Đảo Ramree còn gọi là đảo Yangbye hay đảo Yanbye, là một đảo ngoài khơi ở Rakhine, Myanmar. Diện tích đảo khoảng 1350 km2.
![]() |
Vùng đầm lầy trên đảo |
Khu rừng hẻo lánh trên đảo Ramree chính là nơi tạo nên nỗi hoảng sợ ám ảnh với bất cứ ai khi đặt chân tới. Nơi đây là địa bàn sinh sống của loài cá sấu nước mặn.
Loài bò sát này có thể nặng đến 1000kg, dài 7m. Theo tạp chí National Geographic, đây chính là sinh vật ăn thịt người nhiều nhất trong tự nhiên. Chính trong những khu rừng ngập mặn trên đảo Rakhine là nhà của loài bò sát đáng sợ này.
![]() |
Những con cá sấu nước mặn - hung thần trên đảo |
Đến nay, người ta vẫn truyền tai nhau câu chuyện “đẫm máu” có thực từng xảy ra trên đảo vào thời điểm Thế chiến thứ 2 bùng nổ.
Đó là vào khoảng năm 1945, khi quân đội Anh đưa nhóm quân đội Nhật vào rừng sâu. Trong số khoảng 1000 binh lính Nhật vào rừng, chỉ một nửa số người sang được bờ bên kia, còn lại được cho là bị cá sấu tấn công, ăn thịt.
![]() |
"Đảo thần chết" nơi vẫn lưu truyền câu chuyện đẫm máu kinh hoàng |
Sự kiện này hiện vẫn được ghi trong sách kỷ lục Guiness thế giới về việc “nhiều người tử vong nhất trong một vụ cá sấu tấn công”. Đồng thời, thảm kịch được nhà tự nhiên Bruce Stanley Wright đồng thời là một binh lính Anh tham gia trận chiến, mô tả lại trong cuốn “Phác họa cuộc sống hoang dã gần và xa”, xuất bản năm 1962.
Câu chuyện gây ra rất nhiều tranh cãi, khiến hòn đảo được nhiều người biết tới, nhưng một sự thật đó là, loài cá sấu mước mặn ở Ramree nổi tiếng hung hãn. Chúng có tính lãnh thổ cao, sống với số lượng lớn báo động quanh Ramree và không kén ăn. Loài bò sát này ăn bất cứ sinh vật nào lạc vào lãnh thổ của mình, thậm chí là con người. Khi lượng cá sấu trong khu vực tăng lên, số người tử vong không nghi ngờ gì, chính là con mồi của chúng.
Bên cạnh đó, Ramree từng trải qua những hoạt động núi lửa với chiều hướng gia tăng, kết hợp cùng nhiều yếu tố tự nhiên khác, biến cá sấu nước mặn ở đây được xếp hạng một trong những loài nguy hiểm nhất.
Không chỉ có những “hung thần” cá sấu nước mặn, Ramree còn là nơi cư trú của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm bệnh sốt rét và bọ cạp.
![]() |
Một góc của Ramree ngày nay, bình yên hơn rất nhiều so với quá khứ |
Hiện tại Ramree đã bình yên hơn so với quá khứ, nhưng những con cá sấu đầm lầy vẫn còn đó, như nhắc nhở về sự tàn khốc của chiến tranh và sự khắc nghiệt của tự nhiên.
Người Trung Quốc bây giờ có xu hướng thích đi du lịch đến những vùng quê hẻo lánh, tách biệt với khói bụi thành phố. Do đó, những ngôi làng may mắn còn giữ nguyên được kiến trúc cũ đã thu hút nhiều du khách ghé đến.
" alt=""/>'Đảo thần chết' nơi vẫn lưu truyền câu chuyện đẫm máu kinh hoàngKhách du lịch và người dân Quảng Ninh đang chờ đón lễ hội Carnaval 2019 diễn ra tại Hạ Long vào ngày 28/4/2019. Các nghệ sỹ quốc tịch châu Âu, Brazil đến từ khu du lịch Sun World Ba Na Hills sẽ cùng quy tụ về TP biển Hạ Long, đem đến màn diễu hành và trình diễn carnaval đường phố rực lửa.
Còn nhớ dịp lễ 30/4 năm ngoái, lễ hội Carnaval Hạ Long 2018 sôi động chưa từng có đã kéo hàng vạn du khách đổ về quảng trường Sun Carnival Plaza, cùng chứng kiến đêm hội đỉnh cao, tạo nên một Hạ Long “không ngủ”. Lễ hội đường phố mở màn mùa du lịch biển năm nay tiếp tục do Sun Group tổ chức, được kỳ vọng đem đến dư vị hoàn toàn mới.
![]() |
Carnaval Hạ Long dần trở thành thương hiệu, “chất men say” của du lịch Hạ Long |
Sự kiện diễn ra ngay tại đường bao biển trung tâm du lịch Bãi Cháy dài hơn 4 km. Con đường bao biển hiện đại này cũng sẽ được thông xe kỹ thuật đúng ngày 28/4. Dọc hai bên đường là tổ hợp du lịch, giải trí hiện đại và bãi tắm Bãi Cháy mới sạch sẽ, cát trắng phau, hàng dừa xanh mát mắt. Cũng trong dịp này, bến cảng nội địa tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long chính thức khai trương, mở thêm cửa ngõ mới cho du khách thăm vịnh Hạ Long.
Với việc bắt đầu đưa tuyến đường bao biển phục vụ dân sinh, khởi động ngay với carnival đường phố, Bãi Cháy tiếp tục khẳng định là trung tâm sự kiện, lễ hội và du lịch giải trí của Quảng Ninh. Cùng với những thông tin tích cực đó, mọi cung đường không - thủy - bộ đưa khách đến Quảng Ninh nay đều rộng mở, dự báo lượng khách khổng lồ sẽ không ngừng đổ về TP di sản.
![]() |
Hạ Long hút khách với chuỗi lễ hội cuồng nhiệt |
TP biển đã được chỉ đích danh là điểm phải đến của mùa hè năm nay với hàng loạt sự kiện trong Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2019 kéo dài từ 25/4-1/5… Nối tiếp thành công những năm trước, chuỗi sự kiện “Bốn mùa hương sắc kỳ quan - Hải trình mùa hạ” 2019 sẽ khởi đầu với lễ hội ẩm thực giải trí ngay tại quảng trường Sun Carnival Plaza ngày 11/5 tới. Không chỉ được hòa cùng âm nhạc, vũ điệu với những ca sỹ, nhóm nhảy nổi tiếng, du khách còn thỏa sức thưởng thức không gian ẩm thực đường phố bất tận và thả ga mua sắm trong các gian hàng thời trang, lưu niệm…
Bên cạnh những công trình du lịch, nghỉ dưỡng quy mô, tổ hợp vui chơi giải trí đẳng cấp, lễ hội chẳng khác nào thứ “men say” cuốn hút khách về Hạ Long. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả….
…Và một “lực hút nam châm” mới
Sức hấp dẫn của Hạ Long không chỉ bởi không gian miên man hội hè, mà còn là những công trình đẳng cấp, đậm chất nghệ thuật ở Bãi Cháy. Điển hình như dự án Sun Plaza Grand World - quần thể nhà phố thương mại cao cấp hội tụ kiến trúc 5 châu lục. Điển hình trong số đó là tiểu khu Élyseé thuộc Shophouse Europe -được ví như một “châu Âu thu nhỏ” bên Vịnh di sản.
Không chỉ gây choáng ngợp bởi kiến trúc bề thế, quyến rũ ngay mặt đường Hạ Long, tiểu khu Élyseé còn mới ra mắt dãy phố đi bộ đẹp nhất TP biển, hai bên là vô số cửa hàng thời trang lộng lẫy, chuỗi dịch vụ du lịch đẳng cấp. Khu vực này sẽ là “sân khấu” hoàn hảo cho các lễ hội thời trang hay các lễ hội văn hóa, ẩm thực châu Âu…
Với vị trí quý hiếm ngay trung tâm Bãi Cháy, chỉ vài bước đến vịnh Hạ Long, Élyseé chính là nơi dễ dàng nhất để kinh doanh dịch vụ du lịch. Lợi thế lớn khi cách đó không xa là Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, nơi liên tục đón những chuyến tàu du lịch 5 sao chở hàng nghìn du khách ngoại, và tới đây là đông đảo khách nội địa từ khắp mọi miền về thăm vịnh.
![]() |
Élyseé là “sân khấu” hoàn hảo cho các lễ hội thời trang hay các lễ hội văn hóa, ẩm thực châu Âu |
Du khách không thể cưỡng nổi trước sức hút của không gian ẩm thực, café, hay những shop thời trang, phụ kiện trong những căn nhà phố phong cách châu Âu tráng lệ. Họ sẵn sàng chi tiêu, mua sắm, hưởng thụ. Chủ nhân các shophouse sẽ nhận về nguồn doanh thu dồi dào. Cơ hội kinh doanh làm giàu lâu dài tại “kinh đô thời trang” Hạ Long đang quá hấp dẫn, khi chỉ cần có 3,4 tỷ đồng vốn ban đầu để sở hữu căn shophouse châu Âu đẳng cấp và gói hỗ trợ 450 triệu đồng hoàn thiện nội thất.
Nhìn sang khu shophouse Sun Premier Village Ha Long Bay bàn giao năm ngoái, nay đã trở thành khu phố sôi động với đủ dịch vụ. Những lễ hội như “Bốn mùa hương sắc kỳ quan” sẽ kéo theo lượng khách lớn đến vui chơi tại quần thể du lịch này. Tương lai không xa, tiểu khu Élyseé cũng sẽ sôi động, thậm chí còn hơn thế.
Khách du lịch, các tín đồ thời trang sẽ đổ về đây hòa mình trong lễ hội, vừa thưởng lãm nghệ thuật kiến trúc vừa tận hưởng dịch vụ 5 sao, tạo nên một “châu Âu” thực thụ giữa TP biển. Khi đó, khu phố thượng lưu Élyseé - Shophouse Europe sẽ trở thành “lực hút nam châm” mới hút khách đến Hạ Long, bên cạnh những lễ hội tưng bừng.
Doãn Phong
" alt=""/>Lễ hội hè rộn rã khắp Hạ Long![]() |
Căn nhà khang trang chị Hà xây lên sau khi đi xuất khẩu lao động về. Ảnh: Nguyễn Thảo |
3 giờ chiều mới được ăn trưa
8 năm đi xuất khẩu lao động thì 3 năm chị Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1971, trú ở xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) làm giúp việc cho một gia đình ở Đài Loan. 5 năm sau chị sống cùng một gia đình ở Cộng hoà Síp.
Khó khăn đầu tiên chị vấp phải là ngôn ngữ bất đồng. Dù trước mỗi chuyến đi, chị đều phải học tiếng nhưng vì thời gian ngắn ngủi nên khi sang, chị vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp.
Chị Hà tự hào kể mình là người rất chăm chỉ và tinh ý nên nhiều khi không hiểu chính xác chủ nhà nói gì nhưng đều đoán được ý dựa vào bối cảnh và thái độ của chủ. ‘Cả 2 nhà chủ đều khen tôi thông minh, nhanh nhẹn. Hôm trước chưa biết, hôm sau đã học được ngay’.
‘Kể cả nấu ăn, ban đầu tôi phải nhìn chủ nhà làm để học theo, nhưng về sau tôi nấu còn ngon hơn cả chủ. Đến tận bây giờ, sau 8 năm về nước rồi, tôi vẫn còn liên lạc với gia đình ở Síp, bà chủ thỉnh thoảng vẫn rủ tôi sang nấu ăn cho bà’.
![]() |
Chị Hà ngày trẻ chụp cùng bà chủ ở Síp. Ảnh: NVCC |
Khi sang Síp, chị Hà là người giúp việc thứ 6 của gia đình này. 5 người kia không ở được, bỏ đi hết. Chị nói, bí quyết của chị là chăm chỉ và tinh ý.
‘Chỉ nói đơn giản như việc lau dọn, quét nhà, những chỗ mà mình tưởng là người ta không để ý nhất thì chủ nhà sẽ kiểm tra. Chỉ cần quệt tay xuống gầm bàn thấy vẫn còn bụi là chủ gọi mình ra ngay’.
‘Ngoài ra, vì bất đồng ngôn ngữ nên mình phải chú ý xem người ta làm những việc này, việc kia như thế nào. Đến lần thứ 2, không cần chủ nói là mình đã biết phải làm gì’ - chị Hà nói.
Ngoài ngôn ngữ, chuyện ăn uống khác biệt cũng khiến không ít lao động nước ngoài khổ sở.
Ở Đài Loan, chị còn được ăn cơm, văn hoá có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Còn thời gian đầu ở đảo Síp, bụng chị thường xuyên ‘kêu xèo xèo’.
‘Họ ăn 3 bữa, nhưng bữa sáng và bữa tối chỉ ăn miếng bánh mỳ nướng, uống sữa. Con cái chủ nhà đi làm từ 8 giờ sáng, thông trưa đến 2 giờ chiều mới về. 3 giờ chiều họ mới ăn bữa thứ 2, cũng là bữa chính. Ở nhà, mình làm ruộng, có khi 10-11 giờ đã được ăn cơm trưa rồi’, chị Hà nhớ lại.
Năm đầu tiên, chị phải ăn theo chủ nhà. Đến năm thứ 2, chị đề nghị được ăn cơm, bà chủ đồng ý ngay. Thế là từ đó mỗi lần đi chợ cùng bà chủ, chị lại nhặt thêm một túi gạo. Sau quen dần với đồ ăn mới, chị cũng chỉ ăn cơm tuần 2 bữa.
‘Tôi sang Síp vào đúng mùa khô, thời tiết nắng nóng. Ngày đầu tiên từ sân bay về nhà, toàn thấy đồng không mông quạnh, không thấy bóng dáng sự sống, tôi đã nghĩ bụng ‘thế này thì chết’’.
Nhưng rồi sống quen, ở 1 năm rồi lại thêm 1 năm nữa, cứ thế chị ở Síp đến tận 5 năm.
9 chị em tranh nhau ôm 1 người đàn ông Việt
![]() |
Chị Hà nhớ lại những kỷ niệm vui buồn trong 8 năm đi xuất khẩu lao động. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Chị kể, đảo Síp tuy thời tiết khắc nghiệt, mùa hè thì nắng rát, mùa đông tuyết rơi, mưa đá dày đến vài chục phân nhưng đời sống kinh tế, xã hội cũng rất văn minh, hiện đại.
‘Tôi thích nhất đường sá ở bên đấy rất sạch sẽ, gọn gàng. Nhà nào cũng có bãi cỏ, vườn cây. Mỗi nhà chỉ có một chiếc cổng nhỏ nhỏ, xinh xinh, chứ không cao tường kín cổng như Việt Nam. Thậm chí khi chưa có nhiều lao động nước ngoài sang đây, đi ra ngoài không phải đóng cửa, quanh năm không có trộm cắp gì’, chị Hà cho biết.
Có một điều ở đảo Síp rất lạ lẫm với chị, đó là máy móc, đồ điện tử dùng hỏng là vứt đi, không bao giờ sửa chữa. ‘Điện thoại, ti vi hỏng là vứt đi mua cái mới. Những thứ ấy vứt đầy bãi rác, thậm chí đi vứt còn phải giấu giấu diếm diếm. Mới sang, tôi nghĩ bụng, ở đây mà thu mua sắt vụn thì chỉ cần nhặt những thứ ấy đem bán cũng giàu to’.
Chị chia sẻ, sống ở gia đình đảo Síp, chị rất thoải mái về mặt tinh thần, không như ở Đài Loan. ‘Ở Đài Loan, vì gặp phải gia đình kỹ tính nên chủ ngồi trên, osin phải ngồi dưới. Đi cùng chủ tôi cũng không bao giờ được đi trước hoặc ngang hàng, mà phải đi sau. Khi mới sang Síp, tôi ngồi dưới đất, bà chủ gọi lên ghế ngồi. Họ đối xử với mình rất bình đẳng, thậm chí nhiều khi còn phụ thuộc vào ý kiến của tôi'.
Khi sang Síp, ngoài số tiền công chị nhận được hàng tháng, bà chủ còn tạo điều kiện cho chị đi làm ở gia đình nhà con trai. Những lúc chị làm thêm ở đây đều được trả công thêm, thậm chí bà chủ còn làm giúp chị một số việc ở nhà để chị có thời gian sang bên kia làm.
Cứ 8 giờ tối chưa thấy chị về là bà gọi cho con trai, bắt cho chị về bằng được, không cho làm quá nhiều.
Chị Hà cho rằng mình may mắn khi làm việc ở gia đình này. Chị biết những lao động khác như chị phải làm việc vất vả hơn, thậm chí làm thêm ở nhà con cái chủ nhà còn không được trả thêm tiền công.
Suốt 5 năm ở đảo Síp, chị không những được gia đình chủ nhà yêu quý mà hàng xóm cũng rất có cảm tình với chị.
‘Năm tôi sang đảo Síp chỉ có khoảng chục người Việt Nam. Một năm sau mới có 1 người đàn ông Việt Nam sang. Lúc gặp nhau ở sân chơi, 9 chị em tranh nhau ôm vì cả năm không được gặp người đàn ông nào. Chỉ 2 năm sau, người này giới thiệu người kia, người Việt Nam sang đông chưa từng thấy’, chị Hà cười nhớ lại.
Chị nói, lẽ ra ngày ấy chị chưa muốn về, nhưng vì chồng ốm, gia đình gọi về gấp, chị phải về. Về rồi, lại không muốn đi nữa.
Bây giờ, trong khoảng sân nhỏ nhà chị trưng đầy chậu hoa, cây cảnh đủ màu sắc. Chị bảo, sở thích trồng hoa là do học được từ nếp sống ở đảo Síp mang về.
Ông Nguyễn Văn Khơi, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lư (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), cho biết, Yên Lư là xã thuần nông với 685 ha đất sản xuất nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn nên xã xác định phương hướng phát triển kinh tế địa phương là khuyến khích người dân đi XKLĐ. Công việc chính của họ là giúp việc gia đình, chăm sóc người già trong viện dưỡng lão, trong các công ty… Độ tuổi XKLĐ thường là 25- 35, trong đó phần nhiều là phụ nữ. 'Thôn nào có nhiều con, em đi XKLĐ bộ mặt thay đổi đáng kể, thể hiện qua việc xây dựng nhà cao tầng, mua xe, có tiền gửi ngân hàng… ', ông Khơi cho biết. |
Chỉ sau mấy năm bán sức ở xứ người, nhiều lao động Việt xuất thân từ thôn Yên Hồng, xã Yên Lư, Bắc Giang đã trả hết nợ, xây nhà tiền tỷ ở quê.
" alt=""/>Osin Việt xứ người: Gia đình chủ yêu quý, 5 năm không muốn về nước