Nam sinh Wu Zhengtao tới từ Trường Trung học thực nghiệm Enping Huanggang đã trở thành thủ khoa của thành phố Ân Bình, tỉnh Quảng Đông và món quà mà cậu nhận được là một căn hộ rộng 133m2 từ một nhà phát triển bất động sản địa phương.
“Đến bây giờ em vẫn chưa thể tin mình là thủ khoa thành phố Ân Bình. Sau khi hoàn thành bài thi, em không dám kiểm tra kết quả, đoán rằng mình đạt khoảng 500 điểm. Nhưng ngoài mong đợi, em đã đạt 620 điểm” – Wu Zhengtao chia sẻ với phóng viên ngày 26/6.
“Em không tự tin mình có thể giành được “căn hộ thủ khoa” và không thể tưởng tượng được điều này lại đến với mình” – nam sinh này cho hay.
Nói về bí quyết đạt điểm cao, Wu cho rằng kết quả này là nhờ công học tập chăm chỉ. “Em luôn tận dụng thời gian cho việc học tập, sử dụng toàn bộ thời gian sau giờ học trên lớp. Chăm chỉ có thể làm nên tất cả mọi thứ, đó là sự thật từ trường hợp của em”.
![]() |
Căn hộ 133m2 một nhà phát triển bất động sản dành tặng thủ khoa |
Được biết, Wu sinh ra trong một gia đình bình thường và là con một. Mẹ cậu sang Venezuela cách đây 2 năm để làm việc cho một cửa hàng tạp hóa tại đó. Bố cậu hiện đang làm kinh doanh ở Ân Bình. Wu hiện đang sống trong căn hộ 80m2 cùng với ông bà và bố. Căn hộ này được xây từ những năm 80.
Wu hi vọng căn hộ được tặng có thể cải thiện môi trường sống của cả gia đình.
Chúng ta thường biết đến một nguyên tắc trong thi đua khen thưởng là thành tích đến đâu khen thưởng đến đó. Chỉ có những ai không hiểu gì về nghệ thuật, hoặc cố tình không muốn hiểu về nghệ thuật mới không biết nghệ thuật có hai loại: sáng tác và biểu diễn. Đối với biểu diễn, chúng ta có danh hiệu NSND, NSƯT cho tài năng biểu diễn của nghệ sĩ. Còn đối với sáng tác, đó là giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước cho thành tựu sáng tạo của tác giả.
Nghệ sĩ là một danh hiệu danh giá. Xã hội tôn vinh nghệ sĩ bằng nhiều hình thức. Không ai mong muốn nghệ sĩ tìm mọi cách để chạy chọt kiếm cái danh cho chính mình. Làm cách đó chính là hạ thấp hình ảnh, vị trí của người nghệ sĩ trong lòng công chúng. Tuy nhiên, bất kỳ ai làm việc trong ngành văn hóa đều hiểu rõ, mỗi đợt đến dịp xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT là một đợt cao trào của kiện tụng. Nhiều hội thi, hội diễn chủ yếu phục vụ mục đích “mưa” huy chương tạo điều kiện phong tặng nghệ sĩ.
Trong hồi ký Đi tìm một vì sao của ông Phạm Quang Nghị, Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trang 476 có đưa ra những trăn trở : “Qua các lần bình xét, trao giải, trong đội ngũ văn nghệ sĩ luôn có những ồn ào, so bì, thắc mắc? Có một điều chắc chắn, việc bình xét, dù là có các cấp hội đồng, nhưng kết quả không bao giờ cũng là khách quan, kịp thời, đúng đắn. Tốt hơn nên để cho công chúng và thời gian đánh giá, tôn vinh những giá trị trường tồn, đích thực của các tác giả và tác phẩm. Những người thực tài sẽ có thực danh”.
Nhiều nghệ sĩ nói với tôi rằng, họ rất ngạc nhiên khi các nghệ sĩ sáng tác lại mong muốn danh hiệu NSND, NSƯT cho mình. Nếu nghệ sĩ biểu diễn cần có tài năng, thời gian để kết tinh thì nghệ sĩ sáng tác được đánh giá qua công trình, tác phẩm và như thế tài năng không đợi tuổi. Một bức ảnh đẹp, một cuốn chuyện, một công trình kiến trúc đẹp hay không ai xét người chụp ảnh hay tác giả có bao nhiêu năm cống hiến trong nghề!
Nhiều nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu nhưng công chúng không biết họ là ai và có đóng góp gì cho xã hội liệu việc vinh danh có hợp lý không? Vì thế, chúng ta cần có những đánh giá tác động xã hội với việc phong tặng NSND, NSƯT cho các lĩnh vực mới này.
Tôi nghĩ rằng, hầu hết nghệ sĩ trong lĩnh vực sáng tác nói chung, nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học không phải là những người đề cao danh hiệu. Với họ, những công trình, tác phẩm có ý nghĩa, giá trị, được xã hội và công chúng đánh giá cao, khiến họ tự hào, có ý nghĩa hơn rất nhiều so với danh hiệu này hay danh hiệu khác.
Đúng là, trong quá trình xét giải thưởng những năm vừa qua, có thể có những trường hợp không đúng, nhưng đó không phải là lý do để thay đổi bản chất của sự việc. Tôi tán thành việc trao danh hiệu cho nghệ sĩ vì khác với nhiều quốc gia khác, nghệ sĩ Việt Nam có những trách nhiệm xã hội nặng nề. Việc tuyên dương, trao thưởng là cách chúng ta khuyến khích nghệ sĩ truyền cảm hứng tốt đẹp, tích cực nhiều hơn cho xã hội, phụng sự nhiều hơn cho đất nước. Tuy nhiên, việc trao giải cần đúng người, đúng việc, xứng đáng với tài năng thì danh hiệu sẽ giúp cho xã hội hình thành nên những tấm gương tốt, tạo điều kiện phát triển văn hóa, đạo đức cho con người.
TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
" alt=""/>Nghệ sĩ Việt Nam có những trách nhiệm xã hội nặng nềUIT và Naver đã thống nhất sẽ tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, phát huy hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong nghiên cứu khoa học, cung ứng các dịch vụ về giáo dục, đào tạo, nhân lực và việc làm.
Hai bên cũng hợp tác triển khai một số hoạt động như tổ chức chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm tăng cường thêm các kỹ năng về công nghệ trí tuệ nhân tạo cho sinh viên; cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo đó, 2 chương trình đào tạo Frontend engineer và Backend engineer sẽ được tổ chức mỗi khóa 10 tuần, mỗi lớp gồm 20 sinh viên. Các học viên sẽ có cơ hội học tập và tiếp xúc với những công nghệ của Naver. Dự kiến 2 học viên xuất sắc nhất sẽ có cơ hội làm việc tại Trung tâm Lập trình của Naver tại Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký kết ghi nhớ hợp tác, ông Park Dong Jin, Tổng giám đốc Naver Việt Nam cho biết: UIT là trường đại học đầu tiên ở TP.HCM mà Naver bắt tay hợp tác đào tạo nhân tài CNTT. Trong quá trình thảo luận và tìm hiểu, Naver biết rằng UIT là một trường học có tiếng trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học CNTT.
“Tuy là lần đầu tiên hợp tác, chúng tôi rất kỳ vọng vào kết quả đạt được, để từ đó hai bên có những bước tiến mới. Qua khóa học ngắn hạn này, chúng tôi rất mong chờ được đón chào các nhân tài trẻ đến làm việc tại Trung tâm lập trình của Naver tại Việt Nam”, ông Park Dong Jin chia sẻ.
Đại diện UIT, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Tú Anh, Hiệu trưởng nhà trường tin tưởng rằng, các sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực CNTT tại Trung tâm Lập trình Naver Vietnam, mối quan hệ đối tác hợp tác giữa UIT và Naver Vietnam sẽ ngày càng phát triển.
“Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ nhiệt tình từ Naver, tôi tin tưởng hai bên sẽ tạo nên nhiều thành quả, bắt đầu từ khóa học đầu tiên này. Với thế mạnh về AI, Khoa học dữ liệu, An toàn an ninh mạng… UIT sẽ là đối tác vững chắc, viên gạch không nhỏ xây dựng dự án Vành đai R&D AI của Naver”, bà Nguyễn Hoàng Anh Tú nói.
Là tập đoàn công nghệ đa quốc gia đến từ Hàn Quốc, Naver đã chính thức xây dựng trụ sở đại diện tại Việt Nam từ năm 2020. Năm 2021, bên cạnh định hướng hợp tác với các trường đại học công nghệ hàng đầu, Naver đã thành lập Trung tâm Lập trình tại TP.HCM và Hà Nội, dự kiến tuyển dụng trên 300 lập trình viên và đặt mục tiêu trở thành trung tâm lập trình hàng đầu châu Á về nghiên cứu AI. Trước UIT, Naver đã ký kết hợp tác với Đại học Bách khoa Hà Nội và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Vân Anh
Tổng giá trị của 5 suất học bổng vừa được tập đoàn công nghệ Hàn Quốc Naver trao cho 5 học viên, giảng viên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) là gần 500 triệu đồng.
" alt=""/>Đại học CNTT TP.HCM và Naver hợp tác đào tạo nhân lực lĩnh vực trí tuệ nhân tạo