Gia đình chị Hận vốn không dư dả. Ở quê không có đất đai, nhà cửa, dẫu họ chăm chỉ làm lụng thì vẫn không đủ ăn. Vài năm trước, anh chị dắt díu các con lên TP.HCM tìm kế mưu sinh. Không có tiền, họ đành thuê một phần tầng hầm của chung cư mini, vừa để ở, vừa là nơi chị Hận nấu nướng, bán hàng cơm, tiền lời khoảng 100-200 ngàn đồng/ngày. Chồng chị xin làm nhân viên giao hàng, lương cứng khoảng 6 triệu đồng/tháng, thu nhập không ổn định.
Mong muốn 2 con được học hành đến nơi đến chốn, vợ chồng chị chỉ có thể nỗ lực làm việc. Ấy vậy nhưng nhiều lúc vẫn không đủ tiền trang trải, chị đành nhờ mẹ chồng phụ đỡ. Đồng lương giúp việc còm cõi của bà chia năm xẻ bảy cho người chồng mắc bệnh tiểu đường biến chứng, tiền trọ rồi mới dành lại đôi chút cho con cháu. Biết thế nên chị Hận chẳng dám nhờ vả nhiều. Khi phát hiện ra bệnh ung thư, chị cũng chỉ đắn đo trong chốc lát rồi quyết định bỏ về.
Suốt 1 năm qua, chị gạt cơn đau do bệnh tật để tiếp tục bán cơm, nhưng cơ thể vẫn cứ kiệt quệ dần. Đỉnh điểm khoảng 1 tháng trước, chị Hận ho nhiều, tự đi mua thuốc uống nhưng mãi không khỏi. Đến lúc bị ho ra máu, người thân mới tá hỏa vay mượn khắp nơi để đưa chị vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Tại Khoa Nội Hô hấp, bác sĩ Trần Thị Thanh Ngân cho biết, chị Hận nhập viện trong tình trạng khó thở. Sau khi thăm khám, làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán chị bị sốc nhiễm trùng, viêm phổi nặng, viêm mô tế bào vú phải, căn bệnh ung thư vú lúc này đã chuyển sang giai đoạn cuối, di căn đa cơ quan.
Chị Hận được điều trị thuốc kháng sinh, truyền dịch, chữa các triệu chứng nặng hiện tại. Riêng căn bệnh ung thư, đợi sau này được xuất viện, chị cần đến bệnh viện chuyên về ung bướu để thăm khám và điều trị. Thế nhưng ngay cả tiền viện phí lúc này gia đình họ còn chưa lo xuể. Người phụ nữ hy sinh hết lòng cho con, thậm chí không nỡ bỏ tiền mua bảo hiểm y tế cho mình. Vì vậy hiện tại, mọi chi phí gia đình phải tự chi trả.
Anh Tô Hoàng Giang (chồng chị Hận, SN 1989) đã vay mượn khắp nơi. Nhưng bởi họ không có tài sản gì thế chấp, mỗi lần cũng chỉ được 1-2 triệu đồng, gom mãi mà chẳng đủ. Hết lượt, chẳng ai dám cho anh vay thêm.
“Có lẽ…”, chị Hận ngập ngừng, lại tính bỏ điều trị.
Trong phòng bệnh, trên chiếc giường xếp bên cạnh, em Tô Ngọc Thanh (con trai chị Hận, SN 2009) đang nằm ngủ ngon lành. Mấy hôm nay mẹ nằm viện, em và cha thay phiên nhau chăm sóc. Cậu bé hiếu thảo nhiều lần khiến các nhân viên y tế thương chảy nước mắt.
“Có một hộp cơm thôi mà 2 mẹ con cứ đẩy nhau. Con trai bảo “mẹ ăn đi, không hết thì con ăn”, rồi chị ấy cũng ăn mấy miếng lấy lệ xong để phần cho con. Cũng may ở bệnh viện nhiều khi có cơm từ thiện, nếu không thì họ phải ôm bụng đói suốt”, một nữ điều dưỡng chia sẻ.
Chứng kiến hoàn cảnh đáng thương của chị Hận, phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã liên hệ đến Báo VietNamNet, hy vọng có thể làm cầu nối đến các nhà hảo tâm để giúp chị. Người mẹ khốn khổ ấy đang khát khao được sống, để lo cho các con thơ dại.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Phòng CTXH Bệnh viện Lê Văn Thịnh Hoặc anh Tô Hoàng Giang/ bà Hồ Thị Nương (mẹ chồng), ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang; SĐT: 0972092947 hoặc 0328201339 (bà Nương) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.212 (Chị Lê Thị Hận) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản:0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
PV: Thông thường đối với một Khu Liên hợp Thể thao của một quốc gia thì có những công trình thể thao nào? Đối với Việt Nam các công trình trong Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia có đáp ứng được với yêu cầu của quốc tế hay không, thưa ông?
Giám đốc khu liên hợp thể thao Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa: Chúng ta phải đáp ứng 3 công trình thể thao cơ bản: Sân vận động, Khu thi đấu thể thao trong nhà và khu thi đấu thể thao dưới nước. Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia hiện đã có 3 công trình thể thao đi vào hoạt động gồm: Sân vận động quốc gia có sức chứa 40 nghìn chỗ, Cung Thể thao dưới nước có thể một lúc tổ chức nhiều nội dung: Bơi, lặn, nhảy cầu, bơi nghệ thuật, và Bệnh viện thể thao.
Trong thời gian tới nếu tập trung xây dựng Nhà thi đấu đa năng, Sân đua xe đạp lòng chảo, Khách sạn thể thao 5 sao, Trung tâm đào tạo vận động viên golf quốc gia, và Trung tâm doping y học và thể thao thì Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia sẽ đáp ứng đồng bộ về cơ sở vật chất, cộng vào đó với một hạ tầng giao thông khá hiện đại thì nước ta hoàn toàn có thể đáp ứng đăng cai các sự kiện thể thao lớn trong khu vực, Châu lục và thế giới.
![]() |
Ông Cấn Văn Nghĩa chia sẻ về kế hoạch xã hội hóa đầu tư vào Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia |
Vậy bài toán hiện nay là lấy tiền đâu để đầu tư một loạt các công trình thể thao trong điều kiện Nhà nước không có kinh phí đầu tư? Vậy ông có suy nghĩ gì về vấn đề này hay nói cách khác giải pháp của ông là gì?
Đúng là như vậy, ngay trong thời điểm này mà Nhà nước phải đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng để xây dựng các công trình thể thao là điều không tưởng. Đối với các nước cũng vậy Nhà nước chỉ tập chung từ 2 đến 3 công trình cơ bản là Sân vận động, Khu thể thao dưới nước và Khu thể thao trong nhà còn các công trình thể thao khác thì họ vận dụng bằng các cơ chế chính sách cho tư nhân vào đầu tư. Do vậy đối với Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia theo tôi nghĩ cần phải tập trung giải quyết hai vấn đề lớn:
Một là phải đẩy mạnh xã hội hóa để kêu gọi tổ chức cá nhân, trong nước, nước ngoài vào đầu tư các công trình thể thao và nhà Nhà nước phải có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư. Trong những ngày đầu năm Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đoàn công tác đã chuyền đạt 5 ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 1 ý kiến Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh xã hội hóa, đầu tư xây dựng các công trình thể thao tại Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia, đây được xem là một chủ chương hoàn toàn đúng, trúng và phù hợp với nước ta hiện nay.
Hai là trước mắt phải tập trung, phải đẩy mạnh khai thác tạo nguồn thu tại Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia như phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, dịch vụ để lấy tiền đầu tư cho công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thể thao hiện có sau 15 năm đi vào hoạt động rất nhiều các hạng mục của Sân vận động quốc gia, Cung Thể thao dưới nước đã bắt đầu xuống cấp, cần sửa chữa và thay mới. Mỗi năm theo tính toán của chúng tôi kinh phí chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng phải cần từ 15-20 tỷ việt nam đồng nếu mà trông chờ vào ngân sách nhà nước thì rất khó khăn.
Được biết từ năm 2012 Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia được Nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức bộ máy?Trong quá trình triển khai thực hiện ông thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
Từ năm 2012 Chính phủ cho phép Khu Liên hợp thể thao Quốc gia thí điểm sử dụng cơ sở vật chất, quỹ đất để xã hội hóa tạo nguồn thu phục vụ cho sự phát triển của Khu Liên hợp thể thao Quốc gia.
Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản thì những khó khăn, thách thức đặt ra cho chúng tôi ở thời điểm năm 2012 là không nhỏ. Trước năm 2012 là đơn vị thụ hưởng 100% ngân sách nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức của Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia vẫn quen với cách làm việc (sáng cắp ô đi, tối cắp ô về), hàng tháng đến kỳ thì lĩnh lương, nay phải tự chủ về tài chính thì điều đầu tiên là giao động về mặt tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và công nhân viên; mặt khác Lãnh đạo đơn vị thì loay hoay xây dựng kế hoạch về thu thế nào để hàng năm phải có từ 30 tỷ trở lên trong điều kiện kinh nghiệm khai thác, kinh doanh là rất yếu; vì từ trước tới nay chỉ biết làm thể thao.
Với quyết tâm lớn, năm 2016 chúng tôi đạt doanh thu 47 tỷ, nguồn thu trên đã đáp ứng được nhiệm vụ chi thường xuyên của đơn vị và đầu tư cho duy tu, bảo dưỡng hàng năm từ 10 đến 15 tỷ Việt Nam đồng.
![]() |
Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình đã sẵn sàng cho kế hoạch tổ chức SEA Games 31 |
Thưa ông, được biết hiện nay tại Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia có một số diện tích đất chờ dự án đơn vị đang cho thuê để làm dịch vụ? Trong thời gian tới đơn vị có kế hoạch thu hồi hay không? Và nếu thu hồi có ảnh hưởng đến nguồn thu của đơn vị không?
Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia cho thuê để làm các loại hình dịch vụ, thời gian thuê 6 tháng đến 1 năm, khi nào Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thể thao thì Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia thanh lý hợp đồng và các đơn vị phải bàn giao mặt bằng trong thời gian 30 ngày. Hiện nay Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia đang tiến hành thu hồi một số diện tích để triển khai dự án xây dựng Dự án Khách sạn thể thao 5 sao. Năm 2018 sẽ thu hồi toàn bộ diện tích khu thể thao trong nhà để xây dựng nhà thi đấu đa năng kịp phục vụ cho Seragame 31 được tổ chức vào năm 2021. Năm 2019 sẽ thu hồi nốt diện tích khu thể thao ngoài trời để xây dựng sân đua xe đạp lòng chảo.
Năm 2021 Việt Nam là chủ nhà của SEA Games 31 Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia có kế hoạch gì cho việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất?
Năm 2021 nếu tổ chức SEA Games 31 mà thủ đô Hà Nội đăng cai thì chắc chắn Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình sẽ phải là nơi tổ chức Lễ khai mạc, bế mạc và thi đấu từ 3-5 môn. Do vậy nhiệm vụ đặt ra đối với Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia là cần phải phải tập trung xây dựng 1-2 nhà thi đấu đa năng có sức chứa 3.000 chỗ một nhà. Để có kinh phí xây dựng nhà thi đấu đa năng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin cơ chế xã hội hóa.
Về sửa chữa và thay thế, Sân vận động Quốc gia phải thay mới một số hạng mục như lớp phủ sân điền kinh, bảng điện tử, hệ thống đèn chiếu sáng, chống sụt lún khán đài C,D và một số hạng mục khác trong Cung Thể thao dưới nước bằng nguồn ngân sách tập trung của Nhà nước.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Theo Dân trí
" alt=""/>“Khuyến khích xã hội hóa đầu tư vào Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia”