Nhận định, soi kèo Magdeburg vs Preussen Munster, 23h30 ngày 2/5: Hướng tới ngôi đầu
Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa phát đi thông báo khẩn cho toàn bộ sinh viên, học viên của trường tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3. Trước đó, trường này cũng có thông báo khẩn sinh viên sẽ bắt đầu đi học lại từ ngày 2/3.Tương tự, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng thông báo cho toàn bộ giảng viên, sinh viên, học viên nghỉ đến hết 8/3 để phòng tránh dịch Covid-19.
 |
Chống dịch ở Trường ĐH Luật TP.HCM |
Trường ĐH Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng cũng điều chỉnh kế hoạch năm học và tăng cường phòng chống dịch bệnh, đồng thời thông báo cho sinh viên tiếp tục được nghỉ học đến hết ngày 8/3.
Trước đó, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay Bộ đã có chỉ đạo hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc Bộ chuẩn bị các phương án để đón sinh viên trở lại giảng đường vào ngày 2/3.
Để chủ động đón sinh viên trở lại, Bộ đã chỉ đạo các trường phải vệ sinh, khử trùng tất cả các giảng đường.
Bộ cũng không khuyến khích sinh viên ngành y mang khẩu trang vào giảng đường, phải biết sử dụng khẩu trang đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp.
Theo ông Sơn, Bộ Y tế yêu cầu sinh viên trường y trở lại giảng đường sớm là do việc giáo dục, tuyên truyền về tự bảo vệ bản thân cho sinh viên ngành y cũng dễ dàng, thuận lợi hơn.
Hiện tại Bộ Y tế quản lý 11 trường y. Tới thời điểm này, một số trường đã kéo dài thời gian đi học lại.
Tính tới thời điểm hiện tại, gần như các Trường ĐH trên địa bàn TP.HCM đều kéo dài thời gian học lai cho sinh viên từ 1 tới 2 tuần.
Cụ thể, các trường gồm Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế luật, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Tài Chính Marketing, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng..
Một số trường kéo dài thời gian học lại sau 2-3 tuần như: Trường ĐH Kinh tế Tài chính, Trường ĐH Nha Trang...
Trong khi đó về phía học sinh và khối nghề nghiệp UBND TP.HCM chỉ đạo cho học sinh lớp 12 (cả giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên) nghỉ tới ngày 8/3.
Học sinh mầm non và phổ thông kể cả giáo dục thường xuyên từ lớp 1 đến lớp 11 cùng học viên các trung tâm tin học- ngoại ngữ, cơ sở dạy thêm, giáo dục kỹ năng sống nghỉ hết 15/3.
Học sinh, sinh viên, học viên khối giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố nghỉ hết tháng 3.
Trong cuộc họp về chống dịch Covid-19 chiều qua của ở TP.HCM, ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đề xuất cho sinh viên và cả học sinh hết tháng ba mới đi học lại.
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng băn khoăn về thời gian đi học lại và vẫn mong muốn cho học sinh nghỉ hết tháng 3.
Lê Huyền

TP.HCM vẫn băn khoăn về thời gian đi học lại
Cho rằng diễn biến dịch Covid-19 khó lường, trường học là môi trường lây lan nguy hiểm nếu có mầm bệnh..., ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đề xuất cho sinh viên và cả học sinh hết tháng ba mới đi học lại.
" alt=""/>Trường Y kéo dài thời gian đi học lại do dịch Covid

- Bụng phình to như cái trống khiến cậu bé không thể lăn trở mình mà chỉ nằm ngửa, thở từng nhịp nặng nề, khó nhọc. Căn bệnh teo mật bẩm sinh đã gắn cuộc đời Hoàng với bệnh viện suốt một thời gian dài, đẩy cha mẹ em vào cảnh sức cùng, lực kiệt.TIN BÀI KHÁC
Xót xa bé trai 5 tuổi cùng lúc chiến đấu với 3 bệnh ung thư
Vợ ung thư, chồng nhọc nhằn xách hồ lo kiếm từng đồng
Xin giữ lấy nụ cười thiên thần của bé gái mắc bệnh ung thư
Chúng tôi gặp mẹ con chị Nguyễn Thị Minh đang ngồi ghế đá ngoài hàng lang Bệnh viện Nhi Trung ương. Gương mặt mệt mỏi với hàng mi quầng thâm nơi khóe mắt, chị bảo, hai mẹ con chị ở Nghệ An ra viện từ sáng sớm để kịp cho bé khám và nhập viện điều trị. Trên tay mẹ, Hoàng đang thiêm thiếp ngủ nhưng thỉnh thoảng lại cựa mình, khóc ré lên bởi chiếc bụng to kềnh càng đau đớn.
Bé Ngô Huy Hoàng (3 tuổi) là con trai út của vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh (SN 1982) và anh Ngô Đình Nhu (SN 1980), trú tại xóm 5, Diễn Hoàng, Diễn Châu, Nghệ An. Bé mắc bệnh teo mật bẩm sinh, chạy chữa tốn kém khiến gia đình khánh kiệt.
 |
Cậu bé vật vã bởi căn bệnh teo mật bẩm sinh |
Trò chuyện với chúng tôi, chị Minh tâm sự, vợ chồng chị đều làm nông, cha mẹ hai bên nghèo khó. Cưới nhau được 1 năm thì anh chị đón con gái đầu lòng. Lần lượt những năm sau đó hai cô con gái ra đời.
"Ngày đó, kinh tế khó khăn, để có tiền trang trải cuộc sống gia đình và cho các con ăn học, anh Nhu phải bươn trải khắp nơi, chấp nhận xa vợ con để vào miền Nam làm thuê, kiếm tiền gửi về", chị kể.
Đến khi chị mang bầu đứa thứ 4 thì anh Nhu về quê hẳn. Bởi anh nghĩ, cuộc sống của các con đã đến lúc không thể vắng bóng người cha. Năm 2015, bé Ngô Huy Hoàng chào đời khỏe mạnh, bụ bẫm. Bạn bè, anh em trong gia đình ai cũng mừng cho vợ chồng chị đủ nếp đủ tẻ.
Nhưng niềm vui ấy đã không trọn vẹn khi bé Hoàng được 30 ngày tuổi thì bỗng nhiên cơ thể có nhiều thay đổi. Làn da trắng nõn chuyển sang màu vàng nhạt. Lúc đó, vợ chồng chị Minh chỉ nghĩ đơn giản con bị ốm bình thường như những đứa trẻ khác.
 |
Sự sống của em đang phụ thuộc nhiều vào thuốc |
Khi thấy chứng vàng da của con mãi không khỏi, kèm theo đó, bé đi ngoài thường xuyên, hay khóc và bú mẹ ít hơn, vợ chồng chị Minh lo lắng, đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương khám.
Tại đây, bác sĩ cho biết bé Ngô Huy Hoàng bị teo mật, cần được phẫu thuật càng nhanh càng tốt. Nghe vậy, anh chị như rụng rời bởi trong nhà chẳng có lấy một đồng. Anh Nhu phải về quê vay mượn khắp nơi, bán những gì có giá trị trong nhà lấy tiền lo cho con.
Mặc dù đã được phẫu thuật nhưng bé Hoàng vẫn chưa bình phục hẳn. Theo bác sĩ, bệnh của bé phải điều trị lâu dài, thường xuyên phải tái khám và dùng thuốc hỗ trợ đầy đủ thì mới có thể kéo dài sự sống
Tuyệt vọng trước tình cảnh mong manh của con, người mẹ nghèo gửi gắm: “Em biết bệnh con em vẫn có thể chữa trị được. Con em vẫn có cơ hội sống tiếp anh ạ. Mỗi lúc cháu ngủ, em nhìn cháu mà không tưởng tượng được cái ngày em phải rời xa cháu. Cứ nghĩ đến đó là tim em đau như cắt, không chịu được. Xin các anh, mọi người hãy cứu cháu, cho cháu có cơ hội được sống”.
Hiện tại, mỗi tháng một lần, vợ chồng Minh phải bồng bế con đi bệnh viện khám và điều trị. Dù bé có bảo hiểm y tế hỗ trợ thuốc nhưng tiền ăn uống, thuê nhà trọ ở thủ đô không hề nhỏ đối với một gia đình nông dân nghèo đông con.
  |
Giấy chứng nhận gia đình thuộc vào diện khó khăn của địa phương |
Mỗi lần con nhập viện, anh Nhu lại nghỉ công việc phụ hồ, cùng vợ xuống viện chăm con. Tiền lương của bố quá ít ỏi trong khi các khoản chi phí chữa bệnh cho con cứ ngày một nhiều lên khiến kinh tế trở nên kiệt quệ.
Trao đổi với báo VietNamNet, ông Hồ Minh Tăng, trưởng xóm 5, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết: “Gia đình anh Nhu, chị Minh thuộc vào diện hộ nghèo, quanh năm đi làm thuê nên chỉ tạm đủ ăn. Từ ngày con trai út mắc bệnh thì họ lâm vào cảnh khó khăn. Một mình anh Nhu làm thợ hồ không thể nuôi nổi gia đình và chữa bệnh cho con".
Mong sao qua bài viết này, nhiều tấm lòng nhân ái sẽ biết đến hoàn cảnh của bé, tiếp thêm sức mạnh cho bé chống lại bệnh tật, giành lấy sự sống.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Minh, trú ở xóm 5, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. SĐT: 0374168247 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.266 (bé Ngô Huy Hoàng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt=""/>Cậu bé bụng phình to như chiếc trống vì căn bệnh teo mật bẩm sinh

- Khi nghe bác sĩ thông báo cho gia đình biết cháu Khang bị căn bệnh về máu, chị muốn khuỵu cả hai chân, nước mắt giàn giụa bởi biết chẳng thể làm cách nào có tiền mà cứu con.Mẹ nuôi hy vọng cứu con ung thư thoát khỏi bàn tay Tử thần
Xót xa bé trai 10 tuổi trải qua 5 lần phẫu thuật u não
Căn phòng trọ xập xệ nằm sâu trong con hẻm ẩm thấp, bên cạnh mương nước đen ngòm bốc mùi hôi thối nồng nặc. Thấy người lạ vào, mấy người trong xóm tò mò đứng dõi theo. Có lẽ thường ngày ít có người lạ lai vãng tới đây.
Hỏi một người phụ nữ về gia đình bé Trần Lê Vĩnh Khang, chị hỏi lại chúng tôi "Có phải thằng bé bị bệnh ung thư máu không?". Xác nhận đúng thông tin, chị nói một hồi không dứt, dường như quá rành rọt về gia đình này.
 |
Cậu bé ngồi ủ dột trước căn nhà trọ tối tăm, bốc mùi |
“Anh là như thế nào với nhà thằng bé Khang? Đấy nó đang ngồi trước cửa kia kìa. Khu trọ này chúng tôi biết nhau cả mà, đều là dân lao động nghèo tụ tập sống ở đây. Chỉ ở đây mới có giá phòng rẻ thôi. Nó bệnh quá ngày nào cũng đến viện. Ở khu này mà đi viện miết tiền đâu chịu cho thấu. Nhìn nó ốm đau suốt ai cũng tội nghiệp nó, nhưng chúng tôi cũng đều nghèo cả”, chị chép miệng thương cảm.
Hôm nay là ngày rất hiếm hoi Khang được ở nhà bởi mới hôm qua, bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe thấy men gan của bé quá cao, chưa thể truyền thuốc được. Bé phải về nhà uống thuốc 1 tuần rồi quay trở lại bệnh viện tiếp tục điều trị.
Mặt buồn bã, Khang ngồi ủ dột trước hiên nhà như thể chẳng tha thiết điều gì. Chị Lê Thị Bé Tâm đang cố dụ con ăn từng muỗng cơm nhưng dường như con chẳng muốn nuốt. Thìa cơm vừa đưa đến mồm, bé lại đưa tay gạt đi, lắc đầu khổ sở. Chị thở dài bất lực, cố nài nỉ con ăn lấy vài thìa bởi nếu không không ăn được, bé Khang sẽ không đủ sức chống chọi với căn bệnh.
Gần 1 năm trời, bé Khang được truyền nhiều toa thuốc hóa chất. Tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm cũng khá nhiều nên đến nay, mẹ bé lao đao không biết cách nào để có tiền tiếp tục điều trị cho con.
 |
Mẹ con chị Tâm quê ở ấp Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) |
Mẹ đơn thân khóc cạn nước mắt
Chồng bỏ đi, chị Tâm chỉ còn cậu con trai là niềm vui duy nhất trong cuộc sống. Nhìn con khôn lớn, nỗi buồn trong lòng chị dần được khỏa lấp. Chị nghĩ, chỉ cần có sức khỏe sẽ đủ sức nuôi con. Vậy nên hai mẹ con mạnh dạn bồng bế nhau lên Sài Gòn tìm việc kiếm sống.
Được người quen giới thiệu tới khu trọ ở huyện Bình Chánh mà chị đang ở hiện tại, mặc dù lúc đó nhìn rất ngán ngẩm nhưng với mức giá khá rẻ, chỉ 300 ngàn đồng/tháng, chị đành đồng ý bởi hoàn cảnh của hai mẹ con đang gặp nhiều khó khăn. Sống ở đó 4 năm, chị dần quen với những người hàng xóm cùng cảnh ngộ không muốn dời đi. Nói đúng hơn là không thể dời đi đâu được vì không còn nơi nào rẻ hơn.
 |
Trong người không được khỏe nên lúc nào mặt cậu bé cũng buồn thiu. |
Trước đó, chị gửi con đi làm công nhân. Với mức lương hơn 4 triệu đồng, hai mẹ con cố gắng tằn tiện sống qua ngày. Dù khó khăn nhưng có mẹ có con, trong nhà vẫn có niềm vui, tiếng cười. Không ngờ, đến tháng 1/2018, con bất ngờ đổ bệnh khiến chị lâm vào cảnh bế tắc.
“Lúc nghe bác sĩ thông báo cháu Khang bị căn bệnh về máu, tôi muốn khuỵu cả hai chân. Bác sĩ tư vấn xong, đầu tôi như trống rỗng, nước mắt cứ giàn giụa bởi chẳng thể làm cách nào có tiền mà cứu con. Số tiền đó quá lớn đối với gia đình", chị nức nở.
Mỗi lần con cần dùng thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế, chị Tâm phải chạy đôn chạy đáo vay chỗ nọ, mượn chỗ kia mới đủ một toa thuốc. Nợ nần cứ lớn dần lên, khả năng trả nợ không có, đến nay chị không còn cách nào để vay thêm được nữa.
 |
Căn nhà trọ dột nát giá rẻ là nơi trú ngụ của hai mẹ con nhiều năm nay |
Cha mẹ đẻ của chị cũng xa quê nhiều năm, sống cảnh làm thuê làm mướn qua ngày. Dù cũng ra sức giúp đỡ mẹ con chị nhưng không thấm tháp vào đâu.
"Lúc đầu ông bà và anh chị em hỗ trợ mỗi người một chút lo cho cháu, bởi một mình tôi làm với mức lương như vậy chỉ đủ mẹ con đắp đổi qua ngày. Mấy tháng nay tôi chẳng làm được việc gì, cả nhà gánh vác không nổi nữa. Chuẩn bị vào toa thuốc mới đây mà giờ tôi chưa biết kiếm tiền ở đâu ra. Tôi rất sợ, sợ không đủ tiền chữa bệnh con có mệnh hệ gì tôi sống không nổi”, người mẹ đơn thân nghẹn ngào. Tia hy vọng duy nhất để cứu con đối với chị lúc này chính là tấm lòng hảo tâm của quý bạn đọc.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Khu nhà trọ gia đình bé ở không có địa chỉ, mọi ủng hộ kính mong bạn đọc gửi qua Báo VietNamNet để PV báo trực tiếp đi trao. SĐT chị Lê Thị Bé Tâm: 0979 437 058 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.282 (bé Trần Lê Vĩnh Khang) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
" alt=""/>Cậu bé ung thư sống trong khu ổ chuột giữa lòng Sài Gòn