Theo thống kê, trong 2 năm 2022 và 2023, các đợt diễn tập thực chiến cấp quốc gia và bộ, ngành, địa phương đã có khoảng 7.000 lượt chuyên gia tham gia, giúp phát hiện gần 1.500 lỗ hổng, điểm yếu tồn tại trong hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức.
Qua thực tế triển khai các đợt diễn tập thực chiến quy mô quốc gia và hướng dẫn bộ, ngành, địa phương tổ chức diễn tập, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Cục An toàn thông tin cũng nhận vẫn còn khoảng cách lớn về hiệu quả, chất lượng giữa diễn tập thực chiến quốc gia và diễn tập thực chiến ở địa phương, bộ ngành.
Mặt khác, thách thức chung mà nhiều cơ quan, đơn vị đang phải đối mặt là thiếu nhân sự, thiếu công cụ, thiếu kinh phí, thiếu năng lực và kinh nghiệm an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Để bù đắp những thiếu hụt này, việc tận dụng tối đa năng lực của các công cụ, nền tảng số được nhận định là phương án khả thi, hiệu quả cho các đơn vị.
Là nền tảng số thứ 5 được Cục An toàn thông tin thiết lập và cung cấp miễn phí cho các cơ quan, tổ chức, nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin sẽ cung cấp cho các bộ, ngành, địa phương tri thức, tình huống, phương pháp xử lý các vấn đề và quản lý diễn tập thực chiến.
Theo Cục An toàn thông tin, với nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến, việc triển khai diễn tập an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức sẽ dễ dàng và đạt chất lượng cao hơn, đồng bộ và thu hẹp dần khoảng cách giữa các cơ quan cũng như với diễn tập thực chiến quy mô quốc gia.
Cũng nhằm hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương quản lý, giám sát, đo lường hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng, hồi cuối tháng 5/2024, Cục An toàn thông tin đã đưa vào vận hành chính thức nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin.
Trước đó, trong năm ngoái, Cục An toàn thông tin đã thiết lập và cung cấp miễn phí 3 nền tảng số gồm nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; nền tảng hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố; nền tảng hỗ trợ điều tra số.
Điểm đổi mới của các nền tảng số kể trên là cung cấp công cụ để đơn vị chuyên trách ở địa phương quản lý nhà nước và thực thi pháp luật với sở, ban, ngành, huyện, xã trực thuộc; thay vì cơ quan trung ương dùng nền tảng để quản lý, nhận báo cáo từ địa phương như trước đây.
Cùng với việc tiếp tục cung cấp thêm các nền tảng số hỗ trợ, Cục An toàn thông tin cũng sẽ thường xuyên nghiên cứu, cải tiến, cập nhật tính năng và hiệu năng các nền tảng đã đưa vào vận hành để có thể hỗ trợ tốt cho các bộ, ngành, địa phương trong công tác đảm bảo an toàn thông tin.
Để đẩy mạnh công tác tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, trong Chỉ thị 09 ban hành hồi tháng 2, một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chính là sử dụng thường xuyên, hiệu quả các nền tảng hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin do Bộ TT&TT cung cấp.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ lợi thế, kinh nghiệm, thực tiễn của Việt Nam. Đồng thời khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, trao đổi trong việc phát triển cáp quang, công tác quản lý viễn thông và tần số, chuyển mạng giữ số, cung cấp tài nguyên số và tần số cho các doanh nghiệp, chuyển đổi số Chính phủ, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng, đào tạo nhân lực số và các chính sách hỗ trợ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng bày tỏ mong muốn, Bộ GTVT và truyền thông Timor Leste tạo điều kiện cho Telemor (Viettel) cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đầu tư ổn định, lâu dài, bền vững tại đây.
Ông Miguel Marques Gonçalves Manetelu, Bộ trưởng Bộ GTVT và truyền thông Timor Leste cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu, chu đáo của Bộ TT&TT và Việt Nam. Đồng thời khẳng định, Timor Leste và Việt Nam đã có quan hệ hợp tác lâu dài. Do đó, buổi gặp gỡ và việc tham gia lần này là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển bền vững giữa hai nước.
Đánh giá cao sự phát triển của Telemor, ông Miguel Marques Gonçalves Manetelu khẳng định, Telemor hiện là nhà mạng di động lớn nhất, đóng góp tích cực cho sự phát triển công nghệ thông tin và viễn thông tại Timor Leste.
Ông bày tỏ mong muốn luôn sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nói riêng và lĩnh vực đầu tư, thương mại, xã hội nói chung, nhằm tăng cường hợp tác, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau, thu hút doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, tăng cường kết nối vùng sâu, phát triển không gian mạng, đảm bảo nhu cầu thông tin cho người dân thông qua chuyến thăm lần này.
Đặc biệt, trong năm 2025, Timor Leste sẽ triển khai dự án viễn thông cáp quang biển, do đó Bộ GTVT và truyền thông Timor Leste bày tỏ mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Trong buổi làm việc, hai bên mong muốn sớm ký kết hợp tác giữa Bộ TT&TT Việt Nam và Bộ GTVT và truyền thông Timor Leste. Việc này tạo tiền đề cho tăng cường mối quan hệ thương mại song phương với nhiều tiềm năng, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam và TimorTheo thông tin ban đầu, khoảng 17h chiều cùng ngày, em Nguyễn Huỳnh Minh Đạt (SN 2000, quê Gia Lai là sinh viên Trường CĐ Giao thông vận tải TƯ V cùng 8 người bạn đến khu vực biển Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) để tắm.
Tại đây, Đạt cùng 2 người bạn trong nhóm không may bị sóng lớn cuốn ra xa bờ. Nghe tiếng tri hô, người dân địa phương ứng cứu được hai người, riêng Đạt bị sóng cuốn mất tích.
![]() |
Áo cùng dép nam sinh để lại ở bờ khi xuống biển tắm |
Ngay sau khi xảy ra sự việc, hàng chục chiến sĩ cùng người dân triển khai phương tiện tìm kiếm nạn nhân. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm thấy tung tích của Đạt.
Theo người dân địa phương, những ngày qua bãi biển Nam Ô có sóng lớn. Khu vực này có dòng nước xoáy và thường xuyên xảy ra đuối nước.
Vĩnh Định
Một nhóm THCS ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) rủ nhau ra sông Mã tắm, không may có 4 em trượt chân, dẫn đến chết đuối.
" alt=""/>Hàng chục người tìm kiếm nam sinh viên 19 tuổi mất tích khi tắm biển