Ở Việt Nam, ngay từ cấp hai, học sinh đã phải học cách giải phương trình hai biến, ba biến, đạo hàm, tiên đề Euclid... Sang đến cấp ba, các em đã phải biết giải tích, Cauchy, định lý Glause, dùng tích phân tính diện tích các mặt cắt không chuẩn... Rõ ràng, khối lượng kiến thức mà học sinh phổ thông ở Việt Nam phải lĩnh hội là quá lớn, nhất là khi so với nước ngoài.
Sự thật ở các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, người ta chú tâm phát triển tính cách của trẻ, tự do cho trẻ học nhạc, thể thao, tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, tự phát triển theo bản ngã của cá nhân... Cũng vì thế mà nhiều khi lên đến đại học, nhiều học sinh nước ngoài mới biết đến khái niệm đạo hàm, tích phân, Cauchy, giải phương trình bậc hai, ba bằng đạo hàm... - những thứ mà trẻ cấp hai ở Việt Nam đã phải học rồi.
>> Trẻ lớp 1 phải học thuộc lòng bảng cộng, trừ
Thực tế này trả lời cho thắc mắc của nhiều người rằng tại sao học sinh Việt khi sang nước ngoài du học đều trở nên vượt trội so với bạn bè các nước. Thậm chí, không ít em còn nhanh chóng trở thành "thần đồng" dù thời gian học trong nước cũng không quá nổi bật. Đơn giản vì các em được học sớm, học trước, nên khi gặp lại những kiến thức đó ở bậc đại học tại nước ngoài, mọi thứ bỗng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Tôi nhớ năm mình sang Australia làm việc, có quen một anh Việt kiều có con đang học cấp hai bên đó. Bữa đó, bé gặp một bài toán được cho là rất khó, không thể nào giải được. Biết tôi cũng có chút kiến thức chuyên ngành về Toán học nên bố đứa bé có nhờ tôi giúp giải hộ. Ban đầu, tôi cứ nghĩ là bài tập khó lắm, nên cũng chỉ ậm ừ, không dám khẳng định sẽ làm được. Nhưng đến khi đọc đề, tôi mới té ngửa, hóa ra đây chỉ là một bài nghịch đảo phân số cơ bản - kiến thức mà học sinh ở Việt Nam đã được học từ cấp tiểu học.
Kể một dẫn chứng như vậy để các bạn thấy rằng, chẳng có gì lạ khi trẻ Việt Nam sang nước ngoài có thừa năng lực để học vượt lớp, vượt cấp. Hầu hết con bạn bè tôi khi đi du học chỉ phải lo về vốn Tiếng Anh mà thôi, còn các môn tự nhiên thì nói thật, học sinh Việt đủ sức làm "trùm" ở cả cấp hai, cấp ba tại trời Tây. Nhiều em còn thường xuyên được giáo viên bản xứ mời làm "mentor" (người hướng dẫn) để dạy kèm các bạn kém hơn trong lớp. Nhưng thử hỏi, những điều đó có đáng để chúng ta tự hào?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Bài toán tiểu học ở Việt Nam làm khó học sinh cấp hai AustraliaChồng tôi sốt ruột chuyện kết hôn của chị gái. Bố mẹ ở quê cũng liên tục gọi điện cho anh ấy hỏi thăm chuyện này.
Có lần, chồng tôi mừng rỡ kể: “Hôm nay, tự dưng chị K. bảo ‘chắc cuối năm nay chị cưới’”. Sau đó vài hôm, anh ấy lại hụt hẫng bảo: “Hình như chị K. với bạn trai chia tay rồi. Thế này thì bao giờ mới yên bề gia thất”. Thế mới biết, chồng tôi lo lắng chuyện hôn nhân của chị gái đến mức nào.
Chồng tôi có một cộng sự thân thiết tên P., hơn anh ấy 3 tuổi. Hai người đã làm việc với nhau khoảng 1 năm. Tôi cũng có dịp gặp gỡ anh P. trong đôi lần đi du lịch hay đi ăn uống cùng cơ quan chồng. Anh ấy trông cao ráo, tính cách hiền lành, ăn nói nhã nhặn. Nói chung là kiểu người dễ mến.
Cách đây không lâu, chồng tôi bảo: “Anh đang muốn giới thiệu anh P. cho chị K. nhà mình”. Tôi há hốc miệng hỏi: “Anh đùa em à? Anh P. có vợ chưa cưới rồi mà”.
Chồng tôi cười mỉa: “Chưa cưới thì sao gọi là vợ được? Vẫn có cơ hội”.
Tôi bất ngờ với quan điểm của chồng. Cơ hội ở đây là gì chứ, chẳng lẽ là cơ hội để chị gái ruột của mình trở thành kẻ thứ ba.
Tôi phân tích cho chồng nghe: “Dù chưa cưới nhưng họ cũng yêu nhau khá lâu rồi. Mấy lần đi du lịch chung thì biết, hai người đó ríu rít với nhau như đôi chim cu. Tình yêu đẹp thế mà anh nỡ phá”.
Chồng tôi cãi cùn: “Ai phá? Anh chỉ giới thiệu thôi, có hợp nhau, yêu nhau hay không còn tùy vào bọn họ”.
Tôi kiên nhẫn phân tích thêm: “Anh P. sẽ nghĩ về anh thế nào khi anh làm thế? Cứ cho là anh P. sẽ bỏ người yêu để đến với chị K. thì liệu anh ta có phải là người đáng tin để chị gắn bó cả đời?”.
Chồng tôi phủi tay: “Đàn ông khi chọn vợ còn nâng lên đặt xuống chán, quen vài ba cô rồi so bó đũa chọn cột cờ là chuyện thường tình. Anh ngày xưa cũng thế”.
Tôi được phen điếng người. Vợ chồng tôi yêu nhau 4 năm mới cưới, cả 4 năm đều rất ngọt ngào, mặn nồng, chưa từng xích mích hay chia tay. Vậy mà giờ tôi mới biết, thời đó anh ấy cũng “nâng lên đặt xuống” giữa tôi và các cô gái khác.
Thời gian gần đây, tôi liên tục thấy chồng mời anh P. về nhà ăn cơm. Ngay cả cuối tuần, anh cũng kiếm cớ gọi anh ta về nhà để tạo cơ hội cho chị gái gặp mặt. Chị gái chồng tôi dường như khá vui vẻ khi gặp gỡ người đàn ông này.
Tôi không biết bản thân mình cổ hủ hay quan điểm sống của chồng tôi có vấn đề nhưng nghĩ đến cô vợ chưa cưới của anh P., tôi có chút thương cảm. Liệu tôi có nên nói sự thật với chị gái chồng để chị ấy hiểu ra vấn đề và chấm dứt tình huống khó xử này hay không.
Tôi lo lắng một ngày nào đó, chính chị ấy cũng bị tổn thương bởi màn mai mối khó hiểu của chồng tôi.
Độc giả giấu tên