Trong phần 2 loạt phim bom tấn về thần sấm,ạndiễnhaicáitábảng xếp hạng ngoại hạng đức Jane (Natalie Portman) đã giáng cho Thor (Chris Hemsworth) hai cái tát đau điếng.
"Người sắt" giành ngôi vua phòng véTrong phần 2 loạt phim bom tấn về thần sấm,ạndiễnhaicáitábảng xếp hạng ngoại hạng đức Jane (Natalie Portman) đã giáng cho Thor (Chris Hemsworth) hai cái tát đau điếng.
"Người sắt" giành ngôi vua phòng véTìm hiểu mẫu xe độ từ Mercedes-AMG S 63 2018
Xe độ từ mẫu côn tay Honda LA250
Xe độ Ford Ranger Wildtrak "quái thú"
Trước khi xuất hiện tại Việt Nam, Yamaha FZ150i đã từng được bán tại thị trường Indonesia với tên gọi Yamaha Vixion 150. Dựa trên nền tảng mô tô phân khối nhỏ của Yamaha, FZ150i/Vixion 150 sở hữu hệ khung nhôm Deltabox nhẹ và vững chắc tương tự R15. Trên thực tế, kết cấu khung dạng này còn cao cấp hơn hẳn so với các dòng mô tô Yamaha R25/MT-25/R3/MT-03 phân khối lớn, vốn chỉ được trang bị khung thép ống. Cùng với lượng phụ tùng độ dồi dào, những chiếc Vixion 150 đã thường xuyên được các biker nâng cấp lớn về động cơ, cải thiện đáng kể hiệu năng của chiếc xe.
Tuy nhiên Rengga Asrama - một người chơi xe sống tại Kepanjen, Indonesia đã không chọn phương án độ xe theo phương pháp độ động cơ nguyên bản của Vixion để cho công suất cao hơn. Thay vào đó, anh đã thay hẳn cho chiếc xe độ động cơ từ chiếc sportbike Yamaha R25 sang cho chiếc xe.
Trên bảng thông số kỹ thuật, động cơ của R25 vượt trội hơn gấp đôi so với cục máy nguyên bản của Vixion. Nó có dạng hai xi-lanh thẳng hàng thay vì chỉ một xi-lanh, dùng công nghệ xú-páp kép DOHC thay vì SOHC và đạt công suất 35,5 mã lực thay vì chỉ 14,9 mã lực. Chính vì vậy, anh Rengga đã chỉ đơn giản tìm cách "sàng" thẳng khối máy hai xi-lanh này, kèm theo toàn bộ các linh kiện đi kèm như lọc gió, két nước làm mát... sang khung của Vixion. Để bảo vệ cho phần dưới động cơ, tấm ốp từ MT-25 đã được anh sử dụng.
Bên cạnh động cơ, toàn bộ hệ thống phuộc, phanh cùng với gắp sau của R25 cũng đã được chủ xe chuyển sang cho Vixion để đảm bảo độ an toàn khi vận hành. Tuy nhiên Rengga đã không sử dụng cặp mâm năm cánh kép zin trên Vixion hay của R25, thay vào đó là bộ mâm 5 cánh xoắn hàng độ của hãng Delkevic. Vốn dành cho đối thủ Kawasaki Ninja 250, cặp mâm này có bản rộng 3 inch ở phía trước và lên tới 5,5 inch ở bánh sau, khiến anh có thể lắp được cấu hình lốp 120/70/17 trước và 180/55/17 sau.
Với cặp bánh lớn, chiếc xe đã có vẻ ngoài khỏe khoắn tương tự các dòng naked bike phân khối lớn từ 600cc trở lên. Dù có kết cấu được thay đổi khá nhiều, nhưng toàn bộ thiết kế thân vỏ nguyên bản của Vixion đã hoàn toàn được Rengga giữ nguyên. Anh chỉ dán lại vỏ xe với màu chrome xám và thay pad biển số sau loại rút gọn để khiến dáng xe trở nên gọn gàng hơn.
Với động cơ mạnh mẽ của R25 được lắp vào nền tảng khung sườn nhẹ của Vixion, chiếc xe độ naked bike Yamaha đã có được hiệu năng vận hành ấn tượng hơn nhiều so với xe nguyên bản. Gần đây, Rengga còn thay cặp phuộc trước R25 thành phuộc USD từ Nui Racing, khiến cho bản độ xe của anh càng trở nên ấn tượng hơn nữa.
Màn drift và đốt lốp siêu xe Ferrari 458 Italia Widebody độ Liberty Walk do một 'quái xế' trẻ thực hiện được đánh giá không thua kém gì Cường Đôla trong hành trình Car & Passion 2018.
" alt=""/>Yamaha FZ150i: Mẫu xe độ từ Yamaha R25“ByteDance đồng ý thoái vốn tại TikTok ở Mỹ” là một trong các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc vào ngày 3/8, thu hút 920 triệu lượt xem. Một số cư dân mạng chỉ trích ByteDance vì không thể hiện sự dũng cảm như đồng hương Huawei, vốn cũng mắt kẹt trong căng thẳng Mỹ - Trung.
Một bình luận được “thích” hơn 5.000 lần có nội dung: “ByteDance quỳ gối nhanh tới mức thậm chí còn không chờ chính phủ trả đũa”. Bình luận khác nhận về hơn 3.600 “like” khi viết: “Trương Nhất Minh (CEO ByteDance – PV) từng khen ngợi Mỹ vì cho phép tranh luận… Bây giờ anh ta bị ăn tát rồi, tại sao không đi mà tranh luận với Mỹ đi”.
Tài khoản Weibo của nhà sáng lập TikTok đã tạm dừng hoạt động, có lẽ để ngăn chặn cộng đồng mạng hung dữ tràn vào mọi bài viết.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31/7 đe dọa cấm TikTok sớm nhất có thể. TikTok trở thành mục tiêu của chính phủ Mỹ vì nguy cơ an ninh quốc gia. Lối thoát mà ByteDance lựa chọn để cứu TikTok tại Mỹ là bán ứng dụng video ngắn cho một người mua tiềm năng, ở đây là Microsoft. TikTok được các nhà đầu tư định giá khoảng 50 tỷ USD. Microsoft cũng đã lên tiếng xác nhận đang đàm phán để mua lại TikTok. Ông Trump cho hai bên 45 ngày để thống nhất thỏa thuận.
Nếu mua lại TikTok - ứng dụng được 100 triệu người dùng Mỹ sử dụng – Microsoft có cơ hội hiếm hoi “chung mâm” với các ông lớn mạng xã hội khác như Facebook, Snap. Cổ phiếu của Microsoft đã tăng gần 3% trong phiên giao dịch sớm ngày 3/8.
ByteDance không công khai về thương vụ song đã gửi thư cho nhân viên về vấn đề này. Theo Reuters, trong đó, Trương Nhất Minh nói rằng công ty đã bắt đầu đàm phán với một công ty công nghệ để mở đường cho TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ. Dù vậy, một vụ mua bán làm thỏa mãn tất cả các bên là yêu cầu quá cao và có thể dẫn tới các vụ kiện tụng không ngừng nghỉ nếu kết quả bất lợi cho một nhà đầu tư nào hiện tại.
Fred Hu, Chủ tịch Primavera Capital Group, một nhà đầu tư của ByteDance, cho rằng bán phần lớn hoạt động của TikTok vào thời kỳ đầu tăng trưởng không hề tốt với công ty. Ông nhận định ByteDance là “nạn nhân ngây tơ” của chính trị và địa chính trị. Trong khi đó, một quan chức ngân hàng giấu tên bình luận đây không phải thương vụ M&A thông thường và rất khó dự đoán. Phải làm thế nào để khiến Washington hài lòng, không khiến ông Trump tức giận trở thành câu hỏi khó.
Trong thư gửi nhân viên, Trương Nhất Minh thừa nhận ByteDance không đồng tình với lập trường của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ rằng họ phải thoái vốn hoàn toàn khỏi TikTok. Tuy nhiên, họ phải đặt quyết định trong môi trường vĩ mô.
Ngoài cư dân mạng, thông tin Microsoft muốn mua TikTok cũng khiến truyền thông Trung Quốc nổi giận. Một tờ báo ví chuyện này như “cưỡng đoạt con khỏi vòng tay ByteDance”. Thời báo Hoàn cầu lên bài bình luận cho rằng đe dọa cấm TikTok của Washington cũng như hành động đưa Huawei vào danh sách đen là nhằm kìm hãm tăng trưởng của công nghệ Trung Quốc, vốn có khả năng thách thức vị thế công nghệ cao của Mỹ. “Mỹ đang cố gắng củng cố trật tự thế giới công nghệ cao mà trong đó, họ là trung tâm”, Thời báo Hoàn cầu viết.
Bài báo thứ hai cũng trên Thời báo Hoàn cầu do Tổng biên tập Hồ Tích Tiến nhắc lại luận điệu của bài báo đầu tiên khi cho rằng nỗ lực cấm TikTok tại Mỹ là do lo ngại thành công của TikTok đe dọa sự thống trị của Mỹ trong giới công nghệ. Ông Hồ còn nhận định Tống thống Trump muốn cấm TikTok vì ứng dụng phổ biến trong giới trẻ, những người không ủng hộ ông và có thể sử dụng ứng dụng để gây nguy hiểm cho cơ hội tái tranh cử của ông vào tháng 11. Ông Hồ khẳng định nó đại diện cho sự bất nhất nghiêm trọng trong giá trị Mỹ truyền thống và thể hiện bộ mặt đạo đức giả của Mỹ.
Tờ China Daily hôm 4/8 viết Trung Quốc sẽ không chấp nhận hành vi “đánh cắp” một hãng công nghệ Trung Quốc và có thể đáp trả hành động ép bán TikTok cho Microsoft của Washington. Tờ này cho rằng với việc “bắt nạt” các hãng công nghệ Trung Quốc, Mỹ không cho Trung Quốc lựa chọn nào khác ngoài “chiến đấu sinh tử” trong lĩnh vực công nghệ.
Song, theo TechCrunch, chính phủ Trung Quốc không thể làm gì nhiều để trả đũa do thực tế các công ty Internet lớn của Mỹ đều không hiện diện đáng kể tại đây. Bắc Kinh cũng có ít động lực để đứng về phía ByteDance. Không như Huawei – công ty cung ứng “xương sống” cho các mạng viễn thông, ByteDance còn lâu mới được gọi là “nhà vô địch quốc gia”. Xét cho cùng, thuật toán của ByteDance chỉ được dùng để người dùng “dán mắt” vào màn hình.
Du Lam (Tổng hợp)
Reuters dẫn lời nguồn tin tiết lộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý cho TikTok 45 ngày để đàm phán thương vụ mua lại với Microsoft.
" alt=""/>Chiến tranh thương mại Mỹ Trung: Trung Quốc nổi giận vì Microsoft đàm phán mua TikTok