Ông Phạm Duy Vinh (huyện Ninh Giang, Hải Dương) là con trai thứ 4 trong gia đình có 8 người bị ung thư. Bất hạnh hơn, vợ ông Vinh, bà Vũ Thị Tỵ cũng vừa phát hiện ung thư máu…Đeo đẳng căn bệnh ung thư đại tràng
Mẹ ông Vinh mất do ung thư đại tràng và người anh trai cả mất do ung thư gan. Trong số 7 người còn lại, 6 người mắc ung thư đại tràng đang điều trị bệnh tại nhà.
Năm 2017 thực sự là một là năm kinh hoàng của gia đình ông Vinh. Cùng một năm, cả 3 anh em đều bị treo “án tử” bởi bệnh ung thư đại tràng, phải phẫu thuật tại bệnh viện.
Đầu năm 2017, bà Phạm Thị Mùi (em gái ông Vinh) phát hiện ra bệnh, cả nhà khăn gói lên Hà Nội mổ trong tình trạng người sút cân trầm trọng, bác sĩ chẩn đoán bà đã ở giai đoạn 3.
Bà Phạm Thị Thơi, chị gái bà Mùi đưa em lên Hà Nội để mổ, được bác sĩ khuyên đi xét nghiệm, bà cũng bàng hoàng phát hiện ra mình bị ung thư đại tràng.
 |
|
Cùng năm ấy, nhận thấy có triệu chứng giống các anh, em đã từng mổ vì ung thư, ông Vinh tới viện khám và rụng rời khi thấy dòng “ung thư đại tràng” trong kết luận của bác sĩ.
Ông Vinh có lẽ là trường hợp đặc biệt nhất trong gia đình 7 người bị ung thư đại tràng bởi T4/2018, cả gia đình ông Vinh lại chết lặng khi nghe tin vợ ông bị ung thư máu. Tin dữ liên tiếp ập đến trong ngôi nhà vốn đã gặp nhiều khó khăn.
Ông Vinh có 4 người con. Hai cô con gái đầu đi lấy chồng, cặp vợ chồng ung thư phải nuôi hai cô con gái nhỏ đang học lớp 8 và lớp 2. “Có những lúc người cứ như mất trí, chẳng biết phải làm gì. Mổ xong, tôi cố gắng đi làm thuê cho người ta, nhưng đi được vài bữa lại đau không thể làm nổi. Hai vợ chồng cùng bệnh, con thì bé, tôi nghĩ chán lắm”, ông Vinh nhìn ra ngoài cửa sổ, thở dài.
Đau bụng ung thư tưởng nhầm do ăn nhiều mỳ tôm
Mấy năm trước, ông Vinh thường xuyên đau bụng đi ngoài, cũng có khi bị táo bón nhiều ngày nhưng ông chủ quan, không tới viện khám. Cho đến khi đau quá, lại thấy trong nhà có nhiều anh chị em bị ung thư đại tràng, ông mới chịu tới viện làm xét nghiệm. Kết quả bác sĩ chẩn đoán ông bị Ung thư đại tràng.
“Thấy ông ấy thường xuyên đau bụng, tôi bảo ông ấy đi khám thì ông nói ăn nhiều mỳ tôm nên nóng, không phải đi khám. Ai ngờ đến lúc phát hiện ra ung thư …ông ấy suy sụp lắm”, vợ ông Vinh chia sẻ.
Theo PGS. TS Đoàn Hữu Nghị - Chuyên gia Ung bướu Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, khi thấy những rối loại phân, đi lại nhiều lần trong một ngày, kéo dài trên một tuần thì cần thiết phải đi soi đại tràng hoặc tìm máu trong phân. Nếu những phân đó có dấu hiệu có hemoglobin, có hồng cầu ở trong máu, chúng ta nên đi soi đại tràng để phát hiện sớm. Phát hiện sớm đảm bảo khỏi đến 98%”.
Câu chuyện về 9 người bị ung thư trong gia đình ông Vinh khiến hàng xóm không tránh khỏi bàng hoàng. Và cũng từ câu chuyện này, không ít người dân xã Văn Hội, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ý thức hơn việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Xét nghiệm và khám sức khỏe định kỳ hết sức là nhiệm vụ tiên quyết để phòng tránh các bệnh nguy hiểm.
Nằm trong chuỗi chương trình “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức: miễn phí 5000 xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng (CEA) với tất cả người dân tại Hà Nội. Đồng thời, giảm phí 20% gói tầm soát ung thư đại trực tràng sử dụng tại 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình hoặc 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội. Thời gian: từ ngày 1/11-18/11/2018. Phạm vi áp dụng: Tất cả khách hàng đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56 và nhận mã ưu đãi, hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ tối thiểu 4 giờ trước khi sử dụng dịch vụ. Để biết thêm chi tiết, liên hệ: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Địa chỉ: 42 -44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. Tổng đài: 1900 56 56 56. Website: www.medlatec.vn Email: [email protected]. |
Minh Tuấn
" alt=""/>Nỗi ám ảnh gia đình có 9 người bị ung thư
Anh Dương Xuân Kết (SN 1969 - quận Đống Đa, Hà Nội) có hơn 10 năm làm nghề lái taxi. Anh tâm sự: "Thời gian dài làm nghề này, không ít lần tôi chứng kiến những câu chuyện “cười ra nước mắt”, thậm chí có lúc phải đối mặt với những pha nguy hiểm không thể lường trước".
 |
Anh Dương Văn Kết. Ảnh: Diệu Bình |
Nhớ lại lần suýt gặp nguy hiểm dưới tay một thanh niên bị ngáo đá, anh kể, chuyện xảy ra vào một buổi sáng, cách đây vài năm.
Lúc đó, anh đón một thanh niên khoảng 24 tuổi, trông khá điển trai từ nhà nghỉ ra.
"Nhảy lên xe, thanh niên này liền chộp lấy điện thoại của tôi và nói: “Anh cho em mượn điện thoại. Anh cứ đi, bao giờ em bảo dừng thì dừng", anh nhớ lại.
Quan sát qua gương, anh Kết thấy đối tượng có nhiều biểu hiện bất bình thường. Người lái taxi phán đoán, có thể khách đã sử dụng chất kích thích trong nhà nghỉ.
Tài xế cho chạy xe lòng vòng từ 6 giờ đến 8 giờ sáng vẫn chưa thấy khách nam báo dừng ở điểm nào. Anh hỏi điểm cần đến, vị khách văng tục, dùng lời lẽ đe dọa, bắt tài xế đi tiếp.
Anh kể tiếp: "Trước tình hình đó, tôi vừa lái xe vừa phải xoa dịu anh ta. Tôi bảo: "Anh cứ bình tĩnh, từ sáng đến giờ tôi phục vụ anh chu đáo như thế, giờ anh lại đòi đánh tôi…”.
Vừa nói tay tôi vừa động vào chùm chìa khóa treo bên thắt lưng. Đối tượng nghe thấy tiếng kim loại va vào nhau, tưởng tôi mang vũ khí nên cảnh giác, không manh động gì nữa".
Cứ thế anh Kết lái taxi di chuyển trên đường từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Đến khu vực bến xe Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội), đối tượng liên tục nói lảm nhảm trong trạng thái không tỉnh táo, tay phải bất ngờ vòng lên túm áo tài xế.
Vừa nghạt thở vừa lo sợ anh ta manh động, anh Kết phải nghĩ kế sách để thoát thân.
Tài xế sinh năm 1969 kể tiếp: "Tôi cho xe đi chậm, gần sát vào lề đường. Chẳng may xe bị xịt lốp. Tôi đề nghị khách ra gọi xe khác đi để mình cho xe vào xưởng sửa chữa. Tuy nhiên, thanh niên vẫn kiên quyết ngồi trên xe.
Cuối cùng, tôi lấy cớ xuống kiểm tra xe, thanh niên mới thả tay ra khỏi người tôi. Tôi loay hoay chưa tìm được cách xử lý thì khách ngồi trong xe bật nhạc to hết cỡ, người lắc lư, giật mạnh theo nhạc. Được một lúc, nam thanh niên nhảy ra ngoài, chạy lên chiếc taxi khác đi mất".
Anh Kết thở phào kể: "Cả sáng hôm đó coi như tôi làm không công nhưng mình không gặp vấn đề gì là mừng".
Người đàn ông này bộc bạch, làm nghề lái taxi không chỉ đơn giản là ngồi cầm vô lăng, mà phải biết ứng biến linh hoạt, xử lý các sự cố kịp thời.
"Lái taxi vất vả nhất là làm đêm. Việc gặp khách say rượu, gây sự để quỵt tiền không phải là hiếm. Lúc này tài xế phải giữ bình tĩnh để giữ an toàn", anh giãi bày.
Anh Kết cũng cho hay, một vấn đề mà tài xế taxi hay gặp phải là bị khách lừa đảo. Mặc dù báo chí liên tục đưa ra cảnh báo về tình trạng này nhưng một số tài xế vẫn bị lừa.
"Một đồng nghiệp của tôi từng rơi vào hoàn cảnh đắng chát, mất sạch tiền trong ví. Lần đó anh ấy được điều đến nhà nghỉ nằm ở khu vực phường Phúc Xá (quận Long Biên) đón khách.
Đến nơi, một cô gái xách chiếc vali to, cồng kềnh cùng túi hoa quả xếp vào cốp xe. Cô gái nói muốn ra sân bay Nội Bài nhưng phải thanh toán tiền nhà nghỉ, 5 ngày hết 1,5 triệu đồng và tiền ăn uống 800 nghìn đồng.
Người này nói trong ví hết tiền mặt, mượn tài xế tiền vào trả, sau đó trên đường đi ghé vào cây ATM rút tiền trả. Nhìn khách trông đàng hoàng, ăn nói thật thà, anh bạn tôi tin tưởng, rút hết tiền đưa cô gái.
Cô gái cầm tiền, chạy vào nhà nghỉ. Bạn tôi đợi 20 phút không thấy ra, vào hỏi lễ tân mới tá hỏa biết vị khách đó đã rời đi theo lối cửa sau từ bao giờ. Mở chiếc vali cô gái bỏ lại, bên trong chỉ toàn gạch và quần áo cũ".
Anh kết thừa nhận, làm nghề lái taxi là công việc nhọc nhằn không kém các ngành nghề lao động chân tay khác.
Nhất là trong thời buổi xe taxi nhan nhản, mỗi lái taxi vừa lo chạy đủ doanh số, vừa căng đầu cạnh tranh khách với các đối thủ cùng ngành, lại phải chiều lòng khách hàng....
Khách dễ tính, họ chỉ lên xe, đến điểm dừng thì thanh toán, trả tiền. Nhưng gặp khách hay hạch sách, suốt quãng đường họ có thể yêu cầu chỉnh điều hòa, bật nhạc, kêu ca xe hôi hám...
"Vào giờ cao điểm, tổng đài báo mình bắt khách ở địa chỉ cụ thể, nhỡ tắc đường, mình đến nơi thì họ đã lên xe khác đi.
Nỗi khổ khác của nghề taxi đó là các điểm dừng, đỗ trả khách. Nhiều khi khách yêu cầu dừng điểm ở phố này. Nếu điểm đó có biển báo cấm dừng, đỗ, tôi phải di chuyển xe sang phố khác mới dừng trả khách.
Họ không hiểu, quay ra rủa xả, cho rằng lái xe cố tình chạy như vậy để tăng cây số trên đồng hồ.
Thực tế, nếu tôi cố tình làm theo yêu cầu của khách hàng, bị cơ quan chức năng bắt được, chắc chắn bị lập biên bản, nộp phạt.
Tôi nghĩ nếu không kiên trì, yêu nghề, chắc khó có ai bám trụ lâu dài", tài xế Kết bộc bạch.

Thiếu phụ giàu có, giả say 'bẫy' tài xế taxi
Làm nghề lái xe taxi, ngoài việc có nguy cơ phải đối mặt với nguy hiểm thì nhiều lái xe cũng không ít lần trở thành nạn nhân của hành vi xâm hại, sàm sỡ…
" alt=""/>Giây phút rùng mình khi lái xe bị khách kề dao vào cổ