
 |
Một bản đồ đường chạy được anh Việt mới tạo gần đây. (Ảnh: Hải Đăng) |
Chia sẻ với ICTnews, anh Việt thống kê có khoảng 19-20 hình ảnh đẹp từ việc chạy tạo hình trong vòng khoảng nửa năm nay. Một số hình rất công phu như hình ảnh Phật ngồi thiền dưới gốc đề, hình ảnh bản đồ Việt Nam.
Anh Việt dùng ứng dụng Strava trên điện thoại để ghi lại quãng đường chạy, thay vì dùng đồng hồ như nhiều runner (dân chạy) khác. Sau khi hoàn thành buổi chạy, những đoạn anh chạy qua sẽ được đánh dấu trên bản đồ, tạo nên các bức hoạ đẹp mắt.
Nếu là dân chạy bộ sẽ hiểu được những bức hình anh tạo ra thật sự tốn nhiều công sức. Ngoài hình ảnh đức Phật và bản đồ Việt Nam, anh cũng tạo hình Quốc kỳ, cô gái mặc áo dài, hình cụ rùa Hồ Hoàn Kiếm, hình trâu, hình virus nCoV bị chém làm hai...
Trong đó, hình bản đồ Việt Nam tốn nhiều thời gian nhất. Anh Việt phải chọn các cung đường cong tại Hà Nội để giống với hình ảnh đất nước. Ban đầu anh tìm được một đoạn ở đường Láng, nhưng sau thì chuyển sang đường Kinh Giang dọc sông Tô Lịch. Sau đó, runner này tốn hơn một tuần để vẽ bản đồ, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 |
Hình ảnh bản đồ Việt Nam trên cung đường chạy của anh Việt. |
“Bây giờ nếu ai chạy lại cũng khó vì có nhiều đoạn phải chạy vào các ngõ ngách trong phố, dễ mất GPS khiến lên hình không được đẹp”, anh Việt kể với ICTnews.
Một tạo hình khác khiến anh tâm đắc là cảnh đức Phật ngồi dưới gốc bồ đề. Dịp lễ Phật Đản, anh Việt muốn tạo hình kỷ niệm lễ này và vô tình nhìn thấy đường Bồ Đề, cực kỳ hợp với bối cảnh. Anh phác hoạ rất nhanh hình ảnh Đức Phật, nhưng lại muốn tạo thêm cây bồ đề để gia tăng độ khó.
 |
Hình Đức Phật ngồi dưới gốc bồ đề trên đường Bồ Đề ở Hà Nội. |
Muốn tạo hình trên đường phố, anh Việt thường chú ý vào các cung đường mình đã chạy, ngồi xem lại để có ý tưởng vẽ hình trên đó. Anh kết hợp với Google Maps để biết nên chạy thêm ở cung đường nào, ngõ ngách nào.
Cuối cùng, anh phác hoạ hình ảnh dựa trên ảnh chụp cung đường dự tính sẽ chạy. “Lúc này tôi dùng điện thoại có bút để vẽ, có bút vẽ sẽ nhanh và chính xác hơn vẽ tay trên màn hình cảm ứng”, anh lý giải.
Để hoàn thành các cung đường, anh Việt phải chạy khoảng 8 - 10km, nhiều hình anh phải chạy 15 - 16km. Riêng bản đồ Việt Nam anh chạy 20,16km.
Với cảnh Đức Phật thiền dưới cây bồ đề có độ dài gần 40km, anh Việt phải dậy chạy từ khoảng 2 giờ 30 phút sáng và hoàn thành lúc 10 - 11 giờ trưa.
Trong giai đoạn giãn cách, anh Việt ngồi nhà và mày mò thêm được khá nhiều hình ảnh để chạy. Nếu mỗi tháng chạy 2 - 3 hình, số lượng hình hiện tại đủ cho anh chạy đến cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Sau khi chạy, anh Việt thường tạo thành file GPX để runner khác tải vào điện thoại hoặc đồng hồ và chạy theo cung đường của anh. Rất nhiều người khác ở Hà Nội đã liên hệ anh Việt để chạy cùng.
Từ những hình ảnh đẹp và sáng tạo, nhiều người nghĩ anh Việt học xây dựng hay kiến trúc, nhưng anh thú nhận học ngành tiếng Anh, đang làm bộ phận pháp chế của một công ty.
Theo lời kể, anh Việt bắt đầu rèn luyện thể thao sau đợt điều trị bệnh huyết áp hồi tháng 4 năm ngoái. Ban đầu anh đi bộ, sau đó mới chạy. Đến nay, anh duy trì đều đặn việc chạy và chạy tạo hình.
“Chạy tạo hình khiến mình hào hứng hơn so với chạy thông thường. Mình cũng không đặt nặng thành tích nữa mà thiên về giữ gìn sức khoẻ hơn”, anh Việt chia sẻ. Bên cạnh đó, chạy kiểu này giúp anh khám phá phố xá, ngõ hẻm của Hà Nội mà bình thường anh rất ít có dịp đặt chân đến.
Sau khi đã có nhiều hình ảnh ấn tượng ở Hà Nội, anh Việt đang mơ ước chạy ở những tỉnh thành khác, sáng tạo ra nhiều hình ảnh đẹp hơn.
Những người muốn chạy theo cung đường do anh Việt đã tạo, chỉ cần cài đặt ứng dụng Strava lên điện thoại hoặc đồng hồ nếu có, rồi tải file về, chạy theo điều hướng. Anh Việt khuyên nên sử dụng điện thoại xem đường ở những đoạn bản đồ phức tạp để nhìn rõ ràng hơn, vì màn hình đồng hồ thường bé, khó theo dõi.
Hải Đăng

Một ngày của Mark Zuckerberg: 8 giờ sáng ngủ dậy “check” Facebook, chạy bộ, ăn gì cũng được để không mất thời gian
ictnews Dù làm việc tới 50-60 tiếng/tuần, CEO Facebook Mark Zuckerberg vẫn có thời gian tập thể dục, du lịch, dành cho gia đình.
" alt=""/>Người khoác áo mới cho đường phố Hà Nội trên bản đồ smartphone

 |
Hình ảnh cục bê tông xù xì được đặt chiễm chệ lên cốp sau xe Mercedes-Benz như một lời “cảnh cáo” gửi tới chủ xe. Ảnh: Báo dân sinh |
Cục bê tông trên có thể là một phần của nắp cống và thường được đúc khá xù xì với nhiều cạnh sắc. Vì vậy, với sức nặng như thế, việc xước sơn xe là điều khó tránh khỏi với chiếc Mercedes-Benz trong quá trình bê lên đặt cũng như dỡ bỏ cục bê tông.
Biến thành xe rác vì chắn ngõ
Chuyện bức xúc vì ô tô đỗ chắn lối đi cũng thường diễn ra ở các đô thị lớn tại Việt Nam. Xử lý nhẹ thì dán giấy, viết phấn cảnh cáo chủ xe, nhưng nhiều trường hợp chủ xe “xanh mặt” khi thấy chiếc xế cưng bỗng thành nơi…chứa rác.
Điển hình của trường hợp xế hộp thành nơi chứa rác vừa hài vừa đáng thương là vụ việc xảy ra đường Bà Triệu,TP Huế vào tháng 5/2017, đăng trên báo Đất Việt. Chiếc Honda Civic màu trắng mới tinh đã đỗ chắn tới hơn 3/4 lối vào của một con ngõ nhỏ có 4 hộ dân sống phía trong, đến tận chiều tối mới rời đi.
 |
Kết quả một ngày đỗ xe miễn phí là đống rác trên xe. Ảnh: Báo Đất Việt |
Món quà nhận được sau một ngày đỗ xe miễn phí là đống rác nằm lổn nhổn trên ca-pô và nóc xe. Vụ việc được người đi đường chụp hình lại và trở thành đề tài rôm rả trên các diễn đàn.
Bị kéo xe sang nhà khác vì chưa hỏi chủ nhà
Clip dùng xe Jeep CJ5 kéo đuôi xe taxi được thực hiện bởi anh Nguyễn Đạt, một thành viên khá quen thuộc trong hội chơi xe offroad Tp.HCM.
Thời điểm đó là tháng 5/2017, trao đổi với VietNamNet, anh Đạt cho biết đã rất bức xúc với chủ chiếc taxi nhãn hiệu Toyota Vios thường xuyên đỗ ô tô sát tường và cổng nhà khiến mình khó cho ô tô ra vào, đồng thời cũng không thể vệ sinh quét dọn vị trí này. Anh Đạt đã liên lạc lên cả tổng đài taxi để đề nghị hãng đưa xe đi hoặc chia sẻ số điện thoại tài xế nhưng không được đáp ứng.
Chủ nhà dùng xe và dây để kéo chiếc taxi ra khỏi vị trí gần cổng nhà mình. Clip Nguyễn Đạt
Sự việc xảy ra vào tối ngày 16/5/2017 như là "giọt nước tràn ly". Buổi sáng sớm hôm đó tài xế bỗng xuất hiện và lái xe đi đâu đó, nhưng đến tối khi anh Đạt về nhà thì xe taxi vẫn ở chỗ cũ. Chủ nhà đã quyết định lấy xe Jeep CJ5 mà mình vẫn chơi offroad để kéo đuôi chiếc Vios một đoạn ngắn đến chỗ khác có góc tránh rộng hơn, như một bài học cho người tài xế đỗ ẩu.
Bị dán băng vệ sinh và bêu xấu trên mạng
Không những bị chủ nhà dán chi chít băng vệ sinh lên quanh xe mà chiếc chủ chiếc Pajero Sport còn muối mặt vì toàn bộ câu chuyện được tung clip trên mạng xã hội. Đó là vụ việc xảy ra vào trên phố Trần Xuân Soạn, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào tháng 10/2017.
Theo báo Khám Phá, người thực hiện hành vi trên là cô gái trẻ tên Minh Anh đã hành động vì bức xúc chiếc ô tô đã đỗ trước cửa hàng gia đình cả ngày. Sau đó cô gái đã đăng tải clip lên mạng xã hội và ngay lập tức nhận được nhiều chia sẻ.
 |
Cô gái trẻ dùng băng vệ sinh dán lên chiếc ô tô đỗ trước cửa hàng nhà mình. Ảnh: Khám Phá |
Vụ việc sau đó đã được giảng hòa giữa chủ xe và Minh Anh tại công an Phường. Bản thân chủ xe chia sẻ sau khi biết xe đỗ chắn cửa hàng đã định di chuyển nhưng vì chìa khóa vợ lại cầm đi mất nên không thể lái xe.
Sốc vì bị xịt sơn, xếp gạch lên xe
Trước hình ảnh chiếc xe màu trắng của mình bị xịt sơn đỏ và đặt gạch lên ca-pô, chủ xe có cảm giác như mình vừa bị ai đó khủng bố dã man. Đó là trường hợp xảy ra với anh Nguyễn Phú Hợp, khi đỗ chiếc bán tải Ford Ranger tại ngách 49/28 Huỳnh Thúc Kháng vào trưa ngày 17/5/2017.
 |
Nhìn chiếc bán tải của anh Hợp bị "xử" giống như một cuộc trả thù mang màu sắc khủng bố |
Anh Hợp cho biết vì cơ quan anh ở ngõ đối diện (ngách 49/29 Huỳnh Thúc Kháng - Đống Đa - Hà Nội) đang thi công lát lại vỉa hè, vật liệu xây dựng không thể lái xe vào cơ quan – PV), nên đã đỗ xe tạm sang ngách 49/28.
Chủ xe sau đó đã trình báo công an Phường sở tại về hành vi phá hoại chiếc xe của mình.
Theo các chuyên gia tâm lý, xung đột giao thông dù ở dạng tĩnh hay động thì đều rất dễ bùng phát thành hành động nguy hiểm nếu không được xử lý ngay từ gốc rễ. Với các tài xế ô tô, trước khi dừng đỗ cần quan sát kỹ để tránh nơi đường cấm, vướng cửa ra vào hoặc gây cản trở giao thông. Nếu buộc phải đỗ nhờ ở chỗ lạ, cần để lại lời nhắn trên xe như số điện thoại hoặc thông tin liên lạc. Ít nhiều những hành động này dễ được chấp nhận thay vì thổi bùng cơn giận dữ của người bị ảnh hưởng. |
Đình Quý (tổng hợp)
Bạn đã từng chứng kiến khoảnh khắc va chạm trên đường phố? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình, tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Văn hóa đỗ xe của người Việt - vì đâu ý thức chưa cao?
Câu chuyện về văn hóa đỗ xe không còn mới nhưng vẫn luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng.
" alt=""/>Những màn xử ô tô chắn lối vô tiền khoáng hậu