và quản lý tổ chức nhằm kết nối và xúc tiến các cuộc thảo luận, nghiên cứu sâu rộng hơn về đóng góp mà ngành văn hóa có thể mang lại cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của đất nước. Ngay sau đó, cuộc tọa đàm bàn tròn đầu tiên đã được tổ chức nhằm thảo luận về cách tiếp cận dựa trên quyền trong quản lý các di sản thế giới.
![]() |
TS. Jane Gavan, ĐH Sydney (Australia), trình bày những kết quả của dự án “Sáng tạo sản xuất năm 2018” của UNESCO Việt Nam. |
Trên cơ sở đó, tại tọa đàm lần này các chuyên gia, đại diện các đơn vị công nghiệp, các nghệ sĩ và nhà thiết kế đã phân tích ý nghĩa thực sự của khái niệm di sản, vốn được biết đến như một giá trị cốt yếu của Việt Nam, đối với các cộng đồng khác nhau. Trong đó, điển hình là những sáng kiến mới trong việc liên kết vì lợi ích chung giữa di sản và các ngành công nghiệp sáng tạo cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Theo TS. Jane Gavan ĐH Sydney (Australia), những gì ta đang thấy hôm nay sẽ là di sản cho tương lai, chính vì vậy phải tìm cách phát huy tiềm năng của các sáng tạo nói chung nhằm phát triển kinh tế.
“Mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là xây dựng các hoạt động hợp tác giữa các ngành công nghiệp và văn hóa, thử nghiệm để chia sẻ thành công các sản phẩm làm được trong quá trình này”, TS. Jane Gavan nói.
TS. Jane Gavan mong muốn cả cộng đồng, từ các nghệ sĩ, các nhà thiết kế, đại diện các ngành công nghiệp, truyền thông cùng vào cuộc chứ không thực hiện một cách đơn lẻ. Bên cạnh đó, chứng minh tiềm năng liên kết cộng đồng sáng tạo để tạo ra các câu chuyện có sức lay động.
Ông Michael Croft, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho rằng, chủ đề sức mạnh mềm văn hóa là môt trong những vấn đề rất thú vị hiện nay tại Việt Nam.
“Chúng tôi nhận thấy Việt Nam là một đất nước nhiều di sản văn hóa. Nhưng có một thách thức đặt ra là rất nhiều du khách đến đây đã hơi chút thất vọng bởi sản phẩm du lịch văn hóa nói chung không có nhiều tính mới hoặc tính sáng tạo trong đó. Chính vì thế, hơn lúc nào hết Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa phát triển trong một giai đoạn mới.
Do vậy, sức mạnh và nguồn lực văn hóa cần phải được sáng tạo và chuyển hóa thành những quyền lực mềm. Với dự án đưa ra của UNESCO, chúng tôi đặt những ưu tiên và kỳ vọng đạt được tư duy mới, cách tiếp cận mới, phương pháp mới trong nhìn nhận văn hóa dưới góc độ những người tạo ra di sản trong tương lai”, Ông Michael Crof nhấn mạnh.
Tình Lê
" alt=""/>Sáng tạo di sản tương lai