"Tao muốn mày xử nó luôn, nhanh, gọn, kín đáo. Không một thằng nào được phép trèo lên đầu lên cổ tao. Mày tính thế nào thì tính, nó phải chết", ông Đông nói.
Khải đáp: "Thời buổi này đâu phải muốn làm gì thì làm đâu sếp. Đời em còn dài hơn đời sếp, em đâu thể đánh đổi được. Sếp bảo em làm gì cũng được, kể cả em có liều mình cứu sếp nhưng lấy máu người khác thì không. Đấy là nguyên tắc sống của em".
Ông Đông cho rằng Khải cầm tiền của mình, làm việc cho mình mà không nghe theo lời chẳng khác gì đi ăn xin. Khải bị đụng chạm lòng tự ái nên có ý định rời bỏ con đường đi theo ông trùm.
Ở một diễn biến khác, Trí tới tận nhà tìm ông trùm để giải quyết ân oán dứt điểm. Bà Thư (Vân Dung) lo chuyện chẳng lành xảy ra đã giấu con dao trong ống tay áo.
"Ông vẫn phải làm ăn, tôi vẫn phải sống tiếp nên tôi muốn chấm dứt tất cả mọi chuyện ngay bây giờ tại đây. Đây là cuộc chơi giữa tôi và ông, chơi cho đàng hoàng", Trí nói. Ông Đông muốn Trí phải giống mình, ngồi xe lăn cả đời.
Cũng trong tập này, Diệp (Quỳnh Châu) ra sức phân tích phải trái đúng sai cho Khanh (Thanh Hương) hiểu nhưng Khanh vẫn luôn nghĩ mọi sự xảy ra đều bắt nguồn từ biến cố của anh chồng.
"Trước khi anh Trí trở về, nhà chị chẳng bao giờ xảy ra chuyện gì cả. Lỗi có phải của mình chị đâu?", Khanh khóc lóc.
Diệp phân tích: "Em không bênh anh Trí đâu, nhưng chuyện giữa chị với anh Tuệ (Tuấn Tú) là việc của hai người. Tại sao chị lại đổ lỗi cho người khác như thế? Anh Trí cũng không cầm tay bắt chị làm nhiệm vụ kiếm tiền trên mạng".
Mọi chuyện có kết thúc trong buổi gặp mặt của Trí và ông trùm? Diễn biến chi tiết tập 20 phim Người một nhàsẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Mỹ Hà
Có tên gọi “Hoạt động thương mại số Việt Nam”, hoạt động hợp tác là một phần trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện được công bố trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng 9 vừa qua.
Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Tổng thống Biden đã nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số toàn cầu.
“Hoạt động mới này do USAID và Bộ Công Thương phối hợp thực hiện là hoạt động đầu tiên được triển khai trong khuôn khổ quan hệ đối tác mới được nâng tầm giữa hai nước và có ý nghĩa quan trọng góp phần khai mở tiềm năng của thương mại số để trở thành một động lực chính cho sự tăng trưởng liên tục của đất nước”, Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs chia sẻ.
Bộ Công Thương và USAID cũng thống nhất rằng, “Hoạt động Thương mại số Việt Nam” sẽ thúc đẩy khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF) của Mỹ. Trong đó, Việt Nam và Mỹ hợp tác để tận dụng sức mạnh từ đổi mới sáng tạo và theo đuổi những quy tắc tiêu chuẩn cao của nền kinh tế số nhằm thúc đẩy tăng trưởng liên tục. Hoạt động này được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác thành công của Mỹ với Việt Nam trong hai thập kỷ qua nhằm thúc đẩy thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh.
Cụ thể, với sự hỗ trợ từ USAID, “Hoạt động thương mại số Việt Nam” sẽ được thực hiện trong 3 năm nhằm hỗ trợ Bộ Công Thương triển khai các khung chính sách tạo thuận lợi cho thương mại số với sự tham gia đóng góp ý kiến từ khu vực tư nhân.
Các quy định đáp ứng đúng nhu cầu của khu vực tư nhân sẽ tháo gỡ những nút thắt trong thương mại và tăng cường sự minh bạch trong chính sách, qua đó giúp hình thành ngành thương mại điện tử nơi các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi.
Bên cạnh đó, “Hoạt động thương mại số Việt Nam” còn khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thương mại số bằng cách giới thiệu các mô hình kinh doanh mới và các thực tiễn tốt nhất, chẳng hạn như truy xuất nguồn gốc hàng hóa, cũng như tạo điều kiện kết nối xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp thông qua nền tảng xúc tiến thương mại số DECOBIZ của Bộ Công Thương.
Hoạt động hỗ trợ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thúc đẩy thương mại số trên cả nước, sẽ được thực hiện thông qua Bộ Công Thương và các hiệp hội doanh nghiệp với mục tiêu hướng đến các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các cộng đồng thiểu số nhằm hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm mọi thành phần.
Hồng Khanh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Việt Nam và Mỹ khởi động hoạt động mới để thúc đẩy thương mại sốNgày nay đối với các công trình cầu, công tác quan trắc với độ tin cậy cao có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh các chỉ tiêu chính là kiểm soát quá trình thi công cũng như phát hiện các hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong quá trình khai thác, quan trắc cầu cũng cung cấp các số liệu định lượng cho công trình cầu, các số liệu có thể được sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu, cải tiến phương pháp xây dựng, thiết kế công trình. Trong quá trình khai thác, các số liệu quan trắc được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của hư hỏng, xuống cấp, đánh giá năng lực của kết cấu, khả năng ứng xử trong các sự cố hoặc ứng xử bất thường của kết cấu, xây dựng phương án duy tu, sửa chữa, bảo đảm hoạt động bình thường và hoạt động của công trình.
Hiện nay, các hoạt động quan trắc khác nhau cho các nhịp cầu lớn đã được thiết lập tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Tại Việt Nam, hệ thống quan trắc được thiết kế và lắp đặt ở nhiều công trình cầu lớn như: Cầu Nhật Tân, cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý, cầu Cần Thơ, cầu Cao Lãnh, cầu Nhật Lệ 2, Cầu dây văng - nút giao thông Ngã Ba Quế …
Các công trình cầu nhịp lớn, kể cả các cầu dây văng, dây treo hay cầu vòm được coi là các công trình bán vĩnh cửu, tuy vậy theo thời gian, năng lực kết cấu của công trình sẽ giảm dần do nhiều nguyên nhân khác nhau như phong hóa, rỉ, nứt, cấu kiện liên kết thoái hóa, mỏi và các biến dạng. Bên cạnh đó, trong các trường hợp đặc biệt bất thường như bão, lũ, tai nạn, ứng xử làm việc giới hạn của kết cấu công trình bị thử thách trong những điều kiện khắc nhiệt nhất. Khi đó hệ thống quan trắc được trang bị và làm việc trong mọi điều kiện sẽ cho phép thu thập các số liệu ứng xử của kết cấu và hỗ trợ đánh giá một cách chính xác năng lực làm việc thực tế của kết cấu công trình là rất quan trọng.
Ngoài ra công việc đo đạc, đánh giá sức khỏe cầu có thể thực hiện thông qua việc kiểm tra đánh giá định kỳ. Tuy nhiên việc này đòi hỏi huy động nhân lực lớn, tốn thời gian và đôi khi còn đòi hỏicả việc ngừng lưu thông phương tiện trên cầu đề thực hiện xếp tải, đo đạc, chưa kể bản chất nguy hiểm của công việc này đối với nhân lực tham gia. Thêm vào đó việc kiểm tra, đánh giá định kỳ có thể ghi nhận được các hiện tượng nhất thời tại thời điểm diễn ra việc kiểm định, công việc này không thể bao quát được toàn bộ quá trình vận hành của cầu dưới dưới nhiều điều kiện khác nhau. Mặt khác một số hiện tượng nguy hiểm, chỉ xảy ra dưới một số tổ hợp điều kiện thực tế nhất định ví dụ như hiện tượng dao động của dây cáp treo do gió và mưa kết hợp, những điều kiện đó không thể được tạo ra do con người để phục vụ công việc kiểm định.
Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quan trắc tự động, cùng một lúc quan trắc được nhiều thông số và vận hành liên tục theo thời gian có thể thu thập, tích lũy được các dữ liệu quan trọng. Nhờ đó việc quan trắc, đánh giá khả năng làm việc của cầu có thể được toàn diện cũng như có thể sớm nhận ra những bất thường trong kết cấu để có biện pháp phù hợp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc. Đơn vị kiểm tra đánh giá cầu định kỳ nhờ đó mà có nguồn dữ liệu để tham khảo, bổ sung cho các kết quả đánh giá của mình.
Và với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt sự xuất hiện của drone hay AI, hiện nay công tác quan trắc các hạ tầng giao thông như cầu đường có thể được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Theo ông Phạm Phú Thịnh, Phó Giám đốc MAJ Corp - một trong 3 nhà sản xuất thiết bị bay không người lái (UAV) được Bộ Quốc phòng cấp phép tại Việt Nam - sự xuống cấp, nứt, vỡ có thể xảy ra trong suốt quá trình thi công cũng như sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng một công trình giao thông. Chính vì thế, để có một hệ thống giao thông an toàn nói chung và hệ thống cầu đường nói riêng, việc giám sát liên tục sự rung động, chuyển động và thay đổi cấu trúc cầu thường xuyên giúp xác định được nguy hiểm tiềm tàng.
Mặt khác khi công trình trải qua thời gian sử dụng dài, việc bảo trì cũng rất quan trọng để đảm bảo cho công trình hoạt động ổn định. Vì thế, hệ thống quan trắc (monitoring) giám sát được lắp đặt ngay từ ban đầu tại các hạ tầng giao thông, đặc biệt là tại các cầu, không những giữ được độ an toàn mà còn tối ưu chi phí cho chu kỳ bảo trì hằng năm.
Ông Phạm Phú Thịnh cho biết, việc triển khai hệ thống quan trắc này hoàn toàn không khó khăn với trình độ của các kỹ sư Việt Nam hiện nay. Đồng thời, Việt Nam đã tự nghiên cứu và phát triển từ phần mềm đến phần cứng và hoàn toàn làm chủ được công nghệ này.
Bên cạnh đó, hệ thống quan trắc không chỉ dừng lại ở giám sát tĩnh tại một vị trí cố định mà còn có thể ứng dụng thiết bị bay không người lái vào hệ thống quan trắc giám sát cơ sở hạ tầng giao thông.
Với những tính năng như zoom quang học, mạng viễn thông 4G/5G, RTK (đo động thời gian thực)... hoàn toàn có thể khảo sát những công trình vượt sông như các cây cầu một cách chính xác, dễ dàng.
Phó Giám đốc MAJ chia sẻ, với việc đưa công nghệ vào hệ thống quan trắc cụ thể là thiết bị bay không người lái cùng với hệ thống xử lý dữ liệu bằng AI, sẽ khiến việc kiểm tra chất lượng công trình giao thông diễn ra một cách thường xuyên hơn, giữ sự an toàn cho việc di chuyển của người dân, giảm thiểu nhân công, máy móc khảo sát.
Thay vì phải dùng sức người thì thiết bị bay có thể khảo sát chất lượng từng vị trí từ mặt đường, dầm cầu, cột trụ và thậm chí là phía bên dưới gầm cầu. AI sẽ nhận diện và chẩn đoán sai hỏng vật lý như: Rỉ sét, nứt vỡ, thấm nước… để phát hiện sớm nhất những rủi ro, bảo đảm an toàn cho việc di chuyển của người dân.
Theo đó, giải pháp được MAJ đưa ra đó là sử dụng thiết bị bay không người lái được trang bị camera zoom, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), bay cách vị trí cần khảo sát 10 -15m để đảm bảo an toàn cho việc di chuyển của người dân, sau đó sẽ di chuyển đến vị trí cần khảo sát. Hình ảnh trên camera của máy bay sẽ được truyền trực tiếp về tay cầm điều khiển và được lưu trữ với độ phân giải cao.
Chẳng hạn đối với một cây cầu, giải pháp này sẽ giúp: Khảo sát chất lượng của xà cầu: Tình trạng rỉ sét, xuống cấp...; Khảo sát chất lượng của cột đèn: Độ chắc chắn, kết cấu của cột...; Khảo sát chất lượng mặt đường: Độ nứt vỡ, lún của mặt đường...; Khảo sát chất lượng thanh chắn cầu.
Đối với việc khảo sát chất lượng gầm cầu, cột trụ cầu sẽ cần chủng loại máy móc chuyên dụng phù hợp với từng địa hình để có thể quan sát được chi tiết hơn.
Sau khi phát hiện các sự cố công trình, chẳng hạn như xuất hiện vết nứt, hệ thống AI sẽ chẩn đoán kích thước và mức độ nguy hiểm dựa trên những dữ liệu có sẵn để cảnh báo cho đơn vị khảo sát.
Với công nghệ LiDAR được trang bị, giải pháp này còn trở nên hiệu quả bằng cách thu thập dữ liệu 3D có độ phân giải cao về kết cấu cầu từ khoảng cách an toàn.
Được gắn trên máy bay không người lái hoặc phương tiện trên mặt đất, cảm biến LiDAR phát ra các xung laser bật ra khỏi bề mặt cầu và quay trở lại cảm biến.
Bằng cách đo thời gian để các xung laser này quay trở lại và tính toán khoảng cách di chuyển của chúng dựa trên tốc độ ánh sáng, LiDAR tạo ra dữ liệu đám mây điểm chính xác thể hiện từng chi tiết của cấu trúc cầu.
Không làm gián đoạn luồng giao thông, các kỹ sư có thể tiến hành phân tích thời gian thực dựa trên dữ liệu này để xác định bất kỳ dấu hiệu xuống cấp nào, chẳng hạn như vết nứt hoặc biến dạng, từ đó lên kế hoạch bảo trì hoặc sửa chữa cần thiết cho phù hợp.
" alt=""/>Tại sao không ứng dụng drone và AI vào quan trắc cảnh báo sự cố cầu Việt Nam?