
Land Rover là thương hiệu ô tô địa hình của Anh được bán tại thị trường Mỹ với 7 mẫu xe đều là những mẫu xe gầm cao. Trong đó, Discovery Sport là em út trong gia đình Land Rover, cạnh tranh trực tiếp với Mercedes-Benz GLC nhưng có khả năng offroad tốt hơn. Discovery là mẫu SUV cỡ D 7 chỗ có khả năng offroad tốt nhưng đã có 8 năm tồn tại trên thị trường. Ngoài ra còn có Defender với 3 phiên bản 90, 110 và 130.
Ở nhánh thương hiệu hạng sang Range Rover, Evoque là mẫu xe nhỏ nhất với độ hoàn thiện cao cấp nhưng không phải là chiếc SUV địa hình thực thụ. Velar có lẽ là chiếc Range Rover đẹp nhất trong tất cả, nó vừa đẹp vừa mạnh mẽ tuy nhiên giá bán không hề rẻ.
Range Rover Sport là mẫu xe SUV hạng sang cỡ D hướng tới sự năng động thể thao. Cuối cùng là mẫu Range Rover cỡ lớn uy nghi, yên tĩnh và thoải mái. Mẫu xe này có tùy chọn hybrid giúp tiết kiệm nhiên liệu và danh tiếng của mẫu xe này hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra.
2. Jeep
Jeep là thương hiệu ô tô của Mỹ nhưng giờ đã thuộc sở hữu của tập đoạn Stellantis. Các dòng sản phẩm của Jeep chỉ gồm xe SUV, CUV và bán tải. Jeep Compass là mẫu SUV cỡ C dù đã có 9 năm tuổi nhưng xe vẫn cung cấp sự thoải mái và hiệu suất tốt. Tiếp đó là Grand Cherokee với sự đa dạng tùy chọn 5 chỗ, 7 chỗ, hybrid cắm sạc PHEV.
Jeep Wagoneer và Wagoneer L là một chiếc SUV cỡ lớn có khung gầm xát-xi rời cho phép tối đa 8 chỗ, cạnh tranh với các đối thủ như Ford Expedition, Chevrolet Suburban, GMC Yukon, Cadillac Escalade và Lincoln Navigator.
Chiếc Wrangler mang tính biểu tượng là chiếc xe Jeep dễ nhận biết nhất. Khả năng offroad chinh phục mọi địa hình của nó đã trở thành huyền thoại. Còn Gladiator là xe bán tải duy nhất của Jeep được dựa trên mẫu Wrangler 4 cửa, cũng có khả offroad tuyệt vờ như người anh em SUV của nó.
3. Lincoln
Lincoln là thương hiệu xe hạng sang của Ford. Tuy nhiên, từ năm 2021, thương hiệu này chỉ còn cung cấp các dòng xe SUV và CUV cho thị trường Mỹ. Corsair là mẫu xe CUV cỡ C cận cao cấp của Lincoln có tùy chọn động cơ tăng áp và hybrid cắm sạc PHEV. Đối thủ của mẫu xe này là Lexus NX.
Nautilus là một chiếc SUV cỡ D 5 chỗ được đánh giá có nội thất cao cấp, nhiều công nghệ thích hợp nhưng có giá bán thấp hơn đáng kể so với các đối thủ từ châu Âu như BMW X5 hay Volvo XC90. Aviator cũng là SUV cỡ D 7 chỗ, cạnh tranh với các đối thủ cao cấp khác như Lexus TX và Volvo XC90.
Navigator và Navigator L là những chiếc SUV xát-xi rời chủ lực của Lincoln, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Cadillac Escalade và Jeep Grand Wagoneer. Mẫu xe này có nội thất thực sự cao cấp và sở hữu diện mạo đầy uy lực.
4. Buick
Buick là một thương hiệu con thuộc tập đoàn General Motors (GM). Tại các thị trường khác, Buick vẫn bán đa dạng các dòng sản phẩm nhưng tại Mỹ, thương hiệu này chỉ tập trung vào dòng xe gầm cao. Buick tại Mỹ đang bán 4 mẫu xe, trong đó Buick Envista là mẫu xe CUV cỡ C cận cao cấp có kiểu dáng lai coupe nhưng có giá bán phải chăng.
Buick Encore GX nhỏ hơn Envista một chút nhưng động cơ 4 xi-lanh 1.3T mạnh mẽ hơn có sẵn với hệ dẫn động AWD, điều mà Envista không cung cấp. Envision là xe SUV cỡ C của Buick. Xe cạnh tranh về sức mạnh và kích thước với các đối thủ như Lincoln Corsair và Acura RDX, nhưng lại rẻ hơn đáng kể so với BMW X3.
Buick Enclave là SUV 7 chỗ có không gian rộng rãi và thoải mái cùng động cơ mạnh mẽ 328 mã lực. Xe được thiết kế để mang lại cảm giác cao cấp hơn so với đồng tiền mà người mua bỏ ra.
5. Rivian
Rivian là nhà sản xuất xe điện và là công ty ô tô công nghệ của Mỹ được thành lập vào năm 2009. Hiện tại, Rivian chỉ sản xuất một chiếc xe SUV và bán tải chạy điện. Mẫu SUV có tên là R1S, là mẫu xe gầm cao 7 chỗ có khả năng offroad thay vì thiên về đường trường như Volvo EX90 hay BMW iX. Xe có hiệu suất đáng kinh ngạc nhờ 4 mô tơ điện công suất lên tới 1.025 mã lực.
Trong khi mẫu bán tải Rivian R1T cơ bản là một biến thể bán tải của mẫu R1S với nền tảng giống nhau và chỉ thay đổi kiểu dáng thân xe. Với chiều dài 5.512mm, R1T nhỏ hơn khá nhiều so với các đối thủ bán tải cỡ lớn như Ford F-150 Lightning và Scout Terra.
6. Scout Motors
Scout Motors là một công ty ô tô của Mỹ nhưng được tập đoàn Volkswagen mua lại vào năm 2021 để sản xuất những mẫu xe điện có khả năng chạy offroad. Hiện tại, Scout Motors đã lên kế hoạch chuẩn bị cho ra mắt 2 mẫu xe điện vào năm 2027. Trong đó, mẫu xe đầu tiên là Scout Traveler nằm ở phân khúc SUV cỡ trung và tiệm cận với phân khúc SUV cỡ lớn, được xây dựng trên nền tảng khung gầm xát-xi rời.
Mẫu xe thứ hai là Scout Terra, được xem là phiên bản bán tải cỡ lớn của mẫu Traveler và dự kiến có nhiều điểm tương đồng về hệ truyền động và các tính năng tiêu chuẩn. Mẫu xe này sẽ cạnh tranh với Ford F-150 Lightning, Tesla Cybertruck và Rivian R1T.
Theo Carbuzz
Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>6 thương hiệu ô tô chỉ tập trung sản xuất xe SUV và bán tải3 tiếng sau, phụ trách nhân sự đến thông báo rằng nhiệm vụ hoàn thành và nhận thù lao. Ông chủ công ty đã dẫn khách hàng đi ăn, việc thế thân cũng thành công. Ba nhân viên được thuê mau chóng giải tán. Công việc này được gọi là “nghề làm việc hư cấu”.
Trong văn phòng chỉ có 1 người là nhân viên thực thụ, 3 người còn lại là "diễn viên".
Trần Minh Chí tìm được công việc này từ một mẩu tin tuyển dụng trên mạng. "Công việc rất đơn giản, chỉ cần bạn ngồi trong văn phòng đủ giờ là sẽ nhận được thù lao". Hôm đó, anh Trần ngồi trong văn phòng đóng giả nhân viên, chơi điện thoại 3 tiếng liền nhưng lại được trả 90 tệ (khoảng 300.000 đồng).
Trước đó Minh Chí (27 tuổi) học chuyên ngành biên tập và xuất bản. Tốt nghiệp đại học, anh làm việc cho một công ty Internet tại Thâm Quyến. Sau khi bị sa thải vào nửa cuối năm 2020, anh bắt đầu làm những công việc lặt vặt, trở thành một “nhân viên hư cấu”.
Công việc kỳ quặc đầu tiên của anh là giả làm người mua nhà.
Tháng 8/2021, thời tiết ở Thâm Quyến rất nóng. Sau khi gặp nhau ở lối vào tàu điện ngầm, nhân viên môi giới bất động sản lái xe đưa Trần Minh Chí đến nơi giao dịch tại tòa nhà. Sau khi lên xe, người của công ty bắt đầu bàn bạc với Trần Minh Chí và sắp xếp vị trí cho anh. Anh vào vai lập trình viên của một công ty Internet với mức lương cao, hộ khẩu ở Thâm Quyến, có nhu cầu mua nhà để lập gia đình.
Trước khi vào việc, người này yêu cầu anh Trần phải học thuộc chính sách mua nhà ở Thâm Quyến cũng như quy chế tiền bạc để thuận lợi hơn khi trao đổi.
Tòa nhà đầu tiên nằm ở ngoại ô thành phố. Khi đặt chân đến, anh Trần vô cùng hốt hoảng vì có rất nhiều người cũng đến mua. Thứ tự của anh Trần là 100. Trong lòng Trần Minh Chí vô cùng băn khoăn: "Tại sao có nhiều người mua nhà như vậy lại còn thuê mình?". Rồi anh lại nghĩ, có thể họ cũng được thuê đến để mua nhà như anh.
Với thái độ nghiêm túc, có chút kinh nghiệm, Trần Minh Chí nhanh chóng nhập vai. Một nhân viên kinh doanh bất động sản tầm 40 tuổi mặc quần áo công sở chỉnh tề đưa anh đến nơi giao dịch. Người này giới thiệu một cách bài bản, khuôn mẫu những ưu điểm của căn nhà. Sau khi trao đổi thông tin, họ đưa anh lên tầng 2 để xem nhà mẫu. Toàn bộ quá trình diễn ra một cách nhanh chóng, lịch sự và khá thận trọng.
Khi đi thang máy, Trần Minh Chí nhận thấy hành động tinh tế của nhân viên bất động sản. Người này tập cười trong gương như đang đối diện với khách hàng. Khi thang vừa mở ra, nhân viên bán hàng tiếp tục dẫn anh đi thăm thú.
Sau khi kiểm tra xong, người này lấy giấy bút ra, dùng điện thoại tính giá tiền. Ngôi nhà rộng 107m2, 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, có giá là 1,3 triệu tệ (4,5 tỷ đồng). Người môi giới bắt đầu độc diễn, kể chuyện vài năm trước anh ta mua một căn nhà có giá vài triệu tệ nhưng giờ đã tăng lên 10 triệu tệ. Câu chuyện này thu hút nhiều sự chú ý.
“Đừng do dự, cậu quyết đi, mai không lấy là có người mua mất đó”, nhân viên bán hàng nhắc nhở anh Trần.
Sau đó, anh Trần được dẫn đi xem các căn nhà khác. Thời tiết nóng bức nên chỉ có thể xem được 3 căn so với dự định ban đầu là 5 căn. Công việc kết thúc, Trần Minh Chí nhận được 100 tệ (350 nghìn đồng).
Trải nghiệm này đã khơi dậy sự tò mò của Minh Chí về công việc hư cấu này. Bằng kinh nghiệm của mình, anh liên tiếp nhận nhiều công việc khác nhau và mức thù lao cũng ngày một tăng lên.
Nhờ có chút kinh nghiệm chụp ảnh, có lần anh Trần còn được mời làm thợ chụp ảnh cho một cửa hàng ăn. Nhân vật nữ chính mặc váy ngắn, trang điểm đậm, gọi một bàn thức ăn theo thực đơn. Khi các món được dọn ra thì công việc bắt đầu.
Mỗi đĩa thức ăn cần được bày biện cẩn thận, điều chỉnh góc chụp cho đẹp mắt. Dưới tán cây, nữ chính chọn một món tráng miệng và giả vờ nếm thử một cách tao nhã. Anh Trần liên tục chụp ảnh. Khi thức ăn đã nguội, họ lại vội di chuyển đến địa điểm khác để chụp tiếp.
Dù đã gắng chụp đẹp nhưng nữ chính liên tục nhắc: "Ánh sáng tốt chưa, chú ý ống kính, da phải trắng hơn nhé, cẩn thận góc chụp..." khiến anh không thấy thoải mái chút nào.
Vài ngày sau đó, anh Trần thấy những bức ảnh mình chụp cô gái kia được đăng lên mạng xã hội với những dòng tương tác của người dùng mạng: "Cơm ở đây rất ngon, khuyến khích mọi người đến ăn nhé".
Ngay lúc này, anh cảm thấy rằng mình đang làm việc trong một thế giới giả tạo. Hình ảnh đẹp, món ăn đẹp nhưng cảm xúc của con người không thật, tất cả chỉ là đang diễn.
Dù cố gắng tìm kiếm ý nghĩa tích cực của công việc hư cấu nhưng Trần Minh Chí ngày càng phát hiện sự vô lý.
Anh nhận ra thế giới thực tế và hư cấu thực sự quá gần nhau, khó phân biệt được thật giả. Cuộc sống xô bồ khiến anh phải kiếm tìm công việc mưu sinh nhưng anh vẫn luôn thấy mù mờ trên con đường này và khi vọng tìm ra một công việc thực sự yêu thích và ý nghĩa với mình.
Trong một lần đi hội nghị, Trần Minh Chí may mắn gặp một người đồng nghiệp cũ. Cả hai nói về tình hình kinh tế khó khăn và quyết định hợp tác làm ăn. Một cánh cửa mới mở ra khiến anh Trần có thêm nhiều hứng khởi và tự tin rằng cả hai sẽ làm tốt.
Tú Linh (Theo Sohu)
" alt=""/>Nghề làm việc hư cấu 'hái' ra tiềnNgày 25/11, Robin Fleming đệ đơn phủ nhận chuyện công ty gặp khó khăn tài chính, cho rằng động thái của Glenn Straub là "nỗ lực giành quyền kiểm soát cuộc thi". Theo WSJ, bà Fleming đề nghị tòa hủy vụ kiện với lý do ông Straub không thực sự có quyền sở hữu MAC nên không thể xin phá sản. Hiện vụ tranh quyền sở hữu trong quá trình xét xử.
Ngoài ra, bà Fleming tố ông Straub cố tình phá hoại chương trình Miss America 2025, dự kiến khởi động vào ngày 1/1. "Kế hoạch nộp đơn phá sản một cách thiếu thiện chí do Straub dàn dựng chỉ nhằm mục đích ngăn Hoa hậu Mỹ 2025 diễn ra và thành công", trích tài liệu nộp tòa phía Fleming.