Điều đầu tiên tôi ấn tượng và học được ngay là việc chuẩn bị, lên kế hoạch rất sớm của các hội sách lớn. Cụ thể, các hội sách Frankfurt, London, Bologna, Bắc Kinh, New York… diễn ra năm nay sẽ giới thiệu về hội sách năm tới. Ví dụ, hội sách Frankfurt của năm 2022 giới thiệu rất nhiều về hội sách của 2023 sẽ diễn ra từ 18 đến 22/10. Như vậy, ban tổ chức (BTC) năm nay đã bán vé cho hội sách năm sau, mua vé sớm được giảm giá, các đơn vị xuất bản đăng ký gian hàng sớm cũng nhận được ưu đãi. BTC hội sách, các quốc gia, đơn vị xuất bản và những chuyên gia hoàn toàn chủ động.
Tại hội sách London năm 2022, BTC quảng bá giới thiệu về hội sách năm nay từ 18 đến 20/4, còn hội sách Bologna diễn ra từ 6 đến 9/3 năm nay đã và đang quảng bá, giới thiệu khá sâu rộng về hội sách năm 2024 sẽ diễn ra từ 8 đến 11/4. Việc này không chỉ để cả thế giới biết đến, các đơn vị xuất bản, khách mời, chuyên gia xếp lịch, lên kế hoạch sớm và tránh trùng lịch.
Cụ thể, hội sách London và Bologna luôn diễn ra trong tháng 3 và tháng 4. Có năm hội sách London diễn ra trước, có năm lại tổ chức sau. Điều này giúp các chuyên gia, lãnh đạo thu xếp lịch để dự cả 2 vì đối tượng trưng bày và mua bán bản quyền của 2 hội sách khác nhau (Bologna chỉ tập trung vào sách thiếu nhi).
Tại hội sách Frankfurt 2022, một quốc gia thuộc ASEAN như Thái Lan đã quảng bá và giới thiệu về hội sách 2023 diễn ra từ 30/3 đến 4/4. Điều đó giúp các nước khác trong khối xếp lịch hội sách không bị trùng với hội sách Bangkok. Chúng tôi đã lên kế hoạch đi hội sách Bangkok 2023 từ cuối năm 2022, những ai đi hội sách Frankfurt, London, Bologna, Bắc Kinh, Tokyo hay Istanbul, Jakarta đều biết rõ lịch và chuẩn bị tốt nhất cho chuyến công tác, đỡ lãng phí thời gian và tiền bạc.
Hội sách lớn của thế giới luôn có khách mời danh dự - Guest of Honour, xếp lịch trước 2 - 3 năm. Ví dụ, hội sách Frankfurt luôn công bố khách mời danh dự của 3 năm tới, hay ít nhất là của năm sau. Chẳng hạn, Slovenia sẽ là khách mời danh dự của hội sách Bologna 2024. Những ngày qua, Slovenia đã ra mắt và giới thiệu 14 thành viên BTC. Với 1 năm chuẩn bị, các đối tác, các nhà xuất bản, tác giả, dịch giả, hoạ sĩ, các nhà văn, nhà thơ… có thể liên lạc, bàn bạc, đóng góp ý kiến, sáng kiến để sự xuất hiện của họ và hội sách đạt hiệu quả.
Sau hội sách, chúng tôi thường lại ngồi lại để tổng kết. Ra biển lớn, chúng tôi - những người tâm huyết và đam mê với sách - muốn quảng bá văn hoá đọc tới gần 100 triệu người dân Việt Nam, học được nhiều bài học quý, biết rõ tình hình xuất bản thế giới, trong khu vực cũng như xu hướng tương lai. Biết để có kế hoạch rõ ràng, chủ động thay đổi chính mình.
Trong lịch sử ngành xuất bản Việt Nam, tôi ấn tượng với hội sách quốc tế Hà Nội cách đây vài năm tại Hoàng thành Thăng Long. Nhiều nước đã tham dự, có gian trưng bày sách và mua bán bản quyền, tham gia trực tiếp một số hội thảo, toạ đàm, giao lưu do BTC tổ chức. Phiên họp thường niên của Hiệp hội Xuất bản ASEAN cũng đã diễn ra trong khuôn khổ hội sách. Các bạn trong khối rất ấn tượng, muốn có mặt tại hội sách quốc tế ở Việt Nam, dù ở Hà Nội hay TP.HCM.
Những ngày vừa qua, khi các đối tác hỏi về hội sách Việt Nam, tôi giới thiệu về sự kiện Ngày sách Việt Nam diễn ra từ 17 đến 24/ 4 xung quanh đường sách Nguyễn Văn Bình TP.HCM, nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4, ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4. Tôi cũng khoe Việt Nam chuẩn bị có thêm một đường sách tại TP.HCM, cụ thể là TP Thủ Đức, đang được thi công và dự kiến khai mạc vào tháng 6 tới.
Tôi mong về một thành phố của Việt Nam sẽ là Thủ đô Sách thế giới - World Book Capital. Liệu đến khi nào và đó sẽ là Hà Nội, TP.HCM hay Huế, Nam Định, Vinh...
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
VÀO THÁNG BA TRƯỚC, HỘI NGHỊ Liên Á tại New Delhi đưa ra thái độ rất rõ về sự cảm thông của nhân dân châu Á với Việt Nam trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc thực dân. Đây không phải chỉ là một động thái suông. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định hạn chế đường bay của Pháp qua lãnh thổ nước mình, đồng thời, những người công nhân khuân vác ở cảng đã từ chối cung cấp thực phẩm cho việc vận chuyển quân đội Pháp.
Sẽ có người đánh giá về “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc châu Á” trong những hành động như trên đây. Họ sẽ gợi lại sự tuyên truyền của người Nhật về một “đại Châu Á” mà thực tế là một châu Á đô hộ bởi chủ nghĩa đế quốc Nhật.
![]() |
Những hiện thực địa lý, lịch sử và kinh tế nói trên hội tụ lại tạo cho Việt Nam một vị trí đặc biệt ấn tượng ở trung tâm của Đông Á. |
Hội nghị Liên Á hướng về một ý nghĩa hoàn toàn khác. Nó khởi động lại một khuynh hướng lâu dài vốn bắt đầu từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, chấn hưng châu Á bằng tư tưởng dân chủ của Tây Âu.
Những nhà lý luận Trung Quốc như Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi cùng với một nhóm các nhà khai quốc, trong đó nổi bật nhất là Tôn Dật Tiên – cha đẻ của Cộng hòa Trung Hoa – đã thực hiện chương trình truyền bá tích cực những tư tưởng của Cách mạng Pháp.
Đã mất độc lập, Việt Nam bị cuốn vào phong trào này. Những cây bút người Việt đọc Rousseau và Montesquieu qua các bản dịch Hán ngữ và tìm cách truyền bá những giá trị của văn hóa phương Tây đến người dân mình.
Sự đồng thuận trên phạm vi lớn mà họ tạo ra đã biến họ thành những đối tượng bị theo dõi; họ bị các nhà cầm quyền Pháp bắt bớ và đày ra Côn Đảo. Tại Trung Quốc, Tôn Dật Tiên nhậm chức năm 1912 nhưng Quốc Dân Đảng vẫn chưa đạt được cuộc cách mạng dân chủ.
Cuộc nội chiến với những nhà Cộng sản đã chuyển hóa Quốc Dân Đảng thành một Đảng của sự phản kháng và làm chậm bước tiến của cả hai mục tiêu: tiêu diệt chủ nghĩa phong kiến và xây dựng một chế độ dân chủ.
Và chính bởi thế, cái phong trào mà có nhiều khả năng sẽ hiện thực hóa được niềm mong ước của người châu Á về sự hòa nhập thực sự vào với quỹ đạo văn minh Tây Phương đã bị sa lầy. Giá như những nhà cách mạng dân chủ thành công ở Trung Quốc cũng như ở những nước nằm trong phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Việt Nam, sự hội nhập của Viễn Đông vào cộng đồng quốc tế có thể đã diễn ra một cách yên bình.
Việc phong trào bị cản trở dẫn Nhật Bản đến chiến dịch tái dựng châu Á và xu hướng áp dụng những phương pháp phát–xít. Sự hồi sinh của châu Á đi theo dạng thức của chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến.
Người Nhật đã dùng quá nhiều bạo lực để có thể bá chủ Viễn Đông. Trung Quốc kháng chiến hào hùng mười bốn năm và cuối cùng đi đến thắng lợi. Ấn Độ, dù khôn nguôi mong mỏi giải phóng khỏi đế quốc Anh, có tầm nhìn xa trông rộng khi cùng các quốc gia dân chủ nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc phát–xít.
Tại Việt Nam, người Nhật – mặc cho cơ sở mà họ đạt được thông qua thỏa ước Pháp–Nhật năm 1940 – không thể thực hiện được bất kỳ một phong trào đáng kể nào trong “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Tại Hội nghị Toàn Á tại Tokyo năm 1943, thậm chí không có đại diện Việt Nam.
Ngược lại, các mạng lưới kháng chiến – không chỉ kháng Nhật mà chống cả chính quyền Pháp ủng hộ Nhật – mọc lên ở nhiều trên lãnh thổ Việt Nam. Sự thoái vị của Bảo Đại và Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 là kết quả của một cuộc khởi nghĩa rộng khắp của một dân tộc chống lại bất kỳ một dạng đế quốc chủ nghĩa nào.
Vì thế, thật không bất ngờ khi Việt Nam được đón tiếp đặc biệt trọng thể tại Hội nghị Liên Á tại New Delhi. Sự thất bại của Nhật Bản đã làm thành công việc vạch trần chủ nghĩa phát–xít bằng việc chỉ ra rằng việc giải phóng châu Á chỉ có thể đạt được thông qua ý nguyện giành độc lập của con người chứ không phải chủ nghĩa đế quốc châu Á. Cách mạng Việt Nam, cùng với cách mạng Indonesia, chỉ ra những gì con người ta có thể đạt được một khi họ quyết tâm giành được tự do.
Thật khó để cường điệu thêm tầm quan trọng của Việt Nam trong thế giới Đông Á.
Lãnh thổ Việt Nam giữ một vị trí chiến lược; Trung Quốc, Malaya và Ấn Độ tạo thành một vòng bao rộng lớn; Sài Gòn – cảng lớn của Việt Nam – cách Batavia, Manila, Hồng Kông chừng 1.200 dặm, cách Ceylon ( nay là Siri Lanka) và Calcuta khoảng 1.500 dặm.
Từ thời cổ đại, lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã là giao điểm của người Viễn Đông. Thời tiền sử, vùng đất này đã được khai phá bởi những người có thể đã đến từ Indonesia. Vùng thượng do nhiều lớp cư dân đến từ phía Tây và phía Bắc khai phá và làm chủ.
Vào khoảng đầu Công nguyên vùng châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ được người Việt khai phá. Họ bị đô hộ bởi người Hán nhưng cũng đồng thời học từ kẻ cai trị họ những nét văn hóa và các loại thể chế chính trị. Trung Bộ và Nam Trung Bộ là đất của người Chàm, những người tiếp thu văn minh Hindu qua các thương nhân và giáo sĩ Ấn – những người sống xen kẽ với cư dân Chàm.
Người Việt – dù sống dưới ách đô hộ của phương Bắc vẫn bảo tồn ngôn ngữ và gốc gác của họ – giành được độc lập vào thế kỷ X và liên tiếp thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược. Họ tiến xuống phía Nam và dần bình định người Chàm.
Trên một phương diện nào đó, quá trình Nam tiến này là sự thắng lợi của văn minh Trung Hoa đối với văn minh Ấn Độ, nhưng một số yếu tố văn hóa Chàm, đặc biệt là âm nhạc, thẩm thấu vào văn hóa Việt. Vào thế kỷ XVIII, người Việt định cư trên vùng đất Nam Bộ và đồng hóa những cư dân bản địa vốn gần với văn minh Hindu.
Bởi lẽ đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay, gồm cả Bắc – Trung – và Nam Bộ, là điểm giao thoa của hai nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam hiện nay có bản sắc văn hóa của riêng mình, dù cho văn hóa Trung Hoa in dấu đậm, những ảnh hưởng khác cũng lưu lại dấu ấn của mình. Các cảng Việt Nam đón thuyền buôn từ Nhật, Philipine, Java và Ấn Độ. Vào thế kỷ XVI, Hội An đã có những cộng đồng người Nhật sinh sống và ngày càng hòa nhập với cư dân bản địa.
Sự xâm lược của người Pháp và mối liên hệ giữa thuộc địa với mẫu quốc đã làm suy yếu – dù không hoàn toàn phá vỡ – những mối liên hệ của Việt Nam với những vùng môi trường tự nhiên truyền thống. Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu gạo, cá khô, quế và xuất sang Việt Nam chè, miến, dược liệu, vải vóc. Việt Nam xuất sang Nhật những sản phẩm công nghiệp thô như than đá, cao su và đồ sơn, đồng thời nhập khẩu từ Nhật các loại thành phẩm.
Việt Nam cũng đồng thời duy trì quan hệ thương mại, dù không quan trọng lắm, với Ấn Độ, Singapore, các vùng Đông Ấn thuộc Hà Lan, và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc chính quyền thuộc địa ưu tiên quan hệ thương mại với Pháp là điều không tránh khỏi. Việt Nam xuất khẩu gạo, chè, hạt tiêu, cao su, than hoa để nhập khẩu các loại thành phẩm.
Không thể không kể đến những dạng thức “nhập khẩu vô hình” [mà người Pháp thu lợi] chủ yếu là các khoản tích cóp mà đám quan lại và nhân viên người Pháp gửi về nước sau khi đã đến xứ sở thuộc địa để làm giàu, cũng như những khoản chia chác bởi các công ty thực dân cho các nhà đầu tư tại châu Âu.
Vào thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 1929, kim ngạch giữa Việt Nam với khu vực Viễn Đông rất hài hòa trong khi với Pháp lại mất cân đối. Trước Thế chiến lần thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sang Viễn Đông vượt 49% so với nhập khẩu từ khu vực đó. Sau năm 1920 con số này là 139%.
Ngược lại, Pháp bán sang Việt Nam nhiều hơn là mua từ xứ này – những đa dạng về thống kê qua việc bù cân đối với những thể hiện trong quan hệ thương mại với vùng Viễn Đông. Kết quả này thu được thông qua hệ thống thuế đặc biệt mà Viễn Đông phải thể hiện sự thâm hụt trong cân bằng thương mại của thuộc địa với chính quốc.
Những tác giả người Pháp của hệ thống này đã giải thích rằng vấn đề trên là sản phẩm của cấu trúc kinh tế của Việt Nam. Quả thực là nó dường như có lợi nếu những loại hàng hóa xuất khẩu trên quy mô lớn nên được bán ở những quốc gia lân cận trong khi các thành phẩm – vốn chiếm tỉ trọng lớn trong số hàng xuất khẩu – có thể đến từ những xứ sở xa xôi bởi chúng có giá trị cao trong khi khối lượng lại tương đối nhỏ nên chi phí vận chuyển thấp.
Sau năm 1929, các quốc gia Viễn Đông – do bị lún sâu vào trong cuộc khủng hoảng của thế giới – sử dụng những biện pháp bảo hộ, theo đó Pháp buộc phải tiếp nhận một phần lớn của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam. Gạo Nam Kỳ – nay không còn thị trường tiêu thụ tốt tại Trung Quốc – được chuyển về Marseilles. Khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu từ nước Pháp suy giảm. Tỷ lệ này phần nào giảm do tỉ giá hối đoái ở vùng Viễn Đông – vốn có lợi cho Việt Nam.
Không lâu sau đó hệ thống “kinh tế đế quốc” bộc lộ những khó khăn nghiêm trọng. Gạo nhập khẩu từ Việt Nam cạnh tranh với mì và các loại ngũ cốc sản xuất tại các mẫu quốc, tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ của nông dân Pháp. Những nỗ lực nhằm hội nhập nền kinh tế Việt Nam đe dọa làm nền kinh tế Pháp mất cân bằng.
Ngoài ra, khó có thể đưa ra lý do chính đáng để có thể áp thuế vận chuyển đường biển quá cao đối với loại sản phẩm như gạo, hoặc cấm hoàn toàn việc người Việt tiêu thụ các hàng hóa thành phẩm có giá thấp khi mà các hàng hóa này có thể kiếm được từ Viễn Đông.
Bởi lẽ đó, những sản phẩm trên phải được chấp nhận nhằm tống tháo những sản phẩm có thể xuất khẩu của Việt Nam – những thứ nước Pháp không thể tiêu thụ. Rõ ràng là, với vị trí nằm kẹp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nằm trên sườn Thái Bình Dương và quay mặt ra thế giới đại dương, nền kinh tế Việt Nam thuộc về hệ thống các mối quan hệ kinh tế tự nhiên không thể bị phân tách.
Những hiện thực địa lý, lịch sử và kinh tế nói trên hội tụ lại tạo cho Việt Nam một vị trí đặc biệt ấn tượng ở trung tâm của Đông Á. Mặc dù vậy, điểm này không được nhìn nhận một cách xác đáng cho đến thời gian gần đây.
Dưới hệ thống thuộc địa, một nước như Việt Nam không có vị thế quốc tế. Chỉ có các phong trào cách mạng qua các thời điểm khác nhau gợi lại những mối sự ràng buộc giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới, mà cụ thể hơn là với thế giới châu Á. [Sự gợi lại này] đã đề cập đến môn đệ người Việt – những người thấm nhuần tư tưởng dân chủ Trung Quốc đầu thế kỷ XX.
Nhiều người trong số này đã bị chính quyền Pháp trục xuất năm 1908. Tuy nhiên, trước khi áp dụng những biện pháp đàn áp, các nhà cầm quyền Pháp đã thu hút về Việt Nam những nhà cách mạng tiêu biểu như Tôn Dật Tiên.
Viên Toàn quyền Paul Doumer lúc đó nghĩ rằng ông ta có thể sử dụng họ để thò một tay của mình vào nam Trung Quốc bởi Bắc Kỳ nằm ở một vị trí tiền tiêu để có thể thâm nhập vào Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông. Tuy nhiên, cái kỷ nguyên mà người ta dự định chia cắt Trung Quốc giữa các cường quốc với nhau đã qua rồi; và người Hoa ở Bắc Kỳ chủ yếu hoạt động ở khía cạnh khác; nó tạo điều kiện để họ liên hệ mật thiết hơn với các cộng đồng người Việt.
Những nhà cách mạng Việt Nam tham dự vào cách mạng Trung Quốc năm 1912–1913. Sau Thế chiến lần thứ nhất, Trung Quốc trở thành điểm trú chân của các nhà dân tộc Việt Nam và các nhóm Cộng sản đảng – những người tiếp tục theo đuổi cuộc chiến chống lại sự cai trị của Pháp.
Chính trong cuộc chiến đó mà sự quan trọng chiến lược, kế tiếp là tầm quan trọng chính trị, của Việt Nam lần đầu tiên thể hiện rõ rệt. Các chuyên gia quân sự cho rằng cuộc tiến công tập kích vào Mã Lai và cuộc tiến chiếm Singapore không thể xảy ra nếu như không có việc quân Nhật rút khỏi Sài Gòn – cứ điểm hoạt động qua bản thỏa thuận Nhật–Pháp năm 1940.
Ngoài ra, những cảng tự nhiên của dọc bờ biển Việt Nam cũng cần được lưu ý, nhất là cảng Cam Ranh – nơi hạm đội Rodjetsvinsky của Nga neo đỗ trước ngày diễn ra trận Tsushima năm 1905, đồng thời là vịnh Hạ Long, gần khu mỏ than Hòn Gai, được che chắn gió và các dòng đới lưu và có thể hình thành một cảng neo đậu lớn nhờ độ sâu tự nhiên lên tới ba mươi bộ.
Vị thế thuận lợi của Việt Nam phục vụ như một đầu cầu cho chính sách quân phiệt của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Tuy nhiên, nó cũng có thể phục vụ những mục đích hòa bình và xây dựng. Bởi lẽ đó, sự phát triển của các mối quan hệ liên thông làm cho chúng ta có thể nhìn nhận Ấn Độ như một phần hữu cơ của một khu vực bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và toàn vùng Malaya.
Nằm ở trung tâm, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành những giao lộ của các tuyến liên lạc. Với sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc Nhật, tiến trình của châu Á chắc chắn sẽ theo hướng dân chủ. Việt Nam vì thế sẽ không là gì hơn một con tốt – cho dù chắc chắn đó là một con tốt tối quan trọng – nếu như lại diễn ra việc sử dụng vũ trang.
Tuy nhiên, nếu như tiến trình đó của người châu Á diễn ra theo các phương hướng dân chủ, nếu như sự đoàn kết tự nhiên – không phải được hình thành trên cơ sở những lý thuyết dân tộc xuẩn ngốc bởi chúng thường từ những nguồn rất khác nhau nhưng trong một hoàn cảnh kinh tế thông thường – không cho phép những cản trở đối với nền độc lập của bất kỳ ai trong số đó, thì một quốc gia như Việt Nam, mặc cho lãnh thổ tương đối hạn chế và dân cư tương đối nhỏ, hoàn toàn có thể cho thấy nó vẫn là một mắt xích quan trọng. Và nếu đúng như vậy thì Việt Nam sẽ góp một phần thiết thực trong tiến trình của toàn khu vực.
GS Trần Đức Thảo
--
Bài viết được trích từ sách Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo, Khảo luận, Kỷ niệm, 593-600, Nxb Đại học Huế, 2016. Bài viết được Hoàng Anh Tuấn dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Vietnam and East Asia”, in trong The Far Eastern Review, Vol. 6, No. 4, French Indochina (Aug., 1947), tr. 409 - 413)
" alt=""/>Việt Nam và Đông ÁTheo Bộ GD-ĐT điều này nhằm hỗ trợ học sinh lớp 1 tiếp thu kiến thức môn Tiếng Việt tại nhà - môn học công cụ, tạo nền tảng cho các em theo học tiếp lớp trên; đồng thời giúp giáo viên có thêm phương tiện giảng dạy và truyền tải kiến thức môn tiếng Việt trong và sau mùa dịch Covid-19.
Chương trình được phát sóng lúc 9h hàng ngày trên VTV7, bắt đầu từ ngày 25/4 và được đăng tải lại trên Facebook https://www.facebook.com/vtv7kids/, kênh Youtube (https://www.youtube.com/channel/UCLxaUpKb2qYs6_uKqvaWv-w).
![]() |
“Dạy tiếng Việt lớp 1” gồm 12 số, cung cấp nội dung kiến thức của toàn bộ học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 1, theo chương trình đã được Bộ GD-ĐT tinh giản. Mỗi số (dài khoảng 25 phút) giới thiệu kiến thức cốt lõi của một số bài học trong sách giáo khoa; trong đó chủ yếu hướng dẫn việc tập đọc và kỹ thuật viết các chữ
cái, các vần mới.
Cùng với sự “đứng lớp” giảng dạy của giáo viên, các bài học được thiết kế sử dụng nhiều hình họa sinh động, hình ảnh trực quan, các trò chơi ôn luyện… để tạo hứng thú học tập và giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Đội ngũ cố vấn, nghiên cứu, biên soạn tài liệu của những bài giảng truyền hình này gồm giảng viên uy tín của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên gia của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, giáo viên môn tiếng Việt của một số trường tiểu học...
Giáo viên tham gia giảng dạy trong chương trình được tuyển lựa kỹ lưỡng, là các thầy cô vừa giỏi chuyên môn, vừa có kỹ năng dạy học trên truyền hình.
![]() |
Cung cấp thêm một kênh học tập trên truyền hình, Bộ GD-ĐT kỳ vọng sẽ giúp học sinh lớp 1, đặc biệt các em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có điều kiện hoặc gặp khó khăn trong việc học online, dễ dàng tiếp cận và học tập tại nhà. Mục tiêu là không để học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn mà bị bỏ lại phía sau.
“Việc tự học qua truyền hình hay internet với học sinh 1 là rất khó khăn. Tuy nhiên, trong điều kiện các em đã nghỉ học ở trường dài ngày vì dịch Covid-19, để đảm bảo không có tình trạng học sinh không biết đọc, biết viết khi lên lớp 2, ngành GD-ĐT rất mong nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các bậc phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội khác, để việc học tại nhà của các em đạt hiệu quả, học sinh hoàn thành chương trình theo các yêu cầu của chuẩn đầu ra”, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) nói.
Ngoài dạy tiếng Việt trên truyền hình cho học sinh lớp 1, Bộ GD-ĐT đang tiếp tục cùng VTV7 thực hiện chương trình dạy Toán lớp 1, dạy Tiếng Việt và Toán cho học sinh lớp 2. Những chương trình này sẽ được sở GD-ĐT các tỉnh giới thiệu tới các nhà trường để học sinh, giáo viên tham khảo, học tập.
Thanh Hùng
- Các địa phương tiếp tục công bố lịch phát sóng chương trình học trên truyền hình từ ngày 27/4-2/5 trong thời gian học sinh nghỉ học vì Covid-19.
" alt=""/>Dạy tiếng Việt trên truyền hình cho học sinh lớp 1