Bạn không muốn cắm sạc? Vậy hãy dán một miếng Moos lên mặt sau chiếc điện thoại. Bạn có thói quen dán chống xước thiết bị, vậy tại sao không chọn một miếng dán vừa có chức năng bảo vệ vừa sạc được pin? Nếu sản phẩm Moos có thể thương mại hóa, bạn sẽ dễ dàng sạc không cần dây cắm bằng chính miếng dán thời trang vẫn sử dụng hàng ngày. Được dự kiến là chiếc sạc không dây mỏng nhất thế giới, Moos là một miếng dán chứa chip sạc không dây QI, có khả năng sạc điện thoại mà không cần dây cáp. Loại miếng dán này rất dễ tháo ra và có nhiều màu sắc, họa tiết để bạn lựa chọn.
Tuy nhiên, trên thực tế, Moos không hoàn toàn là một loại sạc “tất cả trong một”. Bạn vẫn phải đặt chiếc iPhone của mình vào một đế sạc QI, nhưng nhóm cam kết miếng dán này sẽ hoạt động “với công nghệ sạc không dây QI kể cả trên những seri IKEA đời mới nhất”.
Nhóm này có ba mẫu thiết kế, nhưng nếu vượt qua được mục tiêu 20.000 USD của sáng kiến Indiegogo, hy vọng sẽ có nhiều mẫu thiết kế khác ra đời.
" alt=""/>Moos: Sạc không dây mỏng như miếng dán chống xướcTrong lễ kỉ niệm 20 năm thành lập (12/9/1996 -12/9/2016), Công đoàn Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã trao giải cuộc thi “Viết về MobiFone”.
![]() |
Ông Lê Nam Trà -Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Viễn thông MobiFone trao tặng giải Đặc biệt của cuộc thi “Viết về MobiFone” |
Những tác phẩm của tình yêu và niềm tự hào
Ngay từ đầu năm 2016, câu hỏi “MobiFone trong bạn là tình yêu, lòng tự hào hay gia đình thứ hai?” được gửi tới các đoàn viên Công đoàn đã có hiệu ứng như một lời hiệu triệu. Hàng ngàn câu trả lời thương mến từ người MobiFone khắp mọi miền gửi về cuộc thi “Viết về MobiFone”.
![]() |
Cuộc thi “Viết về MobiFone” đã thu hút được đông đảo CBCNV tham gia với nhiều tác phẩm chất lượng cao |
Các tác phẩm đã được chọn lọc, được cân nhắc nhiều lần, để rồi từ hàng trăm bài viết, đã tìm ra những tác phẩm xuất sắc nhất vào vòng chung kết của cuộc thi. Tại Hội diễn văn nghệ chào mừng 20 năm thành lập Công đoàn Tổng công ty, Ban tổ chức đã công bố và vinh danh các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi “Viết về MobiFone”. Giải Nhất tập thể được trao cho Công đoàn Cơ quan Tổng công ty và giải Đặc biệt cá nhân được trao cho tác phẩm đầy tâm huyết của anh Nguyễn Xuân Nghĩa - Giám đốc TT Đo kiểm & Sửa chữa thiết bị viễn thông…
Nhưng ý nghĩa của cuộc thi không chỉ giới hạn ở những giải thưởng mà rộng hơn, mỗi tác phẩm đã ghi lại những dấu ấn đậm nét và cả chặng đường lịch sử, những thành tựu đáng tự hào của MobiFone.
Nhà báo Ngô Bá Lục - Phó Tổng biên tập Báo điện tử Saostar, thành viên Ban giám khảo của Cuộc thi “Viết về MobiFone” đã thốt lên: “Vẫn luôn theo dõi và rất ấn tượng với quá trình phát triển và những thành tựu MobiFone đạt được, nhưng quả thực đến khi được tin tưởng chọn làm giám khảo cuộc thi “Viết về MobiFone” tôi mới hiểu vì sao doanh nghiệp này lớn mạnh đến vậy. Đây chỉ là một hoạt động phong trào, ngoài giờ làm việc mà các anh, chị còn đầu tư tỉ mỉ như thế này thì sản phẩm chính cung cấp cho khách hàng chắc chắn còn được chăm chút kỹ lưỡng gấp nhiều lần”.
![]() |
Anh Nguyễn Xuân Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Đo kiểm & Sửa chữa thiết bị viễn thông, Giải xuất sắc của cuộc thi “Viết về MobiFone” |
Chỉ có thể là tình yêu
Ở một doanh nghiệp viễn thông mà từ khóa chính là “Tốc độ”, công việc cuốn người ta đi tưởng chừng như chẳng có lúc nào nghỉ ngơi, cũng không phải nhà văn chuyên tâm với nghiệp viết, ấy vậy mà những thạc sĩ, tiến sĩ, kỹ sư công nghệ thông tin đã bao lần thức trắng đêm, miệt mài với những con chữ để cho ra đời những “công trình” lên đến gần ngàn trang viết.
Điều đó chỉ có thể lý giải bằng tình yêu, sự gắn bó máu thịt đã thôi thúc các anh chị phải tỏ bày. Như lời tâm sự gan ruột của chủ nhân Giải Đặc biệt: Anh Nguyễn Xuân Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Đo kiểm & Sửa chữa thiết bị viễn thông chia sẻ: “Tôi thấy mình có trách nhiệm phải kể lại những câu chuyện cho thế hệ trẻ. May mắn được sống và làm việc với MobiFone từ những ngày đầu thành lập cũng là những ngày đầu tốt nghiệp đại học, tôi thấy cần kể lại những câu chuyện không bao giờ quên để góp một phần nhỏ bé của mình vào bộ “tài liệu lịch sử” của Công Đoàn Tổng công ty quagần 1/4 thế kỷ”.
Đó còn là chị Lê Thị Thúy - Trung tâm Công nghệ thông tin, ngườiđã rất khéo léo sắp xếp thời gian để không ảnh hưởng tới công việc chuyên môn. Bài thi chủ yếu được chị hoàn thiện vào buổi đêm, từ 10h tối đến khoảng 2, 3 giờ sáng, khi công việc nhà đã xong, các con đã ngủ. Là chị Ngạc Thị Hồng Xiêm - Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1, người đã bỏ ra nửa năm trời thu thập tư liệu và nhiều đêm thức trắng để xây dựng bản thảo. Lựa chọn chủ đề văn hoá MobiFone làm điểm nhấn riêng: Văn hóa MobiFone đã làm nên những con người MobiFone trung thực, sáng tạo, nghĩa tình và hết mình với công việc,tác phẩm của chị đã tái hiện sinh động quá trình xây dựng và phát triển “8 cam kết của MobiFone” cùng với thông điệp “Kết nối giá trị - Khơi dậy tiềm năng” đã làm nên văn hóa riêng đặc sắc của MobiFone.
20 năm - một dấu son trên chặng hành trình không mỏi, là dịp để mỗi cán bộ công nhân viên Tổng Công ty Viễn thông MobiFone nhìn lại những ngày đã qua để có thêm niềm tự hào và tin tưởng vững bước trên con đường đổi mới, sáng tạo và chinh phục những đỉnh cao mới. Trong hành trình đó, những di sản tinh thần mang một ý nghĩa đặc biệt.
Như lời của ông Bùi Sơn Nam -Phó Tổng giám đốc Công ty MobiFone phát biểu tổng kết cuộc thi: “Viết về MobiFone” là cuộc thi có ý nghĩa vô cùng to lớn, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu MobiFone trong mỗi CBCNV. Các tác giả đã gửi gắm tình yêu MobiFone sâu sắc trong mỗi trang viết thấm đẫm cảm xúc. Có những tác phẩm thực sự trở thành công trình nghiên cứu về MobiFone. Tôi tin rằng đây sẽ là kho tư liệu quý báu, kho tài sản tinh thần vô giá cho các thế hệ trẻ MobiFone sau này”.
Vũ Ngọc Minh" alt=""/>Di sản tinh thần 20 năm của MobiFoneTrong khuôn khổ chuỗi sự kiện chào mừng 60 năm thành lập trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (1956 - 2016), ngày 15/9/2016, FPT Software - đơn vị thành viên trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT đã trao tặng ĐH Bách khoa Hà Nội trang thiết bị phòng thực hành máy tính gồm 45 bộ máy tính, 1 máy chiếu và một số trang thiết bị khác phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, có tổng giá trị 1 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ trao tặng, Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc, cựu giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội khẳng định: “FPT luôn mong muốn hợp tác và hỗ trợ ĐH Bách Khoa trong hoạt động đào tạo cũng như nghiên cứu phát triển, đặc biệt là về các công nghệ mới như IoT, S.M.A.C. Nếu nhà trường và doanh nghiệp khéo kết hợp thì sinh viên hoàn toàn có thể lập nghiệp ngay từ khi chưa ra trường. Chẳng hạn như, Tổng giám đốc FPT Software Hoàng Việt Anh, cựu sinh viên K36 trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, vào FPT với vị trí sinh viên thực tập từ năm thứ 2 và ngay trong quá trình thực tập đã được cử đi TP.HCM để triển khai dự án cho khách hàng”.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Trường rất tự hào khi trong thành công của FPT, một tập đoàn mạnh và có tên tuổi, có sự đóng góp lớn của các cựu cán bộ, sinh viên ĐH Bách Khoa. Trường mong muốn, hai bên không chỉ hợp tác trong việc đào tạo sinh viên liên quan đến lĩnh vực phần mềm mà còn có thể hợp tác trong việc nghiên cứu đón đầu một số mảng công nghệ”.
![]() |
Tại FPT, 12% cán bộ công nghệ, kỹ thuật xuất thân từ ĐH Bách Khoa Hà Nội. Đặc biệt, trong số 1.300 cán bộ quản lý từ cấp phòng trở lên, cựu sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất là 26%, trong đó có thể kể đến các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn FPT đều xuất thân từ ĐH Bách khoa Hà Nội như: Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc, cựu giảng viên ĐH Bách Khoa; Phó Tổng Giám đốc FPT Dương Dũng Triều, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến và Tổng Giám đốc FPT Software Hoàng Việt Anh là những cựu sinh viên của ĐH Bách khoa Hà Nội.
" alt=""/>CEO FPT: Nhà trường