Lời giải cho bí ẩn nửa thế kỷ về Mặt trời
Trái đất sẽ bị hủy diệt khi nào?
Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?
Theo Wikipedia, do khoảng cách đến Mặt trời lớn, các thiên thể lớn trong vùng bên ngoài Hệ mặt trời chứa tỉ lệ cao các chất dễ bay hơi như nước, amoniac và mêtan so với các vật liệu đá của thành phần các hành tinh bên trong Hệ mặt trời, và khi nhiệt độ càng thấp cho phép các hợp chất dễ bay hơi tồn tại được dưới dạng rắn.
Bốn hành tinh bên ngoài, hay bốn hành tinh khí khổng lồ (hoặc các hành tinh kiểu Mộc Tinh), chiếm tới 99% tổng khối lượng của các thiên thể quay quanh Mặt trời. Sao Mộc và Sao Thổ là hai hành tinh lớn nhất và chứa đại đa số hydro và heli; Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có khối lượng nhỏ hơn (<20 lần khối lượng Trái Đất) và trong thành phần của chúng chứa nhiều băng hơn.
Sao Mộc
Sao Mộc với khối lượng bằng 318 lần khối lượng Trái Đất và bằng 2,5 lần tổng khối lượng của 7 hành tinh còn lại trong Hệ mặt trời. Mộc Tinh có thành phần chủ yếu hydro và heli. Nhiệt lượng khổng lồ từ bên trong Sao Mộc tạo ra một số đặc trưng bán vĩnh cửu trong bầu khí quyển của nó, như các dải mây và Vết đỏ lớn. Sao Mộc có 63 vệ tinh đã biết. Bốn vệ tinh lớn nhất, Ganymede, Callisto, Io, và Europa (các vệ tinh Galileo) có các đặc trưng tương tự như các hành tinh đá, như núi lửa và nhiệt lượng từ bên trong. Ganymede, vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong Hệ mặt trời, có kích thước lớn hơn Sao Thủy.
Sao Thổ
Sao Thổ có đặc trưng khác biệt rõ rệt đó là hệ vành đai kích thước rất lớn, và những đặc điểm giống với Sao Mộc, như về thành phần bầu khí quyển và từ quyển. Mặc dù thể tích của Thổ Tinh bằng 60% thể tích của Mộc Tinh, nhưng khối lượng của nó chỉ bằng một phần ba so với Mộc Tinh, hay 95 lần khối lượng Trái Đất, khiến nó trở thành hành tinh có mật độ nhỏ nhất trong Hệ mặt trời (nhỏ hơn cả mật độ của nước lỏng). Vành đai Sao Thổ chứa bụi cũng như các hạt băng và đá nhỏ. Sao Thổ có 62 vệ tinh tự nhiên được xác nhận; hai trong số đó, Titan và Enceladus, cho thấy có các dấu hiệu của hoạt động địa chất, mặc dù đó là các núi lửa băng.
Sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương có khối lượng bằng 14 lần khối lượng Trái Đất, là hành tinh bên ngoài nhẹ nhất. Trục tự quay của nó có đặc trưng lạ thường duy nhất so với các hành tinh khác, độ nghiêng trục quay trên 90 độ so với mặt phẳng hoàng đạo. Thiên Vương Tinh có lõi lạnh hơn nhiều so với các hành tinh khí khổng lồ khác và nhiệt lượng bức xạ vào không gian cũng nhỏ. Sao Thiên Vương có 27 vệ tinh tự nhiên đã biết, lớn nhất theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là Titania, Oberon, Umbriel, Ariel và Miranda.
Sao Hải Vương
Sao Hải Vương có kích cỡ hơi nhỏ hơn Sao Thiên Vương nhưng khối lượng của nó lại lớn hơn (bằng 17 lần khối lượng của Trái Đất) và do vậy khối lượng riêng lớn hơn. Nó cũng bức xạ nhiều nhiệt lượng hơn nhưng không lớn bằng của Sao Mộc hay Sao Thổ. Hải Vương Tinh có 13 vệ tinh tự nhiên đã biết. Triton là vệ tinh lớn nhất vầ còn sự hoạt động địa chất với các mạch phun nitơ lỏng. Triton cũng là vệ tinh tự nhiên duy nhất có qũy đạo nghịch hành.
Sao chổi
Sao chổi là các vật thể nhỏ trong Hệ mặt trời với đường kính điển hình chỉ vài kilômét, thành phần chủ yếu là những hợp chất băng dễ bay hơi. Chúng có độ lệch tâm quỹ đạo khá lớn, đa phần có điểm cận nhật nằm bên trong quỹ đạo của các hành tinh bên trong và điểm viễn nhật nằm bên ngoài Pluto. Khi một sao chổi đi vào vùng Hệ mặt trời bên trong, do đến gần Mặt trời hơn làm cho bề mặt băng của nó chuyển tới trạng thái thăng hoa và ion hóa, tạo ra một dải bụi và khí dài thoát ra từ nhân sao chổi, hay là đuôi sao chổi, và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sao chổi chu kỳ ngắn có chu kỳ nhỏ hơn 200 năm. Sao chổi chu kỳ dài có chu kỳ hàng nghìn năm.
Centaur
Centaur là những vật thể băng đá có tính chất giống cả sao chổi và tiểu hành tinh, với bán trục lớn lớn hơn bán kính quỹ đạo của Sao Mộc và nhỏ hơn bán kính quỹ đạo Sao Thiên Vương. Centaur lớn nhất được biết đến, 10199 Chariklo, có đường kính khoảng 250 km. Centaur đầu tiên được phát hiện, 2060 Chiron, cũng đã được xếp loại thành sao chổi (95P) do nó phát ra những dải bụi (đuôi bụi) khi nó đến gần Mặt trời.
Bạch Dương hay còn có tên là Dương cưu - tiếng anh là Aries (21/3 - 19/4). Đây là cung đầu tiên của vòng Hoàng đạo.
" alt=""/>Khám phá vòng ngoài Hệ mặt trờiChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: Lâm Hiển)
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu: "Các đồng chí cần quán triệt sâu sắc phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII: "Đảng bộ Hà Nội cần phải có tầm nhìn không chỉ là một vài năm hay một nhiệm kỳ trước mắt, mà phải nhìn xa hơn thế nữa, với những cách làm, bước đi phù hợp cho mỗi giai đoạn cụ thể và phù hợp với tư tưởng chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong giai đoạn tới".
"Yêu cầu đặt ra đối với Hà Nội cũng không thể như với các địa phương khác, mà phải cao hơn, sâu hơn, mạnh hơn", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ trọng tâm đã được Hà Nội xác định cho năm 2024, ông Vương Đình Huệ đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô tiếp tục quán triệt đầy đủ, triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và của thành phố.
Trong đó, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các nghị quyết của Quốc hội về Thủ đô để thể chế hóa, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể trong từng lĩnh vực.
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Quốc hội, phải tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, Thành phố sáng tạo, Thành phố vì hòa bình, trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ...
Đặc biệt lưu ý nhiệm vụ tập trung ưu tiên hoàn thành thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, đồng đều, bền vững và hội nhập quốc tế, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hà Nội tập trung cao độ, chỉ đạo quyết liệt, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Cùng đó là Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội (điều chỉnh) đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy (tháng 5/2024).
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Hà Nội tiếp tục tổ chức triển khai tốt các quy hoạch đã được phê duyệt và vẫn còn hiệu lực, nhất là quy hoạch các phân khu sông Hồng, sông Đuống để sáng tạo đột phá, thay đổi căn bản diện mạo đô thị Thủ đô.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô. (Ảnh: Lâm Hiển)
Theo ông Vương Đình Huệ, cần huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của Thủ đô và trên địa bàn Thủ đô, với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội" để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo bước phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và cả nhiệm kỳ, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội chúc Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô đạt được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa trong năm 2024, năm mới khí thế mới, quyết tâm mới và thắng lợi mới.
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhắn nhủ: năm 2023 đã đoàn kết rồi thì năm 2024 phải đoàn kết hơn nữa, năm 2023 đã thành công rồi thì năm 2024 phải thành công hơn nữa. Tôi mong Thành phố Hà Nội phải gương mẫu đi đầu thực hiện bằng được chỉ đạo và cũng là mong muốn của Tổng Bí thư", Chủ tịch Quốc hội nói.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác Trung ương và Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tại Tượng đài Vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ những đóng góp to lớn của vị vua đầu tiên triều đại nhà Lý, người đã quyết định dời Kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La, nay là Thủ đô Hà Nội, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của đất nước trên nhiều phương diện.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà công nhân lao động Thủ đô.
Tại đây, Chủ tịch Quốc hội cùng Đoàn công tác đã trao 100 suất quà tặng công nhân, người lao động Thủ đô.
Ân cần thăm hỏi đời sống của công nhân, người lao động, Chủ tịch Quốc hội chúc các anh, chị, em công nhân đón Tết Giáp Thìn đầm ấm, an vui, có một năm mới dồi dào sức khoẻ, công việc thuận lợi, gia đình hạnh phúc.
Anh Văn" alt=""/>Chủ tịch Quốc hội: Ưu tiên hoàn thành thể chế phát triển Thủ đô toàn diện