Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Fulham, 18h30 ngày 3/5
Những ngày gần đây, gia đình chị Nguyễn Thị Hương và anh Nguyễn Công Đĩnh (SN 1989, ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh) vô cùng hạnh phúc khi chào đón 2 bé sinh đôi vào tháng 6/2019 vừa qua.‘Các con đều khỏe mạnh, đang được các bà bế bồng, chăm sóc’, chị Hương vui vẻ nói.
 |
Sau 7 năm hiếm muộn, vợ chồng chị Hương cũng đón tin vui vào tháng 6/2019. |
Kể về những chuỗi ngày tìm con, chị không khỏi chạnh lòng. Bởi sau 7 năm kết hôn, chị và chồng mới có được tiếng trẻ thơ trong nhà.
‘Tôi và chồng kết hôn năm 2012. Hai năm đầu, chúng tôi không kiểm tra, thăm khám mà để mọi việc tự nhiên’, chị Hương kể lại.
Sau 2 năm không thấy có tin vui, chị Hương và chồng đến bệnh viện thì lo lắng khi nhận được tin chị bị nội tiết kém, khó có con.
‘Ban đầu chúng tôi chạy chữa theo cách uống thuốc Nam, thuốc Bắc. Được ai mách ở đâu có thầy, thuốc hay vợ chồng tôi đều đến bắt mạch, bốc thuốc. Từ Lạng Sơn, Bắc Giang đến Thanh Hóa… vợ chồng đều dắt díu nhau đi’, chị nói.
Nhiều nỗ lực nhưng không mang đến kết quả, 2 vợ chồng chị xuống một phòng khám tư ở Hà Nội tiến hành phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào tử cung) nhưng cũng không đem lại kết quả như mong đợi.
Sau đó, họ đến một bệnh viện ở Hà Nội thực hiện IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). ‘Lần đầu, chúng tôi chỉ được 3 phôi và cấy cả 3 phôi vào tử cung thì không thành công. Chi phí cho lần này hết 120 triệu đồng, rất tốn kém nhưng cũng không thể bằng sự thất vọng, hụt hẫng của vợ chồng’, người phụ nữ sinh năm 1989 cho biết.
Giai đoạn này, áp lực tâm lý đối với chị rất lớn. ‘Nhiều người nói bóng gió xa xôi, thậm chí nói thẳng lỗi là do tôi. Tôi nên rời đi, để chồng tôi có cơ hội đến với người phụ nữ khác có thể sinh con cho anh. Tôi buồn lắm…’, chị Hương nói.
Nhưng may mắn, chị Hương có mẹ chồng, bà Nguyễn Thị Ngỏ (66 tuổi) rất tâm lý, động viên.
‘Bố chồng tôi mất cách đây 6 năm. Hai ông bà có với nhau 3 người con (2 gái và 1 trai), chồng tôi là con út. Ông mất, bà sống với chúng tôi từ đó đến giờ. Bình thường, mẹ chồng nàng dâu khá hòa hợp.
Có chuyện gì bà cũng đều tâm tình với con dâu. Khi gặp vấn đề, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của bà dành cho mình’, chị kể thêm.
Theo chị Hương, dù không ít người hàng xóm, họ hàng chỉ trích chị về việc muộn con cái nhưng mẹ chồng chị chưa bao giờ trách mắng một lời. Không chỉ vậy, bà còn đứng ra bênh vực con dâu mỗi khi có ai đó nói những lời khó nghe.
‘Khi có người nói với bà do vợ chồng tôi không hợp nhau nên không có con, bà nên cưới vợ khác cho con trai để có cháu nối dõi, bà gạt đi. Bà nói với chúng tôi: ‘Con cái là lộc trời cho, tâm lý, tư tưởng phải thoải mái lên con ạ’ khiến tôi bật khóc’, chị kể.
Nhờ sự động viên của mẹ chồng, tháng 10/2018, chị Hương tiếp tục thực hiện IVF ở một bệnh viện khác tại Hà Nội. Lần đầu cấy 2 phôi ở viện này, họ bị thất bại. Lần thứ 2, may mắn đã mỉm cười với họ.
Tuy nhiên giai đoạn mang thai cũng là một thử thách lớn với chị Hương. Sức khỏe yếu, mang thai đôi nên chị phải nghỉ làm, ở nhà dưỡng thai. Mẹ chồng và mẹ đẻ phải bỏ hết công việc, để chăm sóc con.
‘4 tháng đầu, tôi bị nghén không thể ăn gì, chỉ ăn hoa quả và uống sữa. Mấy tháng cuối, tôi lại bị tiểu đường thai kỳ nên phải ăn kiêng. Việc chăm sóc ăn uống của tôi không hề đơn giản nhưng mẹ chồng không một lời than vãn. Hàng sáng, bà lại hỏi con dâu thích ăn gì để chuẩn bị’, chị nhớ lại.
Những tháng cuối của giai đoạn mang thai, chị Hương phải nhập viện theo dõi. Chồng đi làm, mẹ chồng và mẹ đẻ lại theo chị từ Bắc Ninh xuống Hà Nội để chăm sóc con.
 |
Hai con trai của chị Hương, anh Đĩnh. Bé anh nặng 2,1kg, bé em nặng 2,5kg. |
Chị Hương cho biết: ‘Tuổi cao nhưng từ khi con dâu mang bầu, các công việc cơm nước, giặt giũ… mẹ chồng tôi đều giành lấy làm, để con dâu được nghỉ ngơi. Bà luôn có mặt bên cạnh những lần tôi đi thăm khám. Không chỉ vậy, bà thường xuyên trò chuyện, động viên để tôi cố gắng vượt qua vất vả, mệt mỏi đến ngày sinh’.
Đêm 19/6/2019, chị Hương lên bàn mổ và sinh được 2 bé bình an, bé anh nặng 2,1kg, bé em nặng 2,5kg.
Đứng ngoài phòng chờ con dâu, khi nghe tin các cháu khỏe mạnh, sức khỏe sản phụ ổn định, bà Ngỏ đã bật khóc nức nở. Hành trình cùng con dâu từ những ngày khó khăn, vất vả đến khi có kết quả của bà đã thành công.
Những ngày con dâu sinh con, trở về nhà, bà Ngỏ cùng bà thông gia vẫn thường xuyên túc trực để chăm sóc các con, cháu. ‘Nhiều đêm cả nhà đều bị mất ngủ vì hai bé nhưng ai cũng hạnh phúc’, chị Hương kể.
Trong bài chia sẻ của mình trên mạng xã hội, chị Hương gọi mẹ là ‘người đồng hành đặc biệt’. Chị thừa nhận, nếu không có người đồng hành này cùng sự giúp sức của gia đình nội, ngoại chị có lẽ đã không đủ niềm tin để đi đến đích cuối cùng.
‘Tôi muốn nói với người đồng hành, mẹ chồng của tôi, rằng: ‘Con biết ơn mẹ, con yêu mẹ rất nhiều!’. Mong rằng, các chị em bị hiếm muộn khác cũng luôn nhận được sự cảm thông, yêu thương và chia sẻ từ chồng, từ người thân, nhất là từ mẹ chồng như tôi’, chị viết.

Nhận 33 tỷ đồng sinh con cho đại gia 'sắt vụn', cô gái bật khóc sau 5 tháng quen
Cô Jiang cho biết việc lập hợp đồng vay tiền chỉ là mẹo lừa vợ ông Toh, trong khi thực tế là món quà.
" alt=""/>7 năm hiếm muộn, nàng dâu bật khóc vì lời tâm sự của mẹ chồng
 đã có nhiều năm sống trong tuyệt vọng, trốn tránh rồi sau đó quyết định đối diện với thực tế và công khai căn bệnh của mình.</p><p>Chủ động tìm tới những người cùng cảnh ngộ, đến nay chị Liên đã trở thành trưởng ban điều hành mạng lưới Hoa hướng dương Việt Nam - nơi kết nối và hỗ trợ 2.000 phụ nữ, trẻ em nhiễm HIV ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc.</p><p>Chị cũng được nhiều người trong và ngoài cộng đồng người nhiễm HIV biết đến nhờ những đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện. Năm 2017, chị là một trong 7 người nhận giải thưởng Dải băng đỏ của Mạng lưới người sống với HIV tại Việt Nam.</p><p>Chị Liên đến với mạng lưới Hoa hướng dương Việt Nam vào năm 2011 sau khi chị tới trung tâm y tế huyện công khai mình mắc căn bệnh thế kỷ và bày tỏ nhu cầu được tìm kiếm, kết nối với những người cùng cảnh ngộ.</p><table class=)
 |
Chị Ngô Thị Liên. |
‘Mình nghĩ rằng không thể chỉ có một mình mình được, nhưng họ đang ở đâu đó. Ngày ấy, điện thoại, mạng xã hội chưa phổ biến như bây giờ nên rất khó để tìm kiếm cộng đồng của mình. Mình muốn tìm những người cùng chung cảnh ngộ chỉ vì có nhu cầu chia sẻ và muốn xem họ sống chung với căn bệnh này như thế nào’.
Rồi một ngày, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện gọi cho chị và nói rằng Uỷ ban Y tế Hà Lan-Việt Nam - nơi khai sinh ra Hoa hướng dương Việt Nam, đang tìm kiếm những người như chị.
Sau nhiều năm gắn bó với mạng lưới và được nâng cao năng lực tổ chức, chị được giao nắm giữ vị trí Trưởng ban điều phối mạng lưới Hoa hướng dương Việt Nam từ năm 2014.
Công việc của chị là hằng năm lên kế hoạch, xin tài trợ cho các chương trình, dự án hỗ trợ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho đối tượng phụ nữ, trẻ em nhiễm HIV.
Chị cũng là người phải đi thực tế tới các khu vực vùng sâu, vùng xa để khảo sát, tìm hiểu hoàn cảnh của từng đối tượng được hỗ trợ. Chị chia sẻ, tháng nào chị cũng phải lên Hà Nội họp ban điều hành, mỗi năm lại có 2 đợt đi khảo sát khá vất vả.
Nhiệm vụ thường xuyên hơn của mạng lưới là giúp hàng nghìn thành viên hiểu đúng về căn bệnh, lộ trình điều trị, các chính sách dành cho người nhiễm HIV, phương pháp phòng ngừa cho người thân hay khi có nhu cầu sinh con thì phải làm gì để đứa trẻ không lây nhiễm…
‘Mình hay nói với các thành viên ban điều hành rằng cuộc sống của mình phải tốt thì mới mong vận động được mọi người. Mình phải tự tin, chủ động, phải sống tích cực thì mọi người mới nhìn nhận mình khác đi’, chị chia sẻ.
 |
Công việc khiến chị Liên phải có những chuyến công tác xa nhà liên tục. |
Chị cho biết, trong số 2.000 thành viên của Hoa hướng dương ở 7 tỉnh thành, có đến 80-90% đã công khai bệnh của mình. Chỉ có một số ít giới công chức hoặc những người kinh doanh mặt hàng nhạy cảm thì chưa sẵn sàng công khai.
‘Một trong những khó khăn trong quá trình vận động, tư vấn cho các thành viên là có tới 60% là hộ nghèo, làm nông, trình độ nhận thức không cao. Phần lớn phụ nữ trong nhóm bị lây nhiễm từ chồng. Nhiều người ở vùng cao thậm chí còn không biết chữ. Khi chúng tôi đến, phải lấy son cho họ điểm chỉ vào hồ sơ. Nhiều người không hiểu hết tiếng Kinh, lại phải có phiên dịch trợ giúp’.
Chị nói, nếu như xã hội ngày càng cởi mở với căn bệnh HIV thì nguồn ngân sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV ngày càng ít. Trước đây có những nguồn tài chính chuyên biệt dành cho HIV, nhưng bây giờ đều bị lồng ghép vào các dự án khác.
Một trong những khó khăn nữa lại là ở chính những người bệnh. ‘Nhiều người có tư tưởng bệnh HIV bây giờ không chết ngay được nên sống và điều trị khá bừa bãi, không tuân thủ đúng quy định. Cộng đồng cũng không còn kỳ thị nhiều nên họ khá thoải mái trong các mối quan hệ.
Họ lập gia đình, sinh con nhiều hơn vì bây giờ đã có thuốc phòng tránh lây bệnh sang con. Nhưng nó vẫn rất nguy hiểm nếu không có đủ kiến thức và sự thận trọng. Ví dụ như nhiều phụ nữ có bầu mà không hề biết, nên vẫn có những trường hợp đáng tiếc xảy ra’.
Gần chục năm gắn bó với Hoa hướng dương, nhiều trường hợp khiến chị không khỏi đau lòng, chung quy cũng chỉ vì sự thiếu hiểu biết dẫn đến nghèo đói và bất hạnh cho những đứa trẻ.
 |
Chị Liên trong chuyến công tác tại vùng cao. |
Chị kể: ‘Có gia đình có 4 người thì 3 người nhiễm HIV. Gia đình đủ tiêu chí để nhận hỗ trợ sửa nhà, nhưng quả thực chúng tôi không biết phải sửa gì vì mọi thứ đều hỏng, nhà đổ đến nơi rồi. Tiền làm lại cả ngôi nhà thì chúng tôi không đủ, vì còn rất nhiều trường hợp khác’.
Có gia đình chỉ còn 2 mẹ con, bố đã mất vì nghiện ma tuý. Mẹ nhiễm HIV, suốt ngày chỉ ở nhà để trông thóc cho con có cái ăn. Vì chỉ cần ra khỏi nhà đi làm là các con nghiện vào nhà ‘khoắng’ hết. Đứa bé chỉ mơ ước mẹ mua cho miếng thịt mỡ, rán ra lấy mỡ để ăn với cơm'.
Chị nói, có đi nhiều mới biết cuộc sống của mình vẫn còn tốt hơn rất nhiều người. Vì thế, chị càng mong muốn được chia sẻ, hỗ trợ những người cùng cảnh ngộ vẫn đang gặp khó khăn.
Hiện tại, chị hài lòng với cuộc sống bận rộn của mình. Ngoài làm công tác xã hội, chị kiếm sống bằng công việc bán hàng ở chợ huyện, nuôi trang trại gà ở nhà và tích cực tham gia các phong trào tập thể ở địa phương.
Chị bảo, so với cách đây 5 năm, người nhiễm HIV đã sống tốt hơn rất nhiều. Họ đã biết vươn lên, thay vì ủ rũ, trốn tránh hay tìm đến cái chết. Họ biết tìm đến các nhóm cộng đồng để chia sẻ và xã hội cũng có cái nhìn cởi mở hơn với họ.
Cửa hàng của chị ở chợ huyện cũng là nơi nhiều người tìm đến chị để xin tư vấn, giúp đỡ cho người thân của mình. Những lúc ấy, chị cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Chị không chỉ sống tốt cho riêng mình mà còn truyền cảm hứng sống cho những người giống mình, thậm chí là cho những người bình thường nhìn vào để theo gương.

Lần quyên sinh bất thành thay đổi cuộc đời người phụ nữ nhiễm HIV
‘Mình không chấp nhận việc bỗng nhiên lại phải chịu số phận như vậy. Mình không chấp nhận việc người ta nhìn những người nhiễm HIV như một thứ gì đó xấu xa'.
" alt=""/>Ám ảnh đứa bé trong căn nhà bố mất vì ma túy, mẹ nhiễm HIV
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi, phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai kiếp khác hay có người thì bị đày xuống địa ngục.
Hàng năm, người Việt thường cúng cô hồn từ ngày mùng 2 đến hết ngày 15 tháng 7 âm lịch.
 |
Tháng 7 âm lịch (hay còn gọi là tháng cô hồn) mọi người thường kiêng kỵ nhiều việc để tránh rủi ro. |
Ông Hùng Vĩ cho hay, dân gian thường lưu truyền lại những điều không nên làm trong tháng cô hồn như sau:
1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng quấy phá.
2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
3. Không được nhổ lông chân vào những ngày này vì dân gian cho rằng 'Một sợi lông chân quản ba con quỷ', người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ đến.
5. Không ăn vụng đồ cúng vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
6. Không phơi quần áo vào ban đêm vì ma quỷ trông thấy sẽ 'mượn' và để lại 'quỷ khí' trong các quần áo ấy.
7. Khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
8. Không nên bơi lội vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân.
9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình 'hồn bay phách lạc' dễ bị ma quỷ xâm nhập.
10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
11. Không nên thức quá khuya vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm 'quỷ khí'.
12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.
14. Khi đi qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ 'vô hình' vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.
Tuy nhiên, dưới góc độ nhà nghiên cứu văn hóa, ông Hùng Vĩ khẳng định, đây là thói quen được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Việc kiêng kỵ trong tháng cô hồn là thiếu cơ sở khoa học, đây chỉ là thói quen và tâm lý 'có kiêng có lành' của người Việt.
Bên cạnh 18 điều kiêng kỵ, dân gian thường lưu truyền 13 việc nên làm trong tháng 7 âm lịch:
1. Làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 14 âm lịch thì càng tốt.
2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Vì tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.
3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.
5. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.
6. Nên làm phúc, làm việc thiện mạnh mẽ trong tháng này.
7. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú đại bi, Chuẩn đề, Vu lan báo hiếu, Địa tạng).
8. Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.
9. Nên tránh xa các cuộc xung đột.
10. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.
11. Nên thành tâm, lễ chùa và làm việc thiện trong tháng cô hồn.
Đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Hùng Vĩ, PGS - TS Trịnh Sinh cũng nhận định: 'Việc thờ cúng, tín ngưỡng là tập tục lâu đời, mang ý nghĩa tốt đẹp, tưởng nhớ đến người đã khuất của nhân dân ta từ xưa.
Trường hợp không thực hiện được như những điều kể trên, mọi người không nên quá lo lắng, kiêng dè mà ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của bản thân'.

Những điều nên làm trong tháng cô hồn
Theo tín ngưỡng dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng xấu, để hạn chế xui xẻo và tăng thêm may mắn, nên chú ý điều sau đây.
" alt=""/>Tháng cô hồn và những sự thật về điều cần kiêng kỵ