Theo đó, kiểu chơi Team Deathmatch của chế độ Arcade sẽ là nơi diễn ra các trận đấu 8v8 trên bảy đấu trường khác nhau được lấy từ nhiều địa hình khác nhau trên các maps có sẵn trong PUBG– như Stalber của Erangel, Bến tàu trong Sanhok hay Podvosto từ Vikendi,…
Cụ thể hơn, chế độ chơi mới toanh này hoạt động tương tự như mọi mode Team Deathmatch thông thường khác. Tức là cho phép người chơi hồi sinh, được lựa chọn các bộ vũ khí khác nhau trước bi bước vào trận chiến và chỉ có sẵn ở góc nhìn thứ nhất (FPP).
Team đầu tiên chạm tới mốc 50 kills hoặc hạ được nhiều mạng hơn đối thủ sau 10 phút sẽ giành chiến thắng round đấu đó – với hai rounds thắng là đảm bảo cho thắng lợi chung cuộc.
Team Deathmatch cũng tặng thưởng BP cho những cá nhân có màn trình diễn xuất sắc trong trận đấu.
Bảng điểm trong Team Deathmatch
QUY TẮC CHƠI TEAM DEATHMATCH
PUBG Corp nói rằng họ đang lên kế hoạch đưa thêm các chiến trường mới vào Team Deathmatch trong tương lai và sẽ theo dõi phản hồi từ cộng đồng để cải thiện.
Bên cạnh đó, các kiểu chơi khác của Arcade cũng sẽ lần lượt dược giới thiệu trong thời gian tới nhằm mục đích “pha trôn cách chơi độc đáo của PUBG vào trong những trải nghiệm mới lạ.”
Hiện bản update 6.2 đã được đưa lên Test Server và sẽ có trên Live Server sau khi quá trình bảo trì hoàn thành hôm 19/02.
None
" alt=""/>PUBG đưa chế độ chơi kinh điển Team Deathmatch 8v8 vào bản update 6.2Theo đại diện Ban tổ chức, sau 2 tháng triển khai, chương trình bình chọn giải thưởng Sao Khuê 2021 đã hoàn thành 3 vòng đánh giá quan trọng gồm: Sơ loại hồ sơ, Thuyết trình và Hội nghị đánh giá chung tuyển.
Qua vòng Sơ tuyển, đã chọn được 254 đề cử thuộc 140 doanh nghiệp để tham gia vòng Thuyết trình tại 2 khu vực Hà Nội và TP.HCM.
Sao Khuê 2021 ghi nhận sự tham gia vượt trội của các đề cử trong lĩnh vực Chính phủ số với 10 đề cử; lĩnh vực Quản lý, điều hành tổ chức, doanh nghiệp với 18 đề cử; lĩnh vực Kế toán - Tài chính với 19 đề cử, trong đó có nhiều đề cử được các Hội đồng giám khảo đánh giá cao và đề xuất bình chọn Top 10 Sao Khuê.
Vào những ngày 21 và 23/3, vòng Thuyết trình đã diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM do 20 Hội đồng giám khảo gồm 46 chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực chấm điểm và bình chọn. Tiếp đó, trong ngày 31/3 vừa qua, Hội nghị chung tuyển Sao Khuê 2021 đã diễn ra dưới sự điều hành của ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, Chủ tịch Hội đồng và ông Trương Gia Bình, Phó chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban tổ chức.
Kết quả, hội nghị đã xem xét, phản biện và bảo vệ để chọn ra 182/254 sản phẩm, dịch vụ, nền tảng… xuất sắc sẽ được trao giải thưởng Sao Khuê 2021.
Theo nhận định của các thành viên giám khảo, các sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT tham gia giải thưởng Sao Khuê năm nay phần đa đều được nâng lên một tầm mới với những công nghệ mới AI, Cloud, Big Data, IoT, Blockchain… phù hợp với xu thế.
![]() |
Sao Khuê năm nay ghi nhận sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc phát triển các nền tảng số, với 22 nền tảng sẽ được vinh danh. (Ảnh minh họa: Internet) |
Đáng chú ý, Sao Khuê năm nay ghi nhận sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc phát triển nền tảng số, với 22 nền tảng sẽ được vinh danh. Đây là hướng phát triển đúng đắn, phù hợp chủ trương của Chính phủ, Bộ TT&TT và chiến lược của VINASA, làm tiền đề hình thành những hệ sinh thái số cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 6/2020 đã xác định phát triển các nền tảng số là một trong những giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả. Và thực tế, đến nay nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ được các công nghệ cốt lõi, phát triển nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số. Đã có khoảng 40 nền tảng số Make in Vietnam được cho Bộ TT&TT giới thiệu và bảo trợ truyền thông.
Trở lại với giải thưởng Sao Khuê 2021, đại diện Ban tổ chức chia sẻ, phần “gay cấn” nhất trong hội nghị Chung tuyển là lựa chọn các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT xuất sắc và nổi trội hơn cả để trao Top 10 Sao Khuê 2021.
Các tiêu chí chính để lựa chọn Top 10 gồm có: doanh thu cao, tăng trưởng tốt; công nghệ vượt trội, sáng tạo đột phá và tác động xã hội lớn, hiệu quả trên diện rộng, giải quyết bài toán bức thiết của xã hội…
Hội nghị Chung tuyển mặc dù đã chọn được 10 sản phẩm, giải pháp trao Top 10 Sao Khuê năm nay song danh sách này được Ban tổ chức giữ bí mật đến thời điểm tổ chức lễ trao công bố và trao giải thưởng. Theo kế hoạch, buổi lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới tại Hà Nội.
M.T
Nhấn mạnh Chương trình Chuyển đối số quốc gia được phê duyệt là dấu mốc quan trọng, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, Chương trình đã xác định việc phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh chuyển đổi số.
" alt=""/>Sao Khuê 2021: Doanh nghiệp Việt đầu tư mạnh cho phát triển nền tảng sốĐộng thái này diễn ra trong bối cảnh các công ty công nghệ trên toàn cầu đang lao đao vì tình trạng thiếu chất bán dẫn đang diễn ra buộc các công ty sản xuất ô tô phải cắt giảm sản lượng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn cũng đang làm tổn thương đến các nhà sản xuất điện thoại thông minh, các nhà sản xuất máy tính xách tay và thiết bị công nghệ trong bối cảnh nhu cầu gia tăng do đại dịch.
Trong một tuyên bố với Reuters, TSMC cho biết: “Chúng tôi đang bước vào một thời kỳ tăng trưởng cao hơn khi xu hướng 5G và điện toán hiệu suất cao được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ về công nghệ bán dẫn của chúng tôi trong vài năm tới. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng đẩy nhanh quá trình số hóa ở mọi khía cạnh”.
TSMC cũng như các công ty công nghệ khác trên toàn cầu đã được hưởng lợi từ xu hướng làm việc và học tập tại nhà trong đại dịch Covid-19, khi mọi người đổ xô đi mua máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác.
TSMC đã công bố kế hoạch vào tháng 5 để xây dựng nhà máy trị giá 12 tỷ USD của riêng mình ở bang Arizona của Hoa Kỳ, trong một chiến thắng rõ ràng cho chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn đang thúc đẩy giành giật chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu từ Trung Quốc.
Đối thủ của TSMC là Intel cho biết trong tháng này họ sẽ xây dựng hai nhà máy mới tại một khuôn viên hiện có ở bang Arizona để sản xuất chip của riêng mình nhưng cũng mở cửa cho khách hàng bên ngoài trong mô hình kinh doanh được gọi là “xưởng đúc” trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Phan Văn Hòa(theo Reuters)
Tình trạng khan hiếm chip đang diễn ra trên toàn cầu không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
" alt=""/>TSMC sẽ đầu tư 100 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu chip toàn cầu