![]() |
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ tại lễ khai giảng năm học 2019-2020. Ảnh: Thanh Hùng |
Chính thức khởi đầu một thời kỳ mới trong cuộc đời của mỗi tân sinh viên, GS Minh nhắn nhủ quá khứ là hành trang, thôi thúc để vươn lên nhưng chớ sống chỉ bằng quá khứ, mà hãy nghĩ về tương lai và hành động để có tương lai tốt đẹp.
“Hãy biết nghĩ đến miếng cơm manh áo, nhưng thanh niên, sinh viên mà suốt ngày lầm lũi để hết tâm trí dồn vào cái ăn, cái mặc cho riêng mình thì thật nhỏ nhoi và bạc nhược.
Hãy vượt thoát lên hoàn cảnh để làm những điều cao cả, xây những chí lớn cho đời. Công cha, nghĩa mẹ là nặng sâu, nhưng hãy nghĩ điều thiêng liêng hơn, đó là đất nước.
Giấc mơ xa không phải đi tìm mỏ vàng đào lên để bán, không phải chiêm bao để lười biếng trị vì. Giấc mơ xa phải từ đất, từ người, từ những nặng lòng với nỗi đau nghèo khó và đất nước của mình sao vẫn lắm khó khăn.
Đừng kỳ vọng vào sự may rủi để mang về hạnh phúc. Một thời rộ lên đi đào đá quý, một thời rộ lên vào núi tìm vàng, và xa hơn là một thời mong đổi đời vào rừng thiêng tìm trầm về bán… Những thứ quý giá đó liệu có mãi còn cho thế hệ tương lai?”, GS Minh chia sẻ.
Ông Minh chia sẻ bản thân cảm thấy xót xa, nặng trĩu lòng khi trong chuyến đi công tác các tỉnh miền núi mùa hè vừa qua, ông tiếp xúc với nhiều học sinh nhưng mong ước chỉ là tốt nghiệp phổ thông để tìm việc làm ở các khu công nghiệp, hay học thêm một thứ tiếng để đi bán hàng bên kia biên giới.
“Đến bao giờ, giấc mơ của những đứa trẻ vùng biên không phải dừng lại ở khu công nghiệp, ở chỗ bán hàng mà khát vọng đổi đời phải từ đất, từ rừng.
Cuộc đời ta cũng lớn lên từ đất, sao không gieo được vào lòng người giấc mơ biến đất cằn thành màu mỡ, biến đồi núi hoang vu thành những nương vườn trái chín sum suê”.
Ông Minh cho hay, các sinh viên cần trăn trở để hun đúc ý chí, chứ không phải trăn trở để buông xuôi. Không hiểu sâu xa, không có tình yêu thương sâu nặng với con người, quê hương, đất nước thì những ước mơ chỉ là huyễn hoặc mà thôi và làm sao có những khát vọng để thay đổi cuộc đời.
“Đến tuổi này, các em đừng mơ những giấc mơ đơn độc. Thành công của những ước mơ riêng tư cùng lắm thì thay đổi một phận đời, nhưng đất nước này cần biết bao những ước mơ cao cả để mai ngày hiện thân một dân tộc tự cường…Hãy mở toang cái đầu ra để đón những luồng suy nghĩ mới của thời đại. Sự vụn vặt, tiểu tiết trong tư duy cần loại bỏ ngay. Các em là công dân của thời đại hiện đại. Điều đau đáu là chúng ta vẫn để đất nước còn nghèo. Có khi nào trong khoảng nghĩ suy của các em vọng lên những điều trăn trở để dốc lòng cho một tương lai?”.
Nữ sinh sư phạm rạng rỡ ngày khai trường. |
GS Minh cho rằng, cần thấm thía sức mạnh ngày nay phải là sức mạnh trí tuệ và hiện thực hóa điều đó bằng một nền giáo dục tiến bộ được vận hành bằng những chủ nhân có đủ tài năng. Và chính các tân sinh là những chủ nhân đó.
“Có lẽ đâu đó còn có cách nhìn về nhà giáo một cách chưa đúng mực, chúng ta hãy bằng hành động và việc làm để thay đổi cách nhìn. Hãy nỗ lực để trở thành một người thầy đúng nghĩa. Đừng đòi hỏi sự thừa nhận khi chính chúng ta làm chưa tốt thiên chức của mình. Vì vậy, bền bỉ rèn luyện, nỗ lực học tập, trau dồi nghề nghiệp là tiền đề cho thành công tương lai”.
Ông Minh cũng bày tỏ không muốn các học trò quan niệm mình là “người lái đò trên bến vắng”, mà hãy là người của thời đại, người dẫn dắt trí tuệ và tâm hồn.
Tại buổi lễ, GS Minh cũng đại diện nhà trường trao tặng bằng khen cho các tân sinh viên là học sinh giỏi quốc tế, quốc gia và thủ khoa đầu vào năm 2019.
Thanh Hùng
- Sau khi trượt Trường ĐH Đồng Nai do trường xác định điểm chuẩn cao, Nguyễn Minh Quân cho hay đã được Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận vào học.
" alt=""/>“Sinh viên mà suốt ngày để hết tâm trí vào cái ăn, cái mặc thì thật nhỏ nhoi và bạc nhược”Theo phản ánh của các phụ huynh, ngày khai giảng năm học mới vừa qua, Trường tiểu học An Phú Tân B (huyện Cầu Kè, Trà Vinh) không thể tổ chức lễ khai giảng cho học sinh tại trường mà phải tổ chức tại điểm lẻ.
Nguyên nhân do vào đợt nghỉ hè, bà Võ Thị Thu Ba (59 tuổi, ngụ xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè) cùng con trai trồng cả vườn chuối trong sân trường.
![]() |
Sân Trường tiểu học An Phú Tân B (huyện Cầu Kè, Trà Vinh) bị bà Võ Thị Thu Ba và con trai trồng chuối kín mít |
Trường tiểu học An Phú Tân B là điểm chính nằm, gần trung tâm hành chính của xã. Với 5 khối, trường có hơn 100 học sinh theo học hai buổi sáng chiều. Trường có một điểm lẻ cũng nằm cách đó không xa.
Theo các giáo viên, họ không thể tổ chức sinh hoạt dưới cờ hay dạy các môn thể dục cho học sinh vì sân trường không còn chỗ.
Ngoài ra, giờ ra chơi các em học sinh cũng không thể vui đùa vì sân trường đầy cây chuối.
Bà Ba cũng từng rải thuốc trừ sâu dọc hành lang của trường sau giờ học, để hôm sau bốc mùi, học sinh không thể vào học được. Bà này cũng tạt nhớt lên tường, hành lang, vứt trứng thối, rải miểng chai khắp nơi…
“Những lần như thế, giáo viên trong trường phải dọn dẹp cho sạch sẽ mới tiếp tục dạy học. Mới đây cổng trường còn bị bà ấy khóa lại, chúng tôi phải gọi công an đến để phá khóa”, giáo viên của trường phản ánh.
![]() |
Trường tiểu học An Phú Tân B |
Nhiều phụ huynh học sinh cũng rất bức xúc khi phải để con em mình học trong một môi trường như thế.
“Nhiều lúc con tôi phải nghỉ học vì không thể học được, nhà trường cho về để dọn dẹp vệ sinh. Bây giờ có nguyên vườn chuối trong trường, nhìn mất mỹ quan và bất tiện cho học sinh rất nhiều”, một phụ huynh phản ánh.
Thầy Đoàn Văn Vẹn, Hiệu trưởng Trường tiểu học An Phú Tân bức xúc cho biết, thời gian qua nhà trường phải rất vất vả để có thể giảng dạy cho các em học sinh.
Theo thầy Vẹn, bà Ba từng đổ keo dán sắt vào ổ khóa ở các phòng học, công an huyện phải tới lập biên bản rồi cắt ổ khóa.
“Đỉnh điểm là cuối năm 2018, trường bị đổ thuốc trừ sâu, phải cho học sinh nghỉ học 1 tuần để dọn dẹp cho mùi thuốc bay đi hết. Tôi mong cơ quan chức năng sớm giải quyết việc này để thầy trò có thể yên tâm đến trường “, thầy Vẹn nói.
"Quậy" để học sinh không học được?
Trao đổi với báo chí, bà Ba thừa nhận những hành động của mình là không đúng và cho biết đầu tháng 9 vừa qua đã có cam kết với ngành chức năng sẽ không tái diễn nữa.
“Tôi muốn dùng cách đó để học sinh không đi học được nữa, nhằm cho huyện giải quyết việc đất đai cho tôi”, bà Ba nói.
Người phụ nữ này trình bày, năm 1987, bà và chồng mua mảnh vườn hơn 6.000 m2 ở phía sau nhà; sau đó, cải tạo và trồng cây ăn trái.
Năm 2011, bà bất ngờ thấy có người tới cưa cây, dọn vườn. Lúc này, bà mới biết đất của mình đã bị nhà nước thu hồi hơn 4.800 m2 để xây trường tiểu học.
“Tôi hỏi thì họ đưa ra giấy Quyết định thu hồi đất của gia đình mình”, bà Ba nói.
![]() |
Sân Trường Tiểu học An Phú Tân B được trồng đầy chuối khiến học sinh không có nơi vui chơi |
Bà này cho biết, chồng bà là người đứng tên sở hữu đất đã thế chấp ngân hàng để vay tiền mà bà không hề hay biết. Đến khi không có khả năng trả nợ, chồng bà bán phần đất trên cho nhà nước.
Trong biên bản làm việc với UBND huyện Cầu Kè vào tháng 8/2018, chồng bà Ba có trình bày về việc bán đất cho nhà nước đã có bàn bạc với vợ con.
Ông không khiếu nại gì và cho rằng mình đứng tên trong sổ đất, là người chủ của gia đình nên có quyền quyết định.
Ông này cũng trình bày là chồng, làm ăn thất bại thì vợ phải cùng gánh chịu.
Bà Ba đặt vấn đề, tại sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bị chồng đem thế chấp ngân hàng nhưng huyện vẫn ra quyết định thu hồi đất.
Phần đất của vợ chồng bà đang canh tác ổn định hàng chục năm qua không hề nằm trong diện quy hoạch để làm bất cứ dự án nào, vậy tại sao nhà nước lại thu hồi?
“Chồng làm ăn gì tôi không biết, nhưng đất là tài sản chung của hai vợ chồng. Ông nhận tiền bán đất hơn cả tỉ đồng mà vợ con không hề hay biết vậy là đúng hay sai”?, bà Ba trình bày và cho rằng UBND huyện thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường không đúng quy định nên bà khiếu nại.
Sau nhiều năm khiếu nại mà không có kết quả, khoảng 2 năm nay bà và con trai "quậy" trường học.
Ông Trần Văn Út Em, Phó chánh văn phòng cấp ủy HĐND- UBND huyện Cầu Kè cho biết, lãnh đạo huyện đã nắm vụ việc mà bà Ba khiếu nại.
Đồng thời cho biết, trước khi nhà nước thu hồi đất, chồng của bà Ba đã thông báo cho vợ biết; chứ không như bà trình bày.
“Chồng bà Ba trước là Chủ tịch xã An Phú Tân, sau đó là Phó phòng Nông nghiệp rồi Chủ tịch Hội Nông dân huyện và hiện giờ là nhân viên của Phòng Nông nghiệp”, ông Út Em cho biết.
“Huyện đã làm việc trực tiếp nhiều lần với bà Ba và cho thanh tra toàn diện vụ việc, nay mai sẽ có kết luận thanh tra”, ông Em nói.
Gần 100 học sinh tiểu học ở miền Tây đã không được vào lớp học, nguyên nhân là vì người lớn...
" alt=""/>Trồng cả vườn chuối, rải thuốc sâu trong trường ngăn không cho học sinh đến lớpHơn em trai 12 tuổi, cô chị thường xuyên có thời gian chăm sóc và chơi cùng em. Để em trai thỏa mãn tính ham ăn, cô bé đã nghĩ ra cách làm nhiều món ăn có hình dáng tương tự với đồ ăn vặt của mình như: như kẹo mút, kem, thậm chí là giống hình dáng của chai nước có ga.
Cặp chị em được yêu thích bởi vẻ ngoài đều xinh xắn, hơn nữa là cách "dụ" em trai ăn rau xanh vô cùng tâm lý. Bên cạnh đó còn là những giây phút đời thường chơi cùng nhau của 2 chị em cũng rất đỗi ngọt ngào, khiến người xem đều muốn có được 2 đứa con ngoan như vậy. Hiện tại, 2 chị em đang có 3 triệu người theo dõi trên mạng xã hội.
Mẹ của 2 đứa trẻ cho biết, hai chị em vô cùng thân thiết với nhau, có những khi bé trai còn nghe lời chị hơn so với mẹ. Bé gái năm nay 14 tuổi. Vào năm 12 tuổi, cô bé đã thúc giục ba mẹ sinh em bé, với lý do là khi cô bé lên đại học, vẫn sẽ có em ở nhà với ba mẹ. “Thật là đứa trẻ trưởng thành”, mẹ của cô bé nói.
Clip được người mẹ thực hiện với mục đích giúp 2 đứa con lưu lại những khoảnh khắc đáng yêu và hạnh phúc đời thường. Niềm mong ước lớn lao nhất của người mẹ là các con có thể trưởng thành trong sự vui vẻ và khỏe mạnh. Họ sẽ cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Khánh Hòa (Theo SCMP)
“Bố tôi là người thuộc nhóm 1% giàu có nhất thế giới, đáng lẽ phải sống rất ổn. Thế nhưng, ông lại chẳng hạnh phúc so với những người tuổi 20 đang phải chật vật với công việc có mức lương tối thiểu”.
" alt=""/>“Tan chảy” với cách chị gái đối phó em trai lười ăn rau