Chia sẻ với truyền thông, Văn phòng tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm của trường xác nhận thông tin. Đại diện trường cho biết: "Ngày 25/6, Phòng Giáo dục TP Tân Hương tổ chức 'hội chợ việc làm' diễn ra tại Đại học Sư phạm Hà Nam. Trường là cầu nối giữa học viên và nhà tuyển dụng, chứ không thể can thiệp vào kết quả cuối cùng".
Hiện tại, các trường tiểu học và trung học ở Tân Hương đã hủy thỏa thuận lao động ký trước đó với nhiều thạc sĩ. Ngày 15/11, 40 thạc sĩ của trường sư phạm Hà Nam nhận được thông báo, kế hoạch tuyển dụng viên chức bị đình chỉ và kết quả công nhận chưa được phê duyệt.
Một thạc sĩ cho hay, sau khi họ hoàn thành tốt bài kiểm tra đánh giá và các vòng phỏng vấn, những người xuất sắc nhất được lựa chọn. Sau vòng sơ khảo, một số trường tổ chức 2-3 buổi phỏng vấn riêng. "40 người được chọn sẽ bị các trường tiểu học, trung học ở Tân Hương giữ bằng gốc, giấy tờ liên quan và ký kết thỏa thuận lao động", anh Hoàng trong danh sách 40 thạc sĩ, cho biết.
Tháng 7, anh và một số đồng nghiệp nhiều lần lên trường và Phòng Giáo dục TP Tân Hương hỏi về tiến độ tiếp theo. Nhân viên cho biết, quy trình đang thực hiện cần kiên nhẫn chờ thông báo.
Đầu tháng 9, bộ phận nhân sự phản hồi kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục gặp trục trặc. Giữa tháng 10, cơ quan này tuyên bố, kết quả trúng tuyển đợt tháng 6 chưa được cấp trên phê duyệt. Đại diện phòng giáo dục địa phương yêu cầu 40 thạc sĩ xuất sắc của Đại học Sư phạm Hà Nam tìm công việc khác, không nên chờ đợi.
Sau thông báo này, các trường đồng loạt trả hồ sơ gốc cho 40 thạc sĩ, nhưng giữ lại thỏa thuận lao động đã ký. Chờ đợi thời gian dài, nhiều thạc sĩ cho biết sau 2 tháng tốt nghiệp là thời kỳ 'vàng son' để tìm việc, nhưng cơ hội đã 'vụt đi' vì bằng gốc bị các trường giữ.
Ngày 18/11, đại diện Phòng Giáo dục TP Tân Hương phản hồi, buổi kết nối việc làm hồi tháng 6 là 'quy trình liên lạc sơ bộ ban đầu'. Lý giải việc các trường giữ bằng gốc của ứng viên, người này nói: "Giữa các bên không có gì để chắc chắn và đảm bảo với nhau, nên đây là cách để ứng viên không nộp hồ sơ vào trường khác. Đồng thời, cũng là lời hứa giữa nhà tuyển dụng và người lao động".
"Cuối tháng 6, chúng tôi đến Đại học Sư phạm Hà Nam kết nối trước. Tuy nhiên, nhà trường thông báo cho học viên đây là 'hội chợ việc làm', điều này không chính xác. Bản chất, đây là buổi chúng tôi khảo sát về nhu cầu việc làm của học viên đối với ngành giáo dục. Từ đó, chúng tôi sẽ có điều chỉnh kịp thời cho các vị trí tuyển dụng tương ứng", đại diện Phòng Giáo dục TP Tân Hương nói thêm.
Ứng viên cho hay, trong buổi kết nối việc làm ngày 25/6, ai đáp ứng được yêu cầu của các trường về trình độ và năng lực đều đã ký thỏa thuận lao động, bằng tốt nghiệp gốc, giấy tờ liên quan cũng bị giữ lại. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các trường, ngày 1-2/7, Trung học cơ sở Tân Hương 1 tổ chức buổi thi chọn lọc giáo viên riêng.
Thậm chí để tham gia đợt tuyển dụng đặc biệt ở Tân Hương, một ứng viên đã chấm dứt hợp đồng ký ngày 25/5 với Trường THCS Tam Á. Người này cho biết, phải bồi thường 20.000 NDT (67 triệu đồng) vì 'phá' hợp đồng.
Giải quyết hậu quả cho 40 thạc sĩ sư phạm giỏi đứng trước nguy cơ thất nghiệp, phòng giáo dục địa phương đề xuất những ứng viên đã ký kết thỏa thuận lao động với trường học, sẽ tham gia giảng dạy với tư cách là giáo viên dự bị. Hiện, có 26/40 thạc sĩ chấp nhận công việc tạm thời này.
Trong đó, một thạc sĩ tiết lộ, trước mắt sẽ thực hiện theo kế hoạch này. Tuy nhiên, đây là vị trí chỉ dành cho người lao động tạm thời, mức lương từ 1.800-2.000 NDT/tháng (6,1-6,8 triệu đồng). Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, người này dự định tham gia kỳ thi tuyển dụng giáo viên lần nữa.
Ứng viên khác phẫn nộ nói: "Nếu biết trước 3-4 tháng, chúng tôi vẫn có cơ hội. Đến giờ này lợi thế của chúng tôi mất đi nhiều, bởi kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục tiếp theo dành cho đối tượng tốt nghiệp năm 2024. Chúng tôi không còn tư cách là học viên mới tốt nghiệp".
Để làm giảm sức nóng bàn tán của dư luận, Phòng Giáo dục TP Tân Hương cho rằng, các ứng viên và trường đại học không nên lãng phí thời gian vào vụ việc: "Thay vào đó, mọi người nên dành thời gian chuẩn bị cho kỳ tuyển dụng viên chức sắp tới hoặc tìm việc khác. Tiếp tục gây rối cũng không giải quyết được gì".
"Chúng tôi vừa là cơ quan tổ chức kỳ thi tuyển dụng giáo viên vừa là đơn vị sử dụng người lao động. Do đó, chúng tôi hiểu rõ áp lực của ứng viên đang gặp phải. Chúng tôi hy vọng, kỳ thi tới các thí sinh sẽ hoàn thành mục tiêu đặt ra", đại diện phòng giáo dục nói.
Hiện tại, Phòng Giáo dục TP Tân Hương không công khai các bước xử lý tiếp theo. Người này cho biết, vẫn đang nỗ lực từng ngày phối hợp với các ban, ngành để giải quyết vấn đề.
Theo China News
Theo Thủ tướng, xu hướng hợp tác toàn cầu và học tập xuyên quốc gia với cơ hội tiếp cận giáo dục đại học được mở rộng. Hợp tác giữa các trường đại học trên toàn thế giới được đẩy mạnh, tạo ra môi trường học tập đa văn hóa và cung cấp cơ hội nhiều hơn cho sinh viên tham gia vào học tập và nghiên cứu ở môi trường khác nhau.
Với Việt Nam, Thủ tướng nêu quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã công nhận, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Giáo dục đại học Việt Nam đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho sinh viên, giảng viên tiếp cận với kiến thức và trải nghiệm quốc tế; đồng thời, tăng cường nghiên cứu KHCN, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ĐH Quốc gia TP.HCM đã trở thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ từng bước chuẩn hóa và hội nhập với khu vực và thế giới…
“Chúng ta coi con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực quan trọng của sự phát triển. Tất cả chính sách đều xuất phát từ con người và phục vụ con người”- Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnh, để tạo động lực tăng trưởng mới, cần khuyến khích tư duy sáng tạo và đổi mới, tạo ra môi trường thúc đẩy việc thử nghiệm ý tưởng mới, khám phá phương pháp tiếp cận khác nhau và khuyến khích tinh thần sáng tạo.
Mặt khác, theo Thủ tướng, cần chú trọng khai thác công nghệ 4.0, sử dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, cải tiến quy trình làm việc và tạo ra mô hình kinh doanh sáng tạo là cách để tạo ra động lực tăng trưởng mới, hướng tới kinh tế xanh, phát triển bền vững.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang phấn đấu đào tạo được 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030.
Thủ tướng đề nghị, các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có ĐH Quốc gia TP. HCM, phải phát huy vai trò trong tìm kiếm nhân tài, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thủ tướng đề nghị ĐH Quốc gia TP.HCM cần sớm hoàn thiện đề án để đến năm 2030, nằm trong nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á, góp phần quan trọng trong kiến tạo động lực tăng trưởng mới nhanh và bền vững cho vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Ông lưu ý, ĐH Quốc gia TP.HCM phải đẩy mạnh tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, sinh viên, học viên chương trình tài năng các ngành khoa học cơ bản, thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản; Chú trọng thu hút, trọng dụng và phát triển đội ngũ các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành.
Đại học này cần tập trung xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Công nghệ bán dẫn, Công nghệ sinh học, Chuyển đổi số và Trí tuệ nhân tạo thuộc nhóm hàng đầu châu Á; Phát triển Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, kết nối với Vùng và khu vực châu Á; Phát triển nguồn lực tài chính bền vững và xây dựng Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM xanh, hiện đại và bản sắc.
Đối với sinh viên, Thủ tướng kỳ vọng: “Các bạn là chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà… nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”. Với khát vọng và nhiệt huyết cống hiến, các bạn cần phát huy mạnh mẽ truyền thống tiên phong trong học tập, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.
Theo Thủ tướng, tuổi trẻ là phải dấn thân, trải nghiệm và cống hiến, do vậy học sinh, sinh viên cần tích cực tham gia vào hoạt động xã hội và tình nguyện; tham gia vào dự án và chương trình liên quan đến phát triển cộng đồng.
Thủ tướng tin tưởng những đam mê, ước mơ, hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, chắp cánh và trở thành hiện thực, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường.
Lễ khai khóa Đại học Quốc gia TP.HCM lần đầu tiên được tổ chức năm 2012. Mỗi năm, ĐH này sẽ lựa chọn một chủ đề và được truyền cảm hứng với diễn giả là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, địa phương. Sau hơn 10 năm tổ chức, Lễ Khai khóa đã trở thành hoạt động truyền thống ý nghĩa, tự hào với học sinh, sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM." alt=""/>Thủ tướng: Chú trọng thu hút, trọng dụng nhà khoa học trẻ xuất sắc