
Duy Hân - bạn trai kém tuổi của Nguyễn Cao Kỳ Duyên cho biết, anh chưa thể lên tiếng về tin đồn rạn nứt tình cảm với nữ MC hải ngoại. Tuy nhiên, trong mắt anh, Kỳ Duyên vẫn là một người hoàn hảo và rất thông minh.Quang Hà: Có show diễn được trả 500 triệu, được tặng nhà, tặng đất
Cảnh diễn viên bị cưỡng hiếp thật khi đóng phim sốt trở lại vì đạo diễn qua đời
Duy Hân và MC Kỳ Duyên được biết đến như một trong những cặp đôi “trai tài gái sắc”. Cả hai đã có quãng thời gian hơn 10 năm bên nhau mà không cần đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, từ đầu năm 2018, cặp đôi vướng tin đồn rạn nứt.
Bản thân Kỳ Duyên khi được hỏi về điều này đã từng nói lấp lửng: “Chúng tôi vẫn sống chung và thực sự đến bây giờ tôi với bạn trai mới chính thức trở thành người bạn đời của nhau. Người bạn đời nghĩa là mình thật sự hạnh phúc, vui cho người kia miễn người kia thấy vui cũng như cho nhau hoàn toàn sự tự do. Không chia tay nhưng mà tự do trong tất thảy mọi việc, thậm chí anh ấy vẫn có quyền lựa chọn người phù hợp hơn và tôi cũng vậy…”.
Gặp Duy Hân trong buổi ra mắt MV “Trách nhau làm gì” của Hồ Lệ Thu, anh đã có những chia sẻ thẳng thắn về chuyện tình cảm với MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
 |
Duy Hân và MC Kỳ Duyên. |
- Anh và MC Kỳ Duyên không còn xuất hiện bên nhau như trước, cả hai cũng vướng tin đồn đã chia tay một thời gian, thực hư chuyện tình cảm của hai người hiện nay ra sao?
Tôi chưa thể trả lời trong giai đoạn hiện nay bởi nó là chuyện cá nhân riêng tư. Bản thân Kỳ Duyên là MC nổi tiếng, cô ấy cũng về nước từ rất lâu nên tôi nghĩ tôi sẽ lên tiếng về chuyện này vào một giai đoạn thích hợp.
Với tôi, Kỳ Duyên luôn là một người hoàn hảo và vô cùng thông minh. Thời gian ở bên cô ấy tôi rất hạnh phúc và học được nhiều điều.
- Không muốn nhắc đến bạn gái nổi tiếng, tuy nhiên anh lại thường bị báo chí và dư luận gọi bằng cái tên “Bạn trai MC Kỳ Duyên”, anh nghĩ sao về điều này?
Tôi quen với điều này rồi. Thậm chí nhiều người còn không biết tên tôi mà chỉ gọi là “bạn trai Kỳ Duyên ơi”. Tuy nhiên, tôi nghĩ đây là chuyện bình thường khi yêu một người nổi tiếng. Tôi cũng không nghĩ đến việc mình phải thoát khỏi cái tên đó mà ngược lại, tôi nghĩ càng nhiều người biết mình càng tốt. Việc của tôi là làm công việc của mình thật tốt để không làm ảnh hưởng gì đến cái tên đó (cười).
 |
Duy Hân: “Tôi không thể trả lời về tin đồn chia tay MC Kỳ Duyên lúc này” |
- Anh áp lực không khi yêu một người nổi tiếng lại quá thông mình như MC Kỳ Duyên?
Không, tôi thấy bình thường. Kỳ Duyên thông minh và nổi tiếng trong lĩnh vực của cô ấy, còn tôi cũng thông minh trong lĩnh vực của tôi. Có điều lĩnh vực của tôi là tài chính – không quá hào nhoáng và bóng bẩy như trong showbiz nên ít người biết đến tôi.
Thời gian tôi chuyển sang làm MC cho một số chương trình, tôi có học hỏi thêm ở Kỳ Duyên và một số người bạn. Là một MC, người làm nghề đã lâu năm, lại rất nổi tiếng và được đông đảo công chúng yêu mến, Kỳ Duyên có hướng dẫn và chỉ cho tôi một số điều, và nó rất tốt cho việc “tay ngang” này của tôi. Tôi cảm thấy khá may mắn khi mình có một MC tài giỏi bên cạnh để chỉ bảo như vậy.
- - Yêu một người hơn nhiều tuổi, anh thấy có gì thú vị?
Thực ra tôi và Kỳ Duyên đâu có hơn nhau nhiều tuổi, nhưng tôi không hiểu tại sao mọi người lại cứ “tô vẽ” như chúng tôi chênh lệch nhau quá nhiều. Cô ấy chỉ hơn tôi 2 tuổi mà thôi. Do đó, tôi cảm thấy bình thường như những đôi yêu nhau khác. Chúng tôi rất hòa hợp nhau trong mọi chuyện.
Hiện tại, tôi làm chung công ty cùng với Kỳ Duyên. Cô ấy làm chi nhánh ở bên Mỹ, còn tôi ở Việt Nam. Chúng tôi vẫn trao đổi và liên lạc với nhau bình thường. Ngoài ra, tôi còn có mối quan hệ tốt với con gái riêng của cô ấy. Mỗi khi các cháu về Việt Nam đều qua chơi với tôi.
- Anh đã về Việt Nam sống gần 6 năm, cuộc sống của anh hiện tại như thế nào?
Tôi làm kinh doanh là chủ yếu. Công ty của tôi làm nhiệm vụ nhập thực phẩm chức năng và phân phối ở thị trường Việt Nam. Ở Việt Nam 6 năm, tôi cũng đã quen với cuộc sống và công việc ở đây. Một năm tôi về Mỹ 4 lần để thăm gia đình. Tôi vẫn giữ những mối quan hệ với bạn bè nghệ sĩ ở hải ngoại như: Hương Thủy, Trúc Linh…
Ngoài ra, thi thoảng tôi có làm MC và tham gia đóng chung MV với một số nghệ sĩ khi có lời mời. Tôi cảm thấy vui với hai công việc này vì nó bổ trợ và giúp nhau phát triển. Tuy nhiên, thế mạnh và niềm yêu thích của tôi thì vẫn là kinh doanh.
- MV anh đóng chung với ca sĩ Hồ Lệ Thu có nhiều “cảnh nóng”. Anh có cảm thấy khó khăn khi quay với bạn diễn?
Không, có gì khó khăn đâu vì đây không phải là lần đầu tôi làm việc này. Trước đây, tôi đã từng đóng MV với nhiều nghệ sĩ hải ngoại như Thanh Hà, Lam Anh... Tôi xem Hồ Lệ Thu như em gái, chúng tôi chơi với nhau hơn chục năm rồi, vì thế tôi thấy việc quay MV này khá đơn giản. Hơn nữa, trong phòng có hơn chục camera và mấy chục con người, nên mình đâu thể làm gì được (cười).
Tâm An

Kỳ Duyên, Thanh Hà tiết lộ tiêu chí chọn đàn ông
Nữ ca sĩ Thanh Hà tiết lộ gout đàn ông của cô không cần giàu, chỉ cần mạnh mẽ bảo vệ và cho cô cảm giác hoàn toàn thuộc về mình.
" alt=""/>Duy Hân: “Tôi không thể trả lời tin đồn chia tay MC Kỳ Duyên lúc này”
- Giáo sư Deborah Rhode đã sử dụng một cụm từ mạnh - "băng hoại" - khi đề cập đến mặt tối trong việc theo đuổi tri thức tại các trường đại học hàng đầu nước Mỹ.TS Phạm Quốc Lộc (ngành Văn học so sánh của ĐH Massachusetts, hiện là Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa, Trường ĐH Hoa Sen) cho rằng: "Giáo dục Việt Nam đang cần một sự phản biện toàn diện, khoa học, và đến nơi đến chốn như Rhode đã làm cho giáo dục Mỹ, chứ không phải chỉ là những phát biểu cảm nghĩ manh mún phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang blog cá nhân, các mạng xã hội".
Ông Phạm Quốc Lộc thừa nhận cảm giác bị kích thích đi kèm sự "sỉ nhục" đối với khả năng và thời gian hữu hạn của đời người khi ông đứng trước những thư viện hùng hậu của nước Mỹ.
Đất nước này trở thành nơi tụ hội của những chủ nhân giải thưởng Nobel, những phát minh quan trọng đi kèm khả năng sản xuất đại trà cho công chúng. Nhưng nó cũng không ngừng nhận được sự tự chỉ trích bên trong, từ chính giới trí thức trong lòng nước Mỹ.
"Nền giáo dục non trẻ và bừa bộn của Việt Nam" - như ông Lộc nói, có thể lắng nghe được gì từ những tranh luận học thuật rất Mỹ này?
 |
Tác giả Deborah L. Rhode - giáo sư Luật tại Viện Đại học Stanford |
"Những hội nghị chuyên đề trở thành dịp để gây ấn tượng hơn là cung cấp thông tin". Tri thức chuyên ngành hẹp tăng lên và "tri thức đại chúng" yếu đi. "Vai trò dẫn đường cho tri thức đại chúng thường được trao cho những học giả kém chuyên môn và thiếu độc lập." - GS Luật Deborah L. Rhode, tác giả cuốn sách "Theo đuổi tri thức" nhận định.
"Sức ép phải thành công, những cơ hội dẫn đến làm bậy, rủi ro bị phát hiện thấp, quy định xử phạt thiếu thích đáng và những chuẩn mực văn hóa bị xói mòn. Những nỗi cám dỗ đi tắt và phớt lờ nguyên tắc đạo đức hiển nhiên là lớn nhất khi các cá nhân cảm thấy có nhu cầu riêng tư hoặc nghề nghiệp mãnh liệt phải xuất bản quá nhiều hoặc quá nhanh, hoặc phải đạt được một kết quả nhất định nào đó. Những cám dỗ ấy càng leo thang khi sự giám sát và chỉ đạo không chặt chẽ, và ở nơi mà những người giám sát, người đồng cấp, và những người tài trợ ít có khả năng phát hiện ra hành vi sai trái" - tác giả tiếp tục cảnh báo.
Sự leo thang nhu cầu sản xuất, thói quen gia tăng sản xuất và ham thích địa vị, hư danh ở một xã hội thời kì hậu công nghiệp, đi kèm với sức ảnh hưởng của truyền thông đại chúng có khả năng làm xói mòn tri thức thực sự và không hữu ích thực sự cho cộng đồng. Rất nhiều nghiên cứu lãng phí và phô trương không cần thiết.
Cuốn sách trích dẫn về việc "Những chương trình tin tức đang "đưa ngày càng nhiều những tiếng vo vo nhắng nhít lên sóng...để cạnh tranh không phải với những chương trình tin tức khác mà với những chương trình giải trí... Những tri thức công chúng thành công nhất trong thị trường này không nhất định là những người có sự tinh thông, sáng suốt, hoặc những tiêu chuẩn học thuật khả kính nhất. Truyền thông muốn "sự tin chắc mau lẹ" chứ không phải những phân tích phức tạp, hạn định kỹ càng. Lời khuyên cho những học giả tham vọng là "càng cay độc càng có nhiều người nghe". Báo chí thích lấp liếm những cuộc tranh cãi hơn là giải quyết chúng, và những lời hô hào đinh tai nhức óc dễ vang xa hơn những bài diễn thuyết ôn tồn tế nhị""Hầu hết các chuyên gia về giáo dục đại học nhất trí rằng mục tiêu trọng tâm của nó là phát triển những kỹ năng tư duy phê phán. Mục tiêu đó sẽ là tạo lập những thói quen của trí óc cho phép các cá nhân nhận ra những giới hạn tri thức của họ và tiêu hóa, đánh giá, và ứng dụng những thông tin mới" - Deborah L. Rhaode kết luận.
 |
Tác giả đề cập đến việc chi phí đại học không ngừng gia tăng tại Mỹ không tương xứng với chất lượng lẽ ra sinh viên phải nhận được |
Cuốn sách của nữ giáo sư người Mỹ này là một cảnh báo toàn diện và quan trọng cho những ai mê muội một cuộc chạy đua hình thức, cho giới hàn lâm Mỹ nói riêng và các quốc gia khác nói chung. Vì sự lan tỏa tri thức thuần khiết sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho môi trường công cộng - nơi tất cả chúng ta cùng sinh sống.
Cập nhật:Trong phiên bản đầu tiên, do có sự nhầm lẫn, bài viết đã đưa thông tin: TS Phạm Quốc Lộc hiện là Giám đốc chương trình Giáo dục tổng quát ĐH Hoa Sen. Trong thực tế, TS Phạm Quốc Lộc hiện là Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa và TS Vũ Đức Vượng là Giám đốc Chương trình Giáo dục Tổng quát của Trường ĐH Hoa Sen. Xin cáo lỗi TS Phạm Quốc Lộc và TS Vũ Đức Vượng cùng bạn đọc về sự nhầm lẫn này. |
" alt=""/>Một cảnh báo toàn diện với giới tri thức cao cấp