![]() |
Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Hùng |
TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra những yêu cầu quan trọng về phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp cả số lượng, chất lượng, quy mô, cơ cấu, đáp ứng nhu cầu nhân lực cao cho xã hội.
Trong quá trình phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, ông Bình đặc biệt lưu ý tới giải pháp rất quan trọng là phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng (bao gồm cả đảm bảo chất lượng trong và đảm bảo chất lượng ngoài), trong đó, có sự đánh giá của doanh nghiệp, của học viên sau khi tốt nghiệp, của cơ quan quản lý nhà nước và sự phản biện của xã hội.
![]() |
Học viên được vừa học vừa thực hành, thực tập, thậm chí được trả lương tại xưởng thực hiện một công đoạn chế tạo linh kiện sản phẩm đặt ngay tại trường với trang thiết bị do doanh nghiệp đầu tư. Đây là một trong những kết quả của sự kết nối, phối hợp giữa Trường Cao đẳng Bắc Ninh và doanh nghiệp trong việc đào tạo. Ảnh: Thanh Hùng |
Nhấn mạnh rằng, đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh, tuy nhiên theo ông Bình đây cũng chỉ là điều kiện sàn để trở thành cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao.
“Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chỉ là điều kiện sàn. Nhưng muốn vươn tới trường nghề chất lượng cao phải hiện đại hóa hệ thống quản trị, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hệ thống thực hành, thực tập hiện đại,…”, ông Bình nói.
Sau khi tốt nghiệp năm ngoái, Phạm Đức Nho (sinh năm 2001, cựu sinh viên Khoa Cắt gọt kim loại khóa 35 của Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh) quyết định làm việc ngay tại xưởng thực hành của trường. Nho cho hay, những máy móc mà xưởng của trường hiện được trang bị như ở doanh nghiệp và xưởng cũng phụ trách một công đoạn sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp. Với việc phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, em đăng ký làm việc luôn tại đây sau quá trình thực tập với mức lương 8 triệu đồng- mức lương ngang bằng nếu em làm tại doanh nghiệp. |
Do đó, ngoài vinh dự, ông Bình cho rằng, không chỉ riêng Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh mà các cơ sở khác sau khi đạt tiêu chuẩn kiểm định vẫn cần tiếp tục nỗ lực cố gắng để duy trì chất lượng.
“Bắt đầu từ năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiến hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức kiểm định và việc đảm bảo tuân thủ duy trì chất lượng của các trường sau khi đạt chuẩn. Đạt được chuẩn rồi, nhưng duy trì nó như thế nào?”, ông Bình nói.
Hiện xưởng thực hành này (mô hình đào tạo kết hợp giữa Trường ĐH Công nghiệp Bắc Ninh và doanh nghiệp) vẫn thường xuyên đón các lứa học viên đến học tập, thực hành. |
Ông Bình khẳng định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng có quyền yêu cầu thu hồi chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục, thậm chí yêu cầu đình chỉ cả các tổ chức kiểm định nếu không kịp thời phát hiện các vấn đề và đảm bảo chất lượng trong vòng 5 năm.
“Như vậy, sắp tới, nhà trường phải duy trì việc này và phải phát triển. Đây là 2 nhiệm vụ thường xuyên, không có điểm dừng, luôn luôn cải thiện mình để hướng đến là cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao”.
Thanh Hùng
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT về việc giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
" alt=""/>Sau đạt tiêu chuẩn kiểm định, trường nghề vẫn chưa thể bình chânCụ thể, tỷ lệ thiệt hại do gian lận số gây ra tại Việt Nam lên tới 3,6% GDP chỉ đứng sau Kenya (4,5%), cao hơn mức trung bình toàn cầu (1,1%) và vượt trội so với các nước như Brazil hay Thái Lan (cùng 3,2%). Trong khi đó, nhiều quốc gia phát triển chỉ ghi nhận tỷ lệ thiệt hại rất thấp như Bỉ, Ireland (0,1%) hay Hà Lan (0,2%).
Các hình thức gian lận trong thanh toán số phổ biến tại Việt Nam bao gồm tấn công mạng sử dụng phần mềm độc hại, lừa đảo, tấn công trung gian; Mạo danh, gian lận phi kỹ thuật, lạm dụng chính sách hoàn tiền, gian lận của bên thứ nhất... Đáng chú ý, tỷ lệ các vụ lừa đảo được xác nhận tại khu vực Đông Nam Á đã tăng từ 49% năm 2022 lên 54% trong năm 2023.
Theo PGS.TS Trần Hùng Sơn, để đối phó với tình trạng gian lận số ngày càng gia tăng, các ngân hàng hay doanh nghiệp, tổ chức tín dụng cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ máy học để phát hiện gian lận, được xem là một phương pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
Thông qua các thuật toán thông minh, hệ thống AI có thể liên tục phân tích hành vi giao dịch, nhận diện các dấu hiệu bất thường và đưa ra cảnh báo kịp thời cho đơn vị vận hành cũng như khách hàng. Bằng cách "học hỏi" liên tục từ dữ liệu, AI ngày càng trở nên thông minh hơn trong việc phát hiện các hình thức gian lận mới.
Một giải pháp nữa được ông Trần Hùng Sơn đưa ra, đó là tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin gian lận giữa các bên liên quan. Các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán cần chủ động hợp tác, chia sẻ cơ sở dữ liệu về gian lận, đồng thời thống nhất quy trình xử lý chung. Việc hoàn thiện hệ thống định danh số cũng sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng ngừa gian lận trong thanh toán.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các hình thức thanh toán số mới cũng là một thách thức đặt ra cho công tác bảo mật. Vì vậy, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng hành lang pháp lý để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của thanh toán số và ngăn ngừa rủi ro gian lận.
Đồng thời, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo mật cho người dùng cũng rất quan trọng, góp phần ngăn chặn lừa đảo khi ứng dụng di động ngày càng trở thành mục tiêu ưa thích của kẻ gian.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, cho biết trước tình trạng gian lận số, lừa đảo trong lĩnh vực tài chính gia tăng hiện nay, việc bảo mật của Visa được xây dựng trên nền tảng AI và big data, chấm điểm dựa trên nền tảng dữ liệu lớn để có những cảnh báo sớm.
Visa đã đầu tư hơn 10 tỉ USD vào giải pháp dựa trên AI để ngăn chặn các vụ gian lận cũng như cho các hoạt động nâng cao nhận thức, kết nối các đơn vị liên quan. Đồng thời, tổ chức này cũng đầu tư hệ thống các trung tâm hợp nhất an ninh mạng ở 3 châu lục.
Mới đây Visa cũng vừa công bố các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ triển khai vào giai đoạn cuối năm 2024 trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đó là dữ liệu mã Token - mã hóa giao dịch, xóa bỏ các thông tin riêng tư của chủ thẻ khỏi luồng thanh toán. Với công nghệ này các ngân hàng và đối tác có thể áp dụng xác thực các giao dịch trên dữ liệu thay vì mã OTP đối với các giao dịch thương mại điện tử.
Trước các hình thức lừa đảo ngày càng diễn biến phức tạp, ông Thái Trí Hùng, Phó Tổng Giám đốc cấp cao, kiêm Giám đốc công nghệ MoMo cho biết, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện nhiều hành động cụ thể, trong đó đầu tiên và quan trọng nhất là thay đổi triệt để về tư duy phòng chống, không chỉ tập trung bảo vệ cho doanh nghiệp mà cần tập trung cả vào việc bảo vệ người dùng của mình.
Trong đó, MoMo sẽ triển khai các biện pháp phòng vệ nhiều lớp, đầu tư vào giải pháp công nghệ, sử dụng AI, thiết lập chính sách, nâng cao nhận thức.
Theo ông Hùng, đối với trường hợp người dùng cài đặt các phần mềm độc hại, ngoài các biện pháp thông thường như thêm phần mã hóa dữ liệu, đội ngũ kỹ sư bảo mật tại công ty đã thực hiện việc phân tích mã độc, trích xuất các đặc trưng nhận dạng và thực hiện cảnh báo người dùng nếu phát hiện các dấu hiệu bị tấn công.
Sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, đội ngũ bảo mật cố gắng phân biệt dấu hiệu do hacker tiến hành hay do đặc thù của người dùng để đảm bảo chặn được các hành vi xấu mà không bắt nhầm người dùng thật.
Đối với trường hợp người dùng cung cấp OTP, mật khẩu khi kẻ xấu dùng “social engineering” (kỹ thuật xã hội) hay “phishing” (lừa đảo) lợi dụng lòng tham của con người báo trúng thưởng, MoMo ứng dụng AI để phân tích hành vi của đối tượng lừa đảo, phân tích luồng đi của dòng tiền.
“Dựa vào công nghệ dữ liệu lớn và AI, bước đầu chúng tôi đã phân biệt được các giao dịch bất thường dựa vào tốc độ giao dịch, hành vi giao dịch, hay dòng tiền giao dịch, từ đó xây dựng các hệ thống cảnh báo và ngăn chặn sớm”, ông Hùng nói.
Trường hợp chính người dùng tự thực hiện hành vi liên kết và thanh toán do rơi vào bẫy lừa đảo, ngoài việc áp dụng AI và phân tích dòng tiền, công ty còn tự phát triển hệ thống rà quét tự động trên không gian mạng, tìm các hội nhóm đang chia sẻ phương pháp tấn công, các quảng cáo sai sự thật nhằm đánh lừa người dùng, đồng thời nỗ lực ngăn chặn ngay từ đầu các hình thức tấn công này.
Ông Thái Trí Hùng chia sẻ, MoMo đầu tư rất nhiều công nghệ mới từ ngân sách cho đến con người, khi đang có hơn 200 người là đội ngũ làm Data và AI, với 2 nhóm đảm trách an toàn bảo mật độc lập, cùng với đó là các nhóm giám sát mạng xã hội.
" alt=""/>Thiệt hại do gian lận số Việt Nam vượt trội so với thế giới![]() |
![]() |
Chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Kỹ thuật Quân sự và các trường quân đội năm 2021 |
![]() |
Về công tác sơ tuyển các trường quân đội năm 2022:
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự phải qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng (thanh niên ngoài Quân đội sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. quân nhân tại ngũ sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn và tương đương).
Thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường trong Quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển (nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành); các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội, việc đăng ký thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).
Về công tác xét tuyển các trường quân đội năm 2022
Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT năm 2022.
Đối với các trường Quân đội, thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển, được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo nhóm trường như sau: Nhóm 1: Gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, PK-KQ (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.
Nhóm 2: Gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, PK-KQ (hệ Kỹ sư hàng không).
Thời gian, phương pháp điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và Bộ Quốc phòng ban hành năm 2022.
Các học viện, trường trong Quân đội chỉ xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với những thí sinh: Đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng; tham dự Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng; các bài thi, môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường trong Quân đội mà thí sinh đăng ký. Đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (nguyện vọng 1) theo đúng tổ hợp xét tuyển của trường.
Về điểm chuẩn tuyển sinh các tổ hợp xét tuyển của các trường quân đội năm 2022
Thực hiện một điểm chuẩn chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài Quân đội; xác định điểm chuẩn riêng theo đối tượng Nam - Nữ (nếu trường có tuyển thí sinh nữ); theo thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực phía Bắc (tính từ Quảng Bình trở ra) và thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực phía Nam (tính từ Quảng Trị trở vào) hoặc theo từng Quân khu; thí sinh là quân nhân tại ngũ được xác định điểm tuyển theo hộ khẩu thường trú.
Đối với các học viện, trường có xét tuyển đồng thời Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (tổ hợp A00) và Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, tiếng Anh (tổ hợp A01): Thực hiện một điểm chuẩn chung cho tổ hợp A00 và tổ hợp A01.
Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam phải có đủ các điều kiện: Có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào; thời gian có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên; Có ít nhất năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh phía Nam.
Ngoài ra có một số quy định riêng: Trường Sĩ quan Không quân thực hiện một điểm chuẩn xét tuyển chung vào đào tạo Phi công quân sự cho thí sinh trong cả nước.
Học viện Quân Y thực hiện một điểm chuẩn chung cho cả 2 tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (tổ hợp A00) và Toán, Hóa, Sinh (tổ hợp B00).
Học viện Khoa học quân sự: Thực hiện một điểm chuẩn chung cho cùng một đối tượng thí sinh nam hoặc đối tượng thí sinh nữ trong cả nước dự tuyển vào đào tạo các ngành ngoại ngữ và ngành quan hệ quốc tế; Thực hiện một điểm chuẩn chung giữa các tổ hợp xét tuyển: Tổ hợp A00 và A01 vào đào tạo ngành Trinh sát kỹ thuật. Tổ hợp D01 và D02 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga; Tổ hợp D01 và D04 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
Tiêu chí phụ trong xét tuyển: Trong trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, số thí sinh trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu được giao, sử dụng điểm của các môn trong tổ hợp xét tuyển làm các tiêu chí phụ để xét tuyển.
Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào các học viện, trường trong Quân đội, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Lê Huyền
Ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng vừa công bố điểm chuẩn vào các trường quân đội năm 2021.
" alt=""/>Phương án, chỉ tiêu tuyển sinh 17 trường quân đội năm 2022