Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).
Theo đó, đối với những cục, vụ quản lý đặc thù, chuyên ngành của mỗi bộ sẽ được sắp xếp tinh gọn tối đa; những lĩnh vực có chức năng, nhiệm vụ quản lý giao thoa sẽ tiến hành tích hợp, bổ sung chức năng, nhiệm vụ để bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, không để khoảng trống.
Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT thống nhất sẽ hợp nhất các đơn vị tham mưu, tổng hợp tương ứng và rà soát, sắp xếp tinh gọn các đơn vị sự nghiệp.
Tên gọi dự kiến của bộ mới; phương án nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về bộ máy, tổ chức, hoạt động của bộ mới từ Trung ương đến địa phương... cũng là nội dung được bàn thảo tại cuộc họp.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần chủ động, khẩn trương của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên.
Bộ trưởng TN&MT Đỗ Đức Duy phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).
Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh mục tiêu là giảm chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn hay bỏ sót nhiệm vụ quản lý Nhà nước, đồng thời tổ chức bộ máy khoa học, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong tình hình mới.
Lưu ý thêm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà quán triệt việc sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất của hai bộ là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, không thể chậm đổi mới hơn nữa, nhằm giảm bớt các đầu mối quản lý Nhà nước chuyên ngành, theo nguyên tắc "một việc không giao cho hai người".
Theo Phó Thủ tướng, đề án hợp nhất bộ máy, tổ chức của hai bộ phải dựa trên cơ sở chính trị, pháp lý, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; bảo đảm tính kế thừa, ổn định, phát triển; dựa trên tư duy quản lý tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực.
Quá trình thực hiện hợp nhất cần phát huy tinh thần khoa học, tập thể, dân chủ, khách quan và "không hợp nhất một cách cơ học".
Phó Thủ tướng giao lãnh đạo 2 Bộ thành lập ngay tổ công tác, có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, để hoàn thành đúng thời hạn Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 18 và Nghị quyết số 19 của Trung ương, trong đó làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý, tồn tại, yếu kém, bài học kinh nghiệm cũng như giải pháp…
Hai Bộ cũng được yêu cầu sớm hoàn thành Đề án hợp nhất 2 đơn vị; đề án thành lập Đảng bộ của Bộ hợp nhất trực thuộc Đảng bộ Chính phủ; phương án sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng sau khi hợp nhất…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc hợp nhất nhằm giảm bớt các đầu mối quản lý Nhà nước chuyên ngành, theo nguyên tắc "một việc không giao cho hai người" (Ảnh: Minh Khôi).
Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT khẩn trương rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật, làm rõ vướng mắc liên quan đến áp dụng các quy định pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước. Từ đó, đề xuất hướng xử lý phù hợp, bảo đảm tính ổn định, kế thừa, liên thông, không để khoảng trống trong quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện hợp nhất.
Bộ Nội vụ được giao phối hợp hướng dẫn tiêu chí sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức sau khi thực hiện hợp nhất, bảo đảm khách quan, dân chủ, khoa học.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về phương hướng sắp xếp, hợp nhất một số lĩnh vực quản lý Nhà nước chuyên ngành quan trọng của Bộ NN&PTNT và TN&MT.
Theo phương án được Ban Chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 18 đưa ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ được hợp nhất, với tên gọi sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.
" alt=""/>Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MTỞ Campuchia, những định hướng chiến lược về chính sách giáo dục đại học yêu cầu các cơ sở giáo dục phải “xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng quản trị và quản lý” và “xây dựng kế hoạch thành lập một trường đại học kiểu mẫu, chất lượng cao, vận hành dựa trên cơ chế tự chủ”.
Còn tại Việt Nam, Luật Giáo dục đại học đã có những điều chỉnh quan trọng về định hướng và chính sách phát triển, đặc biệt là về vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường.
Bà Nguyễn Thị Cúc Phương – Hiệu phó Trường ĐH Hà Nội cho rằng, đối mặt với những thách thức này, các cơ sở giáo dục đại học khó có thể thành công khi vẫn triển khai hoạt động quản trị theo cơ chế cũ như thiếu những dự đoán chính xác về xu hướng thay đổi của nền kinh tế, xã hội; kế hoạch hoạt động được lập thiếu các chỉ số, chỉ báo cụ thể; năng lực quản lý, điều hành chưa phù hợp với bối cảnh mới…
Dự án bao gồm 16 thành viên, trong đó có 6 trường đại học Việt Nam và 2 trường đại học Campuchia là các đơn vị trực tiếp thụ hưởng kết quả.
Trước bối cảnh đó, để hỗ trợ các trường đại học trong khu vực giải quyết các thách thức, Tổ chức các trường đại học Pháp ngữ - Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã kết nối 15 trường đại học tại châu Âu và châu Á để cùng xây dựng Dự án Đổi mới quản trị đại học tại Đông Nam Á (PURSEA).
Dự án bao gồm 16 thành viên, trong đó có 6 trường đại học Việt Nam và 2 trường đại học Campuchia là các đơn vị trực tiếp thụ hưởng kết quả. Dự án được thực hiện trong 3 năm, kể từ 2020 đến 2023 do Trường ĐH Hà Nội điều phối.
Bà Phương cho rằng, việc Trường ĐH Hà Nội tham gia vào dự án này sẽ có vai trò quan trọng hỗ trợ nhà trường trong công tác tự chủ. Cụ thể, dự án sẽ giúp các trường tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược của mình cũng như đề ra các kế hoạch hành động với những chỉ số cụ thể.
“Cơ chế tự chủ hiện nay đã có rất nhiều điểm thuận lợi, tuy nhiên nội tại của nhà trường về vấn đề quản lý vẫn còn những điểm cần phải đổi mới. Chúng ta cần phải vận hành nhà trường giống như một doanh nghiệp, cần phải năng động và đội ngũ ban giám hiệu phải là những người hiểu rõ nhất về các chỉ số của trường”.
Với dự án này, các đối tác của dự án sẽ hợp tác nghiên cứu, trao đổi và xây dựng mô hình quản trị từ khi khâu hoạch định chiến lược phát triển cho đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động phù hợp với đặc thù của từng trường.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, việc trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, tư vấn giữa các trường sẽ được thực hiện tại các hội thảo chuyên đề và các khóa tập huấn diễn ra tại Việt Nam, Campuchia, Pháp và Bỉ.
Ông Sieang Phen (Viện Công nghệ Camphuchia) cho biết, dự án này có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học ở Campuchia.
“Nếu dự án giúp giải quyết tốt những vấn đề của 2 trường đại học Campuchia tham gia thí điểm, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với những trường đại học khác trong nước. Những kinh nghiệm, sáng kiến và phương pháp mới này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả trong việc cải cách giáo dục đại học tại Campuchia”.
Trường Giang
- Sáng 18/11, Trường ĐH Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1959 - 2019).
" alt=""/>6 trường ĐH Việt Nam tham gia dự án Đổi mới quản trị đại học tại Đông Nam ÁTuần trước, Chelsea chốt được mức giá 51 triệu bảng mua Jules Kounde với Sevilla. Tuy nhiên, bản thân trung vệ 23 tuổi lại muốn đầu quân Barca nên cố tình trì hoãn để đội bóng xứ Catalan đàm phán chuyển nhượng.
Nếu vượt qua cuộc kiểm tra y tế bắt buộc, Kounde sẽ trở thành tân binh thứ 5 của Barca hè này, sau Franck Kessie, Christense, Raphinha và Lewandowski.
Chia sẻ trước giới truyền thông, Jules Kounde nói: "Tôi rất tự hào và biết ơn vì cơ hội này. Thật vui khi gia nhập một CLB tuyệt vời với bề dày lịch sử truyền thống.
Sevilla là đội bóng tốt nhưng Barca sẽ là bước tiến tiếp theo trong sự nghiệp cá nhân tôi, đặc biệt về mặt chuyên môn. Tôi rất háo hức gặp đồng đội mới và chinh phục các đỉnh cao cùng CLB.
HLV Xavi là một trong những lý do khiến tôi có mặt ở đây. Tôi nói chuyện với ông ấy vài lần và cảm thấy vô cùng ấn tượng."
Liên tục bị Barca qua mặt trên thị trường chuyển nhượng (trước đó là thương vụ Raphinha), sếp lớn Chelsea khá cay cú và sẽ ngăn không cho Azpilicueta hay Marcos Alonso cập bến Nou Camp.
HLV Thomas Tuchel đang khẩn thiết yêu cầu ông chủ Todd Boehly xuất hầu bao tăng cường lực lượng, đặc biệt dưới hàng thủ sau khi mất cả Rudiger và Christensen.
Dù đã chiêu mộ Kalidou Koulibaly nhưng Tuchel muốn có thêm ít nhất một trung vệ nữa. Hiện Chelsea đang nhắm đến Wesley Fofana nhưng bị Leicester hét giá 70 triệu bảng.
* An Nhi
" alt=""/>Chelsea cay cú nhìn Barca cướp mất Jules Kounde