Tạp chí Forbes Korea vừa công bố top 40 người nổi tiếng quyền lực nhất Hàn Quốc năm 2020. Park Hang Seo - HLV trưởng của Đội tuyển Việt Nam cũng có mặt trong danh sách này ở vị trí số 38. Từ khi nhận lời sang Việt Nam làm HLV, Park Hang Seo nhanh chóng nổi tiếng và được nhiều người mến mộ. Ông không chỉ trở thành người Hàn Quốc nổi tiếng nhất tại Việt Nam mà còn được rất nhiều người Hàn Quốc biết đến bởi ông đã góp phần quảng bá đất nước cùng con người xứ Kim Chi ra bạn bè quốc tế.
 |
Park Hang Seo trở thành niềm tự hào và nguồn cảm hứng rất lớn không chỉ đối với khán giả Việt Nam mà còn với khán giả quê nhà Hàn Quốc. |
Ông đã đưa các đội tuyển Việt Nam vào đến trận chung kết Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018, bán kết môn bóng đá nam tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 và vô địch giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018. Đầu năm 2019, ông dẫn dắt đội tuyển Việt Nam vào đến tận vòng tứ kết giải vô địch bóng đá châu Á 2019 và dừng chân trước tuyển Nhật Bản với tỷ số 1-0.
Ngay trước trận chung kết lượt về AFF Cup 2018, HLV Park Hang Seo cũng đã được báo chí Hàn Quốc tôn vinh với giải thưởng Nhân vật của năm 2018. Vì những cống hiến và đóng góp đáng quý, HLV người Hàn Quốc đã được tạp chí Forbes đưa vào Top 40 những người quyền lực nhất Hàn Quốc mặc dù không hoạt động tại quê nhà.
 |
Mặc dù không hoạt động tại Hàn Quốc nhưng HLV Park Hang Seo vẫn có mặt trong danh sách này. |
Trong danh sách này ngoài HLV Park Hang Seo còn có 3 đại diện của K-Pop: BTS, BLACKPINK, TWICE. BTS cũng chính là đại diện dẫn đầu BXH, điều này càng khẳng định được độ phủ sóng rộng rãi cùng tầm ảnh hưởng không nhỏ của nhóm nhạc nhà Big Hit ở Hàn Quốc.
 |
BTS là nhóm nhạc hoạt động từ tháng 5/2013 dưới sự quản lý của Big Hit Entertainment. Bảy chàng trai sở hữu liên tiếp ba album đứng đầu bảng xếp hạng Billboard trong 11 tháng - thành tích mà chưa nghệ sĩ nào đạt được từ năm 1995. Mới đây, nhóm cũng là nghệ sĩ Châu Á duy nhất được vinh danh trong danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới của Time. |
 |
Nhóm nhạc đứng đầu danh sách năm ngoái - BLAKCPINK rơi xuống vị trí thứ ba, đứng sau tuyển thủ bóng chày Ryu Hyun Jin. Nhóm nữ nhà YG đã tập trung vào thị trường quốc tế trong suốt 1 năm vừa qua, trở thành nhóm nhạc Hàn Quốc đầu tiên biểu diễn tại lễ hội Coachella tại Mỹ. |
 |
TWICE là một cái tên chưa bao giờ hết hot tại Hàn Quốc. Với những bài hát bắt tai, vũ đạo gây sốt, TWICE dần khẳng định vị trí của mình trên bản đồ K-Pop cũng như tầm hưởng của cả nhóm tại xứ Kim Chi. TWICE xếp thứ chín trong BXH này, đứng trước ca sĩ Kim Hee Chul (Super Junior) |
Dựa trên các dữ liệu khảo sát ở 4 lĩnh vực: Truyền thông, Phát thanh truyền hình, Thu nhập và Mạng xã hội, Top 10 của tạp chí Forbes Korea năm nay gồm: 1. BTS (nhóm nhạc), 2. Ryu Hyun Jin (cầu thủ bóng chày), 3. BLACKPINK (nhóm nhạc), 4. Son Heung Min (cầu thủ bóng đá), 5. Bong Joon Ho (đạo diễn), 6. Jun Hyun Moo (MC), 7. Park Na Rae (nghệ sĩ hài), 8. Lee Soo Geun (nghệ sĩ hài), 9. TWICE (nhóm nhạc), 10. Kim Hee Chul (Super Junior).
 |
Kết quả này được công bố thường niên vào khoảng tháng 4, dựa trên bốn chỉ số: lợi nhuận (từ việc đóng phim, bán album, hợp đồng quảng cáo và kinh doanh), quan hệ truyền thông, hoạt động và sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. |
Trong danh sách từ vị trí số 11 đến 40 còn có một số gương mặt đình đám như: Song Ga In (hạng 11), Jang Yoon Jung (hạng 15), IU (hạng 19), Lee Seung Gi (hạng 21), Hong Jin Young (hạng 25), Hong Ja (hạng 28) và Jeong Mi Ae (hạng 39).
MV 'Black Swan' - BTS:
Bách Văn

Bi Rain khoe vũ đạo điêu luyện
- Người hâm mộ không khỏi ngạc nhiên khi Bi Rain đăng tải video nhảy lại ca khúc "The Drip" trên mạng xã hội.
" alt=""/>HLV Park Hang Seo, BTS lọt Top người quyền lực nhất Hàn Quốc
- Sinh năm 1997, cô gái 19 tuổi Trần Thị Diệu Liên không gây ấn tượng với người đối diện bằng vẻ ngoài năng động hay khả năng hoạt ngôn như nhiều du học sinh khác. Em tự nhận mình thường không nói nhiều, mà dành nhiều năng lượng để suy nghĩ.
|
Trần Thị Diệu Liên - nữ sinh vừa trúng tuyển vào ĐH Harvard với mức học bổng hơn 300.000 USD |
Không lấy hoàn cảnh để biện hộ
Diệu Liên là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Hồi đầu tháng 4, em vừa nhận tin trúng tuyển ĐH Harvard với mức học bổng hiếm có 302.920 USD cho 4 năm học.
Với Liên, Harvard trước đó là một ước mơ xa vời với cô gái sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ chỉ là lao động phổ thông như em. Giấc mơ du học của Liên được nuôi dưỡng từ những ngày học THCS Trần Đại Nghĩa – thời điểm mà em biết đến học bổng A*Star của Chính phủ Singapore. Nhưng những nỗ lực ngày đó chưa đủ giúp em giành được học bổng này, mà chỉ dừng chân ở vòng phỏng vấn.
Không nản chí, Diệu Liên tiếp tục nỗ lực học tập và rèn luyện để tới gần với ước mơ du học hơn. Suốt những năm phổ thông, Liên đã giành được không ít những học bổng, thành tích học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc. Điển hình là giải Tư Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF) với đề tài “Bảng hiển thị chữ nổi cho người khiếm thị”. Những năm học phổ thông, đam mê khoa học, thích chế tạo, mày mò, em thường xuyên mua về những đồ bỏ đi, ve chai rẻ tiền để thỏa ước mong sáng tạo. Liên tiết lộ, nhiều khả năng sẽ chọn một chuyên ngành liên quan đến khoa học kỹ thuật để theo học ở Harvard. “Em cảm thấy đây là ngành mà em có thể làm được nhiều hơn cho mọi người”.
Sinh ra trong một gia đình lao động bình thường, bố là thợ làm biển quảng cáo, mẹ là lao công ở một trường đại học, Diệu Liên tự thấy những hoạt động ngoại khóa cũng giản dị và gần gũi với bản thân, thay vì tham gia những tổ chức, hoạt động từ thiện hoành tráng như nhiều bạn khác. “Có một hoạt động mà em theo rất lâu, đó là dạy học ở mái ấm mồ côi. Nhiều người nghĩ rằng phải đi làm từ thiện để thể hiện mình quan tâm tới mọi người, nhưng dạy học chỉ là việc mà em thích. Em nghĩ rằng dạy học là công việc có thể thay đổi được nhiều điều trong cuộc sống. Chỉ cần thay đổi một chút cách nhìn nhận và cách học thôi thì mình đã chọn một con đường rất khác rồi. Em rất thích cảm giác mình thay đổi được nhận thức của người khác, qua đó thay đổi con đường người ta sẽ chọn sau này” – tân sinh viên ĐH Harvard chia sẻ.
Gia đình không có tiềm lực tài chính, nên việc học tập ở trường cũng như quá trình chuẩn bị hồ sơ xin học bổng của Liên gần như dựa hoàn toàn vào khả năng tự học và sự nỗ lực của bản thân em. Tuy nhiên, cô gái giàu nghị lực này không cho rằng nên lấy những thiệt thòi đó để biện hộ cho những thất bại của bản thân. Ngược lại, em thấy may mắn vì “trong khi nhiều phụ huynh luôn gò ép con thế này thế kia thì ba mẹ rất tự do cho em quyết định. Em có thể tự lựa chọn con đường cho riêng mình. Ba mẹ em hoàn toàn không biết tiếng Anh. Ba em thậm chí còn không biết điểm SAT tối đa là bao nhiêu. Nhưng ba mẹ luôn hỗ trợ tinh thần, luôn ở đó ủng hộ nếu em cần”.
Hãy chọn nơi dành cho mình

|
Diệu Liên cho rằng không có một công thức chung nào cho bộ hồ sơ |
Trúng tuyển ngôi trường danh giá nhất nhì thế giới, nhưng Diệu Liên không cho rằng Harvard, SAT, hay điểm thi chuẩn hóa… là những yếu tố quan trọng.
Ngoài việc “có duyên với Harvard”, Diệu Liên cho biết, đây là một ngôi trường có tiềm lực tài chính lớn, đủ khả năng hỗ trợ những ứng viên như em. “Trường nhìn vào con người của ứng viên trước khi nhìn vào khả năng tài chính của ứng viên để có những hỗ trợ phù hợp”.
Chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ, Liên cho rằng không có một công thức chung nào cho bộ hồ sơ. “Khi viết luận, em có thể nào thì thể hiện ra như thế, chứ không cố gò ép bản thân theo kiểu tính cách mà mình nghĩ là trường sẽ thích. Có thể là em đã may mắn. Em chỉ thể hiện làm sao cho đúng với mình nhất, và vô tình giữa những bộ hồ sơ đánh bóng bản thân thì có lẽ sự chân thật của em lại gây ấn tượng với trường”.
“Các bạn có thể là người khác trong bộ hồ sơ nhưng không thể là người khác trong 4 năm, 6 năm được. Ở Việt Nam có một thành kiến là nếu vào được trường cao nhất thì sẽ vào được các trường khác. Nhưng ở Mỹ, bạn có thể vào được Harvard, Yale, Princeton nhưng có thể rớt những trường top 100, 200. Thứ hạng chỉ là con số. Quan trọng là những trải nghiệm mà mình có được”.
Với các hoạt đông ngoại khóa, Liên tâm sự, em đã từng thất bại khi xin học bổng A*Star hay xin học bổng đại học năm lớp 12, rất có thể em sẽ còn thất bại nữa, nên em quyết định sẽ chỉ tham gia những hoạt động mình thích, thay vì tham gia chỉ để làm đẹp hồ sơ.
Khi được hỏi có e ngại không khi là phụ nữ mà lại chọn ngành khoa học kỹ thuật để theo đuổi, Liên nói: “Đúng là ở Việt Nam còn có chút định kiến, nhưng em cứ cố gắng hết sức thôi. Trường hợp của em cũng là một minh chứng cho thấy tiềm lực tài chính của gia đình không quyết định việc bạn có thể học được các trường đại học Mỹ hay không. Em cảm thấy tương lai sẽ có nhiều câu chuyện giống như của em. Những câu chuyện nhỏ như vậy sẽ thành một làn sóng lớn. Em chỉ muốn thành thứ nhỏ nhoi trong làn sóng lớn đó thôi, chứ chưa dám ước mơ làm cái gì đó to lớn”.
" alt=""/>Từ con gái người lao công thành sinh viên Harvard