Trong thông báo kết luận tại cuộc họp về tình hình nhập khẩu ô tô vừa được tổ chức, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp quy định của pháp luật và cam kết quốc tế để tăng cường quản lý đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu. Việc xây dựng thêm các hàng rào kỹ thuật là để bảo đảm không để xe ô tô có chất lượng kém được nhập khẩu vào Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như để bảo hộ cho các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Thực tế, việc dựng thêm các hào rào kỹ thuật để tăng cường quản lý đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu đã được tính đến hồi năm ngoái khi Bộ GTVT đã bắt đầu xây dựng dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu. Dự thảo này được xây dựng khi vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh Thông tư 20 về nhập khẩu xe.
Theo đó, tuy không còn quy định doanh nghiệp nhập khẩu về thị trường Việt phải có thêm “Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất” hoặc “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” với xe ô tô nhập khẩu như ban đầu nhưng lại được tách ra thành một số phương thức kiểm tra, doanh nghiệp không đáp ứng được quy định có thể lựa chọn các giải pháp thay thế.
Bộ GTVT cũng bổ sung những quy định chặt chẽ về hậu kiểm. Đây là quy định được bổ sung nhằm giảm thời gian và chi phí trong quá trình thông quan hàng hóa. Thông qua việc hậu kiểm, nếu phát hiện vi phạm thì tùy vào mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra sẽ có các biện pháp tương ứng đối với người nhập khẩu và phương tiện.
Ngoài ra, còn một nội dung quan trọng nữa trong dự thảo Thông tư của Bộ GTVT là quy định về việc triệu hồi xe lỗi. Theo đó, khi các xe đã được nhập khẩu, bị phát hiện có lỗi thì người nhập khẩu có trách nhiệm triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất hoặc yêu cầu của cơ quan kiểm tra.
Đối với xe chưa được chứng nhận đăng kiểm, nhà nhập khẩu phải xuất trình văn bản của nhà sản xuất hoặc của các cơ sở được ủy quyền của nhà sản xuất xác nhận xe cơ giới thực tế đã thực hiện xong việc sửa chữa, khắc phục lỗi và bảo đảm an toàn làm căn cứ để tiến hành thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng xe cơ giới nhập khẩu.
" alt=""/>Sẽ dựng thêm hàng rào kỹ thuật đối với xe nhập khẩu?Thông tư 45 quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CNTT được Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn ký ban hành cuối tháng 12/2017.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2018, Thông tư 45 áp dụng với các chức danh viên chức đang làm việc trong lĩnh vực CNTT tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Thông tư này sẽ là căn cứ để thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức chuyên ngành CNTT trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo quy định tại Thông tư, viên chức CNTT hạng I bao gồm các chức danh viên chức An toàn thông tin hạng I; Quản trị viên hệ thống hạng I; Kiểm định viên CNTT hạng I; Phát triển phần mềm hạng I. Viên chức CNTT hạng II gồm các chức danh viên chức An toàn thông tin hạng II; Quản trị viên hệ thống hạng II; Kiểm định viên CNTT hạng II; Phát triển phần mềm hạng II. viên chức CNTT hạng II gồm các chức danh viên chức An toàn thông tin hạng III; Quản trị viên hệ thống hạng III; Kiểm định viên CNTT hạng III; Phát triển phần mềm hạng III. Các chức danh viên chức CNTT hạng IV gồm có Quản trị viên hệ thống hạng IV và Phát triển phần mềm hạng IV.
Bên cạnh các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp cho các viên chức chuyên ngành CNTT, tại Thông tư 45, Bộ TT&TT cũng quy định chi tiết các nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng cũng như những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng hạng chức danh viên chức CNTT trong các chuyên ngành cụ thể: An toàn thông tin (hạng I, II, III), Quản trị viên hệ thống (hạng I, II, III, IV), Kiểm định viên CNTT (hạng I, II, III), Phát triển phần mềm (hạng I, II, III, IV).
" alt=""/>Xếp loại viên chức CNTT trong các đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 hạngAnh em nhà Winklevoss đã có tài sản tỷ USD nhờ Bitcoin. Ảnh: AFP