Theo Bộ GD-ĐT, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương phải cho học sinh tạm dừng đến trường để đảm bảo công tác phòng, chống dịch thì việc triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình là giải pháp cần thiết của các nhà trường nhằm giúp học sinh không “quên” kiến thức, duy trì nền nếp học tập, thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, đảm bảo hiệu quả, công bằng trong việc tiêp cận các điêu kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.Tuy nhiên, thời gian đầu, do việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến diễn ra trên diện rộng; cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn; học sinh chưa được chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ... nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc dạy và học.
 |
Giáo viên Đà Nẵng nỗ lực dạy trực tuyến cho học sinh |
Báo cáo cho biết ngày 30/3/2021, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, tạo hành lang pháp lý với mục đích hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phố thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho rằng việc pháp điển hóa hình thức dạy học trực tuyến còn nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy - học, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện đế các em được học ở mọi nơi, mọi lúc và hướng đến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.
Gần 2,2 triệu học sinh cần hỗ trợ thiết bị học trực tuyến
Tính đến ngày 30/10/2021, cả nước hiện có 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức dạy học trực tiếp; 15 tỉnh, thành kết họp cả dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; còn lại 25 tỉnh, thành chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. |
Bộ GD-ĐT cho biết đã chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê số lượng học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến, đồ dùng học tập để có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ học sinh kịp thời.
Đến nay, Bộ đã nhận được đề xuất nhu cầu hỗ trợ máy tính của 56/63 tỉnh, thành phố.
Theo đó, số học sinh thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ là hơn 2,1 triệu học sinh.
Tính riêng tại các tỉnh, thành phố đang triển khai dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số học sinh cần được hỗ trợ là hơn 1,8 triệu em (bao gồm hơn 298.000 học sinh thuộc hộ nghèo, hơn 276.000 học sinh thuộc hộ cận nghèo, 1.500 học sinh có cha, mẹ tử vong vì Covid-19 và hơn 1,24 triệu học sinh thuộc đối tượng khó khăn khác).
Để hỗ trợ học sinh học trực tuyến và học qua truyền hình, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm vận động các doanh nghiệp tài trợ, quyên góp phương tiện học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tính đến ngày 30/10/2021, các tập đoàn viễn thông đã xây dựng thêm 283 điểm phát sóng tại các địa phương bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các tổ chức, đơn vị đã cam kết ủng hộ hơn 1 triệu máy tính. Dự kiến đầu tháng 11/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ chính thức bàn giao 10.000 máy tính đầu tiên trong tổng số 37.000 máy VNPT cam kết tài trợ. Số máy này đã được Bộ GD-ĐT lên phương án phân bổ cho 4 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 là Sóc Trăng; Hậu Giang; Vĩnh Long và Long An.
Các nhà tài trợ khác cam kết sẽ bàn giao máy tính cho Bộ GD-ĐT vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Ngoài ra, tính đến ngày 25/10/2021, ngành Giáo dục đã huy động được hơn 142 tỷ đồng, 28.477 máy tính bảng, 28.545 điện thoại thông minh và 79.425 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến khác.
Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng hướng dẫn các địa phương tổ chức mua sắm bằng nguồn kinh phí huy động được tại địa phương, bàn giao cho các cơ sở giáo dục để trao cho học sinh. Đồng thời tích cực phối hợp với các đơn vị đã cam kết tài trợ đế tố chức tiếp nhận, bàn giao máy tính cho học sinh trong thời gian sớm nhất.
Ưu tiên phát sóng trên truyền hình bài giảng lớp 1, lớp 2
Bộ GD-ĐT đã tổ chức xây dựng, lựa chọn hệ thống bài giảng đảm bảo chất lượng đế tổ chức dạy học trực tuyến và phát sóng trên truyền hình theo môn học, cấp học để các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh học tập phù hợp với kế hoạch dạy học của địa phương.
Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (kênh VTV1, VTV2, VTV7) và Đài truyền hình Nhân dân để tổ chức sản xuất bài giảng và phát sóng trên truyền hình, trong đó ưu tiên cho lớp 1, lớp 2 là những đối tượng khó thực hiện việc học trực tuyến.
Đối với lớp 1, lớp 2, việc dạy học qua truyền hình hiện được thực hiện với 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh.
Đối với lớp 6, bước đầu đã hoàn thành xây dựng và phát sóng 15 video bài giảng của các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các kênh truyền hình tỉnh, thành phố thực hiện tiếp sóng hoặc phát lại các chương trình này trong các khung giờ phù hợp trên sóng truyền hình địa phương.
Bộ GD-ĐT đã xây dựng chuyên mục Hỗ trợ dạy học trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT để liên kết đến các nguồn học liệu số, bài giảng điện tử (e-leaming và bài giảng dạy học trên truyền hình), thông tin hướng dẫn lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến; lịch phát sóng dạy học trên truyền hình của tất cả các đài trên cả nước.
Khắc phục khó khăn về hạ tầng, đẩy nhanh điều phối máy tính
Về những khó khăn, hạn chế trong việc dạy học trực tuyến, báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu rõ do sử dụng phần mềm dạy học miễn phí nên chất lượng chưa đảm bảo. Đường truyền internet nhiều nơi, nhiều lúc không ổn định, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa đường truyền internet không tốt nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.
Bên cạnh đó, hệ thống bài giảng điện tử theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở lớp 9, lớp 12 và ở các môn chính. Bài giảng điện tử của Chương trình giáo dục phổ thông mới còn thiếu.
Số lượng máy tính đã huy động được mới chỉ đáp ứng 46,1% tổng nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc mua sắm máy tính từ nguồn huy động ở địa phuơng gặp khó khăn vì công tác tổ chức đấu thầu mất nhiều thời gian, nguồn hàng hạn chế. Do dịch Covid-19 làm ảnh huởng đến chuỗi cung ứng linh kiện điện tử và nhu cầu số lượng lớn máy tính cùng một thời điểm nên năng lực sản xuất của các hãng không thể đáp ứng ngay cùng một lúc, do đó cũng sẽ ảnh huởng đến tiến độ cung cấp.
Một hạn chế nữa là chất luợng học tập ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Tình trạng học sinh học không chuyên cần, học sinh bỏ học và học sinh đang có nguy cơ bỏ học, tái mù chữ vẫn còn ở một số địa phương.
Do đó, trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ, Quốc hội ban hành các cơ chế, chính sách để khắc phục khó khăn về hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật dạy học trực tuyến, tạo điều kiện để học sinh cấp tiểu học, học sinh vùng nông thôn, miền núi, hải đảo được tiếp cận bình đẳng trong giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và quốc tế tham gia ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em” để phấn đấu tất cả các học sinh, sinh viên không có điều kiện mua sắm máy tính sẽ được hỗ trợ trang thiết bị để học tập trực tuyến. Tiếp tục phối hợp với các nhà tài trợ đẩy nhanh việc làm thủ tục tiếp nhận, lên phương án điều phối máy tính cho các địa phương còn thiếu, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức xây dựng các bài giảng trực tuyến, bài giảng trên truyền hình, nhất là các bài giảng theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, để cung cấp cho các nhà trường tổ chức dạy học cho học sinh.
Phương Mai

'Cần khẩn trương đánh giá hiệu quả việc học trực tuyến'
Theo ĐHQH, Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá hiệu quả việc học tập trực tuyến, xác định những vướng mắc và có những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức này trong thời gian tới.
" alt=""/>Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định dạy và học trực tuyến hiệu quả
Nắm bắt được nhu cầu sở hữu những căn nhà mang phong cách và dấu ấn riêng, TTC Land vừa đưa ra thị trường dòng căn hộ biệt thự trên không Jamona Sky Villas đẳng cấp bậc nhất khu vực Đào Trí, Quận 7, TP.HCM.Nhu cầu mua nhà siêu cao cấp
Chị Phạm Mai Anh một người môi giới bất động sản có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, bán hàng cho đối tượng là khách hàng thành đạt, giàu có cho biết, những người thành đạt hay giới thượng lưu là thường sở hữu các căn hộ ở vị trị đắc địa tại của các thành phố lớn.
Các căn hộ đều khẳng định một thương hiệu cho người gia chủ, thể hiện đẳng cấp vượt trội với dấu ấn cá nhân trong từng chi tiết thiết kế, và chứa đựng những giá trị bền vững.Những người giàu chọn không gian sống hiện đại, sang trọng, đồng điệu trong phong cách thiết kế kiến trúc và nội thất. Đặc biệt là cộng đồng trong môi trường sống cũng phải ngang bằng và đẳng cấp như chính họ.
Hiện nay, các dự án cao cấp trên địa bàn TP HCM chủ yếu phát triển bởi chủ đầu tư danh tiếng, tiềm lực tài chính vững vàng và dự án có vị trí tốt. Các yếu tố này giúp khẳng định giá trị thực chất và giá trị gia tăng của dự án, đáp ứng phần nào nhu cầu của giới thượng lưu trong nước. Đặc biệt các dự án có vị trí nằm trong khu compound ven sông, riêng tư rất được giới thượng lưu ưa chuộng.
 |
Jamona Sky Villas nơi kiến tạo một cộng đồng đẳng cấp |
Anh Nguyễn Hoài An - một doanh nhân trong lĩnh vực kim khí có nhà máy ở Bình Chánh cho biết, gia đình anh đã có một biệt thựđể sinh sống nhưng do nhu cầu cần một không gian sống biệt lập, riêng tư và kín đáo, an toàn và phải thật sự sang trọng đúng đẳng cấp nên anh quyết định chọn mua thêm căn hộ trong khu khép kín. Anh cho biết sẵn sàng xuống tiền nếu có một căn hộ vừa ý với các tiêu chí nói trên.
Theo chị Mai Anh, những người giàu có tiền và thích các sản phẩm nhà ở cao cấp như anh An không hiếm. Và thị trường bất động sản hiện nay nhiều chủ đầu tư đang hướng đến phân khúc khách hàng thượng lưu này với các sản phẩm nhà ở siêu sang.
Lựa chọn mới của người thành đạt
Nắm bắt được nhu cầu sở hữu những căn nhà mang phong cách và dấu ấn riêng, TTC Land vừa đưa ra thị trường dòng căn hộ biệt thự trên không Jamona Sky Villas đẳng cấp bậc nhất khu vực Đào Trí, Quận 7, TP.HCM
Jamona Sky Villas có tổng diện tích 12.979,66m2, gồm 2 block cao 9 tầng với 210 căn hộ cùng các tiện ích cao cấp như hồ bơi vô cực, clubhouse, nhà hàng 5 sao, thư viện sách, công viên ven sông, phòng tập gym, dịch vụ y tế 24/24,… hệ thống an ninh 5 lớp, bảo đảm cho cư dân một cuộc sống an toàn, tiện nghi. Tất cả 210 căn hộ đều được trang bị hệ thống smarthome theo tiêu chuẩn Châu Âu của Schneider, tiêu chuẩn nước uống trực tiếp từ vòi của WHO…
 |
Không gian trong mỗi biệt thự trên không của Jamona Sky Villas được thiết kế hoàn hảo |
Được thiết kế bởi KTS Hồ Thiệu Trị cùng cộng sự, Jamona Sky Villas kỳ vọng sẽ là nơi sống xứng tầm đẳng cấp của cư dân. Với mong muốn mang lại cho cư dân những biệt thự “trên không” đội ngũ kiến trúc sư đã tỉ mỉ tính toán hợp lý hướng nắng, hướng gió để đảm bảo cho chủ nhân của căn hộ ngắm trọn bình minh vào buổi sáng và thư thả đón hoàng hôn mỗi buổi chiều.
Từng căn hộ được chăm chút để thỏa mãn không gian sáng tạo mà vẫn đảm bảo sự an toàn, riêng tư và thư giãn với ban công trải rộng, hệ thống cách âm riêng biệt, cửa thang máy tiếp cận với từng hành lang căn hộ. Đặc biệt 210 căn hộ đều có hướng nhìn ra sông Sài Gòn, rạch Bà Bướm tạo không gian tươi mát, yên tĩnh, trong lành mỗi ngày.
Tham khảo thông tin dự án Jamona Sky Villas Hotline: 0934 03 98 98 Website: www.jamonaskyvillas.vn Địa chỉ nhà mẫu: Khu Jamona City, Đường Đào Trí, Phường Phú Thuận, Quận 7. VPBH : 253 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Tân Bình, TP.HCM |
Thu Hằng
" alt=""/>Jamona Sky Villas