Sở hữu bộ não to không có mấy vai trò trong việc khiến một số người, trong đó có thiên tài vật lý Albert Einstein, thông minh hơn những người khác. Ảnh: Corbis
Từ năm 1836, chuyên gia giải phẫu Đức Friedrich Tiedemann đã viết trên tạp chí Philosophical Transactions: "Chắc chắn có một mối liên hệ giữa kích cỡ tuyệt đối của bộ não với các chức năng trí não và sức mạnh trí óc". Kể từ đó, trong giới khoa học đã có sự chia rẽ ý kiến về việc quan điểm của ông Tiedemann có đúng hay không.
Các phương pháp ghi hình bộ não, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI), đã giúp các chuyên gia có các đánh giá đáng tin cậy hơn về thể tích bộ não so với trước đây.
Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế, do Đại học Vienna (Áo) đứng đầu, đã tìm hiểu về thể tích bộ não và chỉ số IQ thông qua nghiên cứu dữ của 8.000 người tình nguyện. Họ phát hiện một sự liên quan yếu ớt giữa kích cỡ bộ não và IQ, bất kể giới tính và độ tuổi của đối tượng nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu Jakob Pietschnig đến từ Viện Tâm lý học ứng dụng thuộc Đại học Vienna (Áo) giải thích: "Mối quan hệ hiện quan sát được đồng nghĩa, thể tích bộ não đóng một vai trò nhỏ trong việc giải thích kết quả kiểm tra IQ ở người ... Cấu trúc và sự nguyên vẹn của bộ não dường như là cơ sở sinh học quan trọng hơn, trong khi kích cỡ bộ não đóng vai trò như một trong nhiều cơ chế bù đắp của các chức năng nhận thức".
Tầm quan trọng của cấu trúc não so với thể tích não trở nên rõ ràng hơn khi so sánh các loài khác nhau. Chẳng hạn như, cá nhà táng sở hữu hệ thần kinh trung ương lớn nhất, bao gồm cả bộ não và khi kiểm soát yếu tố khối lượng cơ thể, chuột chù đứng đầu danh sách động vật có kích thước não "khủng" nhất so với kích thước cơ thể, vượt xa con người. Điều này ám chỉ, sự khác biệt về cấu trúc não dường như chịu trách nhiệm chính cho sự khác biệt trí thông minh giữa các loài.
Một thực tế khác cũng được coi là căn cứ cho quan điểm rằng kích thước bộ não không tương liên trực tiếp đến IQ là, đàn ông sở hữu bộ não lớn hơn phụ nữ, nhưng không có khác biệt về kết quả kiểm tra IQ toàn cầu giữa 2 giới. Trong khi đó, những người mắc hội chứng đầu quá lớn - một rối loạn tăng trưởng khiến bộ não lớn bất thường - thường có kết quả kiểm tra IQ thấp hơn người bình thường.
" alt=""/>Người não to không thông minh hơn![]() |
Cụ thể, nguồn tin từ tài khoản I Ice Universe trên Weibo, một mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc, Samsung đã đặt quan hệ với hãng Synaptics để đưa công nghệ ClearForce của hãng này vào smartphone của mình. ClearForce có khả năng nhận diện được mức độ nhấn vào màn hình là mạnh hay nhẹ, từ đó với mỗi lực nhấn người dùng có thể thực hiện được các tác vụ khác nhau. Đây là công nghệ hoàn toàn tương tự 3D Touch mà Apple sử dụng trên iPhone 6S.
Apple có thể là hãng đầu tiên đưa màn hình nhạy lực lên smartphone và bán ra thị trường, tuy nhiên, công ty đầu tiên công bố tính năng này lại là Huawei của Trung Quốc. Chiếc điện thoại Mate S chạy Android mà hãng này ra mắt hồi tháng 9/2015 (hiện chưa bán ra) cũng có loại màn hình tương tự iPhone 6S. Những ví dụ từ Apple, Samsung, và Huawei cho thấy màn hình nhạy lực là một trong những tính năng sẽ được phổ biến rộng rãi trong làng smartphone trong tương lai không xa.
Theo một nguồn tin khác từ trang Samsungviet, công ty Hàn Quốc có thể chỉ tung ra một chiếc Galaxy cao cấp có màn hình cong - không như cách họ làm với S6 Edge và S6 Edge+. Galaxy S7 nhiều khả năng có hai phiên bản kích thước màn hình gồm 5,2 inch và 5,8 inch, và trong số này chỉ có bản 5,8 inch là được trang bị màn hình cong giống dòng "Edge" hiện nay mà thôi.
Samsung hiện chưa phản hồi gì về các thông tin rò rỉ nêu trên.
" alt=""/>Galaxy S7 sẽ dùng màn hình cảm ứng lực giống iPhone 6S