Hoài Lâm phát tướng, được Bạch Công Khanh chăm chút tỉ mỉ
2025-05-05 13:57:50 Nguồn:NEWS Tác Giả:Công nghệ View:336lượt xem
Tối 15/10,àiLâmpháttướngđượcBạchCôngKhanhchămchúttỉmỉgiá vàng nhẫn ngày hôm nay Bạch Công Khanh và Hoài Lâm có đêm nhạc chung ở Đà Lạt. Trước đó theo thông tin từ nhiều người yêu nhạc, chương trình "cháy" vé rất sớm. Khán giả cũng đến đông nghẹt điểm diễn trước khi Bạch Công Khanh xuất hiện hát mở màn.
Mở đầu đêm nhạc Hoa nở không màu,ca sĩ Bạch Công Khanh hát loạt bài Cánh hoa tàn, Lặng yên, Ngày chưa giông bão, Phai dấu cuộc tình...Anh chọn các ca khúc trữ tình khoe giọng.
Sự xuất hiện của Hoài Lâm khiến khán giả hưởng ứng. Họ đồng thanh: "Hoài Lâm, we love you" (Hoài Lâm, chúng tôi yêu bạn). Ca sĩ cúi gập người cảm ơn khán giả, nói: "Mấy hôm tập, tôi không thấy áp lực nhưng khi lên sân khấu mới hồi hộp. Cảm xúc trong tôi bây giờ rất tuyệt vời".
Sau khi Hoài Lâm hát bài đầu tiên Mưa đêm tỉnh lẻ, Bạch Công Khanh ra sân khấu trò chuyện với đàn em. Vắng bóng sân khấu 4 năm, Hoài Lâm nói: "Có một cái gì đó đè nặng ở ngực tôi. Khi nghe anh Khanh hát, tôi thấy như có dòng suối chảy vào làm mình nhẹ nhõm hơn. Tôi đã chuẩn bị rất nhiều lời tâm sự với khán giả nhưng bị khớp, không nói được gì".
Hoài Lâm hát 'Mưa đêm tỉnh lẻ':
Hoài Lâm bất ngờ ôm chầm lấy Bạch Công Khanh, nói với khán giả: "Thương anh ấy quá. Từ trang điểm trên mặt đến kiểu tóc hôm nay tôi ra sân khấu đều do anh Khanh làm giúp".
Sau đó, anh thể hiện loạt bài: Con đường xưa em đi, Sao chưa thấy hồi âm, Ngày vui qua mau, Sầu đông,... Cảm xúc hay kỹ thuật, Hoài Lâm đều thể hiện một cách trọn vẹn.
Hoài Lâm xác nhận quay lại showbiz:
Khi Bạch Công Khanh trở lại sân khấu, hai người song ca bài Cơn mưa băng giá. Dĩ nhiên, đêm nhạc không thể thiếu những bài hit trẻ của Hoài Lâm như Hoa nở không màu, Buồn làm chi em ơi, Như những phút ban đầu,...
Bạch Công Khanh xúc động chia sẻ: "Sau rất nhiều sóng gió, dường như Tổ nghiệp vẫn rất thương em, như một cái duyên để anh em mình vẫn đứng chung sân khấu hôm nay. Có thể em vẫn còn rất khó khăn nhưng anh mong đây là sân khấu chính thức đánh dấu em trở lại showbiz. Em có đồng ý không?", ca sĩ sinh năm 1995 nói: "Em đồng ý. Em hứa quay trở lại nghề một cách nghiêm túc nhất".
3 học sinh may mắn sau khi ăn lá ngón được cứu sống ở Trường THCS bán trú Na Ngoi
Thời điểm đó, các em học sinh rơi vào tình trạng lơ mơ, bất tỉnh, mạch đập nhanh nhưng nhỏ và khó bắt, nguy hiểm tính mạng. Các y, bác sỹ đã nhanh chóng rửa ruột, dùng các biện pháp trợ tim, trợ sức và truyền dịch giải độc.
Qua tìm hiểu, một số học sinh ở chung phòng ăn, ở bán trú kể lại: “Buổi chiều các em đi chơi gần trường rồi ăn lá ngón. Lý do được cho là cuối tuần, 2 em L. và R. bị bố mẹ mắng nặng lời. Đến trường 2 em này nói bố mẹ không thương nữa nên rủ nhau đi ăn lá ngón”.
Theo thông tin ban đầu, em Mùi Y.R. đã khuyên nhủ 2 bạn. Tuy nhiên, 2 học sinh trả lời là: “Bố mẹ không thương nữa thì ăn để chết thôi”. Sau khi L., R. ăn lá ngón, em Mùi Y.R. cũng ăn nhưng lại nhả ra sau khi đưa vào miệng.
Phớt lờ lời tuyên truyền cảnh báo
Trao đổi với PV, thầy Phạm Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS bán trú Na Noi (huyện Kỳ Sơn) cho biết, hàng năm nhà trường tổ chức 2 buổi tư vấn tâm lý cho học sinh các nội dung như: Nạn tảo hôn; giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm và các phong tục, tập quán của người dân bản địa.
“Tâm lý của người dân ở đây nói chung và học sinh đôi khi vì chuyện buồn họ thường tìm đến ăn lá ngón. Vợ chồng giận nhau, không có lấy nhau, yêu rồi bỏ nhau… cũng đều tìm đến ăn lá ngón. Việc này như ngấm vào máu về suy nghĩ, nhận thức của người dân miền núi nơi đây” – thầy Hùng bộc bạch.
Học sinh Trường THCS Na Ngoi, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn
Theo thầy Hùng, nạn tảo hôn vẫn thường xuyên diễn ra ở trên địa bàn, hầu như năm nào sau khi ăn Tết xong thì có học sinh nghỉ học để “lấy chồng, lấy vợ” trước tuổi. Nhiều gia đình hay các em cho rằng, việc học đến cấp 3 mà chưa lấy chồng coi như là “ế”. Và, việc này không chỉ ở huyện Kỳ Sơn mà còn diễn ra ở nhều nơi khác có đồng bào người H’Mông sinh sống.
Về sự việc 3 học sinh ở trường ăn lá ngón vào ngày (2/3), thầy Hùng thông tin thêm: “Buổi chiều các thầy đi bộ tập thể dục thì phát hiện dây lá ngón rơi giữa đường. 3 em học sinh khi ăn lá ngón xong về phòng nội trú, chiều tối vẫn ăn cơm bình thường các với bạn. Khi đó, 3 em báo là mới ăn lá ngón nhưng các bạn trong phòng nghĩ là bạn trêu đùa.
Phó Bí thư Đảng ủy xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn) Xồng Bá Dênh cho biết, những nguyên nhân học sinh hay người dân trên địa bàn thường ăn lá ngón tự tử gồm: “Thứ nhất, bố mẹ ngăn cấm các em lấy nhau cũng tìm đến lá ngón. Thứ hai là do không được học hành, hiểu biết hạn chế, khi bố mẹ bắt đi học thì không chịu. Do buồn bực vì ép học các em lại tìm đến lá ngón.
Có trường hợp học sinh muốn mua điện thoại, xe máy nhưng bố mẹ không có tiền hoặc có tiền mà không mua lại tìm đến lá ngón. Thậm chí vấn đề tảo hôn nam, nữ đòi lấy nhau cận huyết thống, lúc bị ngăn cản cũng tìm đến lá ngón”.
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn học sinh ở các trường mỗi năm 2 lần
Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) Vi Thị Quyên cho biết, chính quyền địa phương hàng năm đều tổ chức lồng ghép, tuyên truyền cảnh báo trước vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tác hại của lá ngón và nhiều nội dung khác.
“Có những lần chính quyền địa phương vận động người dân, học sinh nhổ bỏ cây lá ngón. Tuy nhiên, cây lá ngón mọc tự nhiên có nhiều ở miền núi.
Sắp tới huyện sẽ hướng dẫn lồng ghép chương trình dạy học ở các trường, để thầy cô giảng dạy giúp học sinh nhận thức được giá trị cuộc sống, tránh phí cuộc đời khi buồn bực mà tìm đến lá ngón” – bà Quyên chia sẻ.
3 học sinh lớp 7 rủ nhau ăn lá ngón tự tử
Nghĩ là bố mẹ nặng lời khi về thăm nhà vào cuối tuần, 2 học sinh tại Trường THCS bán trú xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) rủ nhau ăn lá ngón tự tử khi quay lại trường học.
" alt=""/>Những vụ học sinh ăn lá ngón tự tử ‘thót tim’ thầy cô ở Nghệ An