Đây là giải thưởng do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG Việt Nam và Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam tổ chức và trao tặng. Kết quả được dựa trên cuộc khảo sát "Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng năm 2020".
Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 1/1/2020 đến 15/3/2020 với sự tham gia của hơn 5.000 người tại 12 tỉnh/thành phố lớn. Họ là những khách hàng đã, đang sử dụng dịch vụ băng thông rộng di động và cố định từ nhiều nhóm độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập.
" alt=""/>VNPT nhận giải Nhà mạng có chất lượng dịch vụ băng thông rộng cố định tốt nhất Việt NamĐể nhận biết các loại rau quả nhiễm các hoá chất độc hại bằng mắt thường thì chỉ những người có chuyên môn trong ngành bảo vệ thực vật (BVTV) và các nhà dinh dưỡng có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được.
Ví dụ như rau quá xanh hoặc xanh đen là rau nhiễm độc đạm nitorat (NO3), giá đỗ có mầm to mập, không rễ là do dùng hóa chất độc hại khi ngâm ủ... Riêng các loại hoá chất BVTV (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...), hàm lượng kim loại nặng, dư lượng của đạm nitorat, vi sinh vật gây bệnh thì phải qua phân tích bằng các thiết bị hiện đại mới phát hiện được.
![]() |
Vì vậy để hạn chế tác hại của các loại hoá chất nông nghiệp độc hại trong rau quả thì người tiêu dùng cần tuân thủ các yêu cầu sau:
Chỉ nên mua rau quả ở những nơi bán có uy tín, rau quả phải còn tươi ngon, không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quá xanh mướt, đây là loại rau bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá. Khi sử dụng, sau khi loại bỏ rễ và lá vàng úa cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím 1%. Rửa rau quả trong vòng 25 - 30 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hoá chất BVTV còn tồn dư bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ... bị phân huỷ một phần ở nhiệt độ cao.
Nên nấu kỹ rau quả nhằm tăng độ an toàn. Đối với các loại rau gia vị và rau sống (xà lách, mùi, tía tô...) cần rửa kỹ dưới vòi nước chảy và ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30 - 40 phút. Chú ý không nên ngâm quá lâu vì các chất vitamin và các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua màng tế bào tan vào trong nước.
Hạn chế sử dụng các loại rau quả trái mùa, không nên mua các loại rau quả có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống còn tươi vì đó là các loại rau quả không an toàn do sử dụng các hoá chất BVTV có độ độc cao để bảo quản và phòng trừ sâu bệnh. Cần rửa sạch cuống quả vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn và hoá chất độc hại.
Lưu ý, các loại nước rửa rau quả có bán trên thị trường hiện nay, nước muối, dung dịch thuốc tím loãng chỉ loại bỏ được một phần các vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc có bám trên bề mặt rau quả. Chúng không thể loại bỏ hoàn toàn các loại thuốc BVTV, kim loại nặng, đạm nitorat như trong quảng cáo.
(Theo Sức Khỏe Đời Sống)
" alt=""/>4 cách làm sạch hóa chất độc hại trong rau quảNhững con số đáng báo động
Năm 2014 hơn 200 trẻ tại trường tiểu học Nguyễn Khuyến (TP.HCM) phải nghỉ học do vi khuẩn gây ngộ độc. Theo Sở Y tế nhiều khả năng sự lây lan của chùm ca bệnh này là do tình trạng vệ sinh môi trường trong trường không đảm bảo.
![]() |
Nhà vệ sinh - nỗi ám ảnh khi tới trường |
Vấn đề vệ sinh trường học không mới. Nhưng tình hình dịch bệnh lây lan từ nhà vệ sinh (NVS) bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em khi đi học vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại...
Tình trạng NVS trường học bẩn, thiếu nước sạch, nhà tiêu bốc mùi khai nồng, học sinh một tay bịt mũi một tay đi vệ sinh đã không còn quá ngạc nhiên. Nhưng những hình ảnh chỉ mới phần nào nói lên mức độ nghiêm trọng của vấn đề Thực tế những con số về tình hình dịch bệnh lây lan từ NVS kém vệ sinh mới đáng báo động.
Thống kế của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, năm 2014, số người mắc và chết do tiêu chảy cấp hiện vẫn được xếp thứ 4 trong 10 nguyên nhân dẫn đầu của bệnh nhân nhập viện. Trong đó, nhà vệ sinh trường học được xem là nơi phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất.
Thực tế, hơn 40% ca nhiễm tiêu chảy ở học sinh xuất phát từ trường học nhiều hơn từ nhà - con số được Unicef Việt Nam đưa ra khi lý giải nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp của trẻ em.
Bên cạnh dịch tiêu chảy cấp, nhà tiêu bẩn còn ẩn chứa nhiều nguy cơ gây nên dịch tay chân miệng, tả, thương hàn, viêm đường ruột, viêm gan A,…
Đe dọa thể chất và tâm lý học sinh
Bên cạnh những dịch bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, nhà vệ sinh trường học bẩn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm tổn thương tâm lý và quá trình phát triển thế chất của trẻ.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột (bị tiêu chảy, tả, thương hàn) thường bị giảm khả năng nhận thức, trẻ có thể mất 10 điểm IQ so với những trẻ không mắc bệnh. Mặc dù cùng được tiếp nhận dinh dưỡng bổ sung như nhau, nhưng các trẻ bị tiêu chảy càng nhiều ngày thì sau 24 tháng, sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng bị suy giảm.
Nhiều phụ huynh đón con đi học về cứ nghe con hối thúc về nhà nhanh để đi vệ sinh, vì nhà tiêu ở trường quá bẩn. Việc trẻ không dám đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý đến trường của trẻ. Nhiều trẻ “nhịn” rồi bĩnh ra quần. Còn nhiều trẻ vì sợ đi học thì mắc vệ sinh nên không dám uống nước, không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất.
Cần một nhà vệ sinh sạch đúng nghĩa
Quỹ Unilever Việt Nam - nhãn hàng VIM đã phối hợp với Bộ Y Tế và các đối tác như Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, tổ chức UNICEF thực hiện chương trình “hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn” với nhiều hoạt động giáo dục, nâng cao ý thức và xây dựng nhiều cụm nhà vệ sinh đạt chuẩn cho các trường tiểu học khắp cả nước.
![]() |
Chương trình xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn của VIM |
Chính thức phát động từ năm 2008, chương trình đã mang lại ý nghĩa thiết thực cho xã hội thông qua các hoạt động:
Phối hợp thực hiện giáo dục chuyên đề vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tại 1.000 trường tiểu học trong cả nước với tổng giá trị tài trợ là 10 tỷ đồng. Hoạt động này giúp nâng cao nhận thức cho các em học sinh và phụ huynh học sinh về sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, đồng thời xây dựng các thói quen giữ gìn vệ sinh tại trường học và gia đình.
![]() |
Công trình vệ sinh trường học mà Vim đã xây dựng |
Xây dựng 800 nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế tại gần 100 trường tiểu học trên toàn quốc với tổng trị giá tài trợ là 16 tỷ đồng. Theo đó, Công ty Unilever Việt nam và Nhãn hàng VIM sẽ tài trợ xây dựng 400 nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, nhà vệ sinh tại các trường tiểu học có quy mô sử dụng cho 1.000 em học sinh để góp phần nâng cao điều kiện vệ sinh trường học, tạo nên môi trường học tập an toàn, sạch khuẩn cho các em học sinh. Ước tính có 2.000.000 lượt học sinh tiểu học sẽ được sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn trong chương trình này.
Hồng Quyên" alt=""/>Nguy cơ nhiễm bệnh từ nhà vệ sinh trường học