Clip được trích xuất từ camera của lớp học trong buổi kiểm tra học kỳ II của lớp 2A7 sáng ngày 8/5 vừa qua.
Ngoài việc đánh roi, cô Trang còn xưng hô “mày – tao” với học sinh.
![]() |
Hình ảnh cô Trang đánh học sinh trích từ camera |
Chị Như Anh cho biết con chị phải đi viện điều trị vì tổn thương tai sau những cái tát của cô giáo do làm bài thi chậm.
“Con tôi bị chảy máu tai nên gia đình phải đưa bé đi viện. Kết qủa cho thấy cháu bị viêm và phù nề, xung huyết, ứ mủ ở phần tai, đúng với vị trí cô giáo tát nên phải dùng kháng sinh liều cao”, chị Như Anh nói.
Bà Nguyễn Thị Họa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quán Toan, xác nhận với PV rằng nhà trường đã nhận được thông tin từ gia đình em.
“Ngay sáng ngày hôm qua, tôi đã gọi điện thoại trực tiếp cho phụ huynh cháu Đ. để xác minh. Phụ huynh cho biết đang đưa cháu đến viện để khám và điều trị” - bà Họa cho biết.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ngày 9/5 cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang (giáo viên chủ nhiệm lớp 2A8, Trường Tiểu học Quán Toan) bị phụ huynh phản ánh về hành vi đánh vào vùng thái dương, vụt thâm tím vào chân học sinh H.G.Đ trong giờ kiểm tra.
Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng, ông Dương Đình Ổn đã có quyết định đình chỉ công tác 6 tháng, không bố trí cho nữ giáo viên này chủ nhiệm trong một năm kể từ ngày 9/5.
Tuy nhiên, phía gia đình cháu bé vẫn chưa đồng tình với hình thức xử lý nói trên. Phụ huynh cho rằng việc làm của cô Trang đã đe dọa đến tinh thần và gây tổn thương sức khỏe trầm trọng đến học sinh, cần xử lý nghiêm trước pháp luật.
Hoài Anh
CẬP NHẬT XỬ LÝ CỦA HẢI PHÒNG CHIỀU 16/5:
Chiều ngày 16/5, cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang - giáo viên đã đánh và tát nhiều học sinh, đã nói lời xin lỗi phụ huynh, học sinh và nhà trường.
" alt=""/>Cô giáo xưng 'mày tao', đánh học sinh lớp 2 phải đi việnTrong đơn kiến nghị gửi tới Đầu tư Bất động sản mới đây, nhiều người mua nhà tại Dự án Parkview Residence cho biết, ngày 30/6/2016, CENIvest thuộc CTCP Bất động sản Thế kỷ (CEN Group ) gửi thông báo về việc nộp tiền mua căn hộ đợt cuối và nhận bàn giao căn hộ thuộc Cụm chung cư CT7 (Parkview Pesidence), Khu đô thị mới Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội từ ngày 7/7/2016.
![]() |
Parkview Residence - Dự án đầu tay của CEN Group trong vai trò là chủ đầu tư liên tiếp gặp rắc rối. Ảnh: Việt Dương |
Theo thông báo, CEN Group cho biết, Dự án Parkview Residence sau một thời gian triển khai hiện nay đã đủ điều kiện để bàn giao kể từ ngày 30/6/2016. Do đó, chủ đầu tư gửi cầu khách hàng phải hoàn thành thanh toán nốt 30% giá trị căn hộ cộng với 2% khoản phí bảo trì. Sau khi thanh toán xong, CEN Group sẽ gửi thông báo thời gian cụ thể bàn giao căn hộ tới khách hàng để đến nhận căn hộ.
Đến ngày bàn giao, một số khách hàng sau khi hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo thông báo của chủ đầu tư đến nhận nhà thì bỗng phát hiện ra nhiều điểm theo họ là không đúng với quy định của pháp luật. Cụ thể, Hợp đồng mua bán có nội dung: “Hai bên nhất trí, diện tích sử dụng căn hộ trên Hợp đồng là giá trị tạm tính và có thể tăng lên hoặc giảm đi theo thực tế đo đặc tại thời điểm bàn giao căn hộ. Nếu diện tích thông thủy thực tế chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn từ 2% trở xuống so với diện tích ghi trong Hợp đồng thì 2 bên không phải điều chỉnh lại giá bán. Còn nếu diện tích trên 2% thì sẽ tính toán lại giá bán ghi trong hợp đồng”.
Sau khi tiến hành đo đạc thực tế, nhiều người mua nhà phát hiện, hầu hết các căn hộ nhận bàn giao đều bị hụt trên 2% diện tích, thậm chí có căn hộ diện tích thực tế bị hụt tới hơn 3% so với ghi trên Hợp đồng. Khi phát hiện hao hụt, người mua nhà yêu cầu chủ đầu tư tiến hành đo đạc lại một cách chính xác và tiến hành lập biên bản theo đúng quy định tại khoản 2.1, Điều 2 của Hợp đồng mua bán, thì bị chủ đầu tư từ chối với lý do, chủ đầu tư không đủ điều kiện về trang thiết bị, cũng như trách nhiệm xác định diện tích thông thủy lại, mà phải do đơn vị thứ 3 có thẩm quyền là Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
Đồng thời, đại diện chủ đầu tư cũng cho biết, nếu đơn vị thứ 3 xác nhận mà có chênh đến hơn 5 m2 (tức là tới hơn 10%) để làm sổ đỏ, thì người mua nhà phải chịu và CEN Group hoàn toàn không có nghĩa vụ phải hoàn trả lại tiền cho khách hàng, vì đây là “sự kiện bất khả kháng” ghi trong Hợp đồng?!
Bức xúc trước thái độ của chủ đầu tư, nhiều khách hàng mua nhà đã thuê đơn vị đo đạc thứ 3 và yêu cầu phải được tự lên đo lại diện tích căn hộ. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư đã không cho phép bất kỳ ai khác ngoài chủ sở hữu được lên xem. Nếu có đi cùng phải có giấy tờ chứng minh là nhân thân với người đứng tên chủ sở hữu, bao gồm kể cả vợ/chồng, anh/chị em…
Trong trường hợp muốn đo lại diện tích thực tế, chủ sở hữu phải thuê một công ty có đủ năng lực chuyên môn làm việc này và yêu cầu chủ sở hữu phải cam kết nếu, phần hụt trên 2% thì chủ sở hữu tự phải chịu trách nhiệm việc làm sổ đỏ có hoặc không có phần diện tích hao hụt đó?!
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, một thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, việc chủ đầu tư từ chối đo đạc diện tích và cho rằng chỉ có Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện là vi phạm hợp đồng đã ký kết với người mua nhà. Bản chất nội dung điều khoản nhất trí trong Hợp đồng không hề ghi rõ việc đo đạc sẽ phải là do cơ quan có thẩm quyền là Sở Tài nguyên và Môi trường, hay Phòng Tài nguyên và Môi trường tham gia, vì vậy, chỉ cần sự thống nhất của một đơn vị có đủ chuyên môn thực hiện (có thể là chính chủ đầu tư hoặc đơn vị pháp nhân được pháp luật công nhận).
Việc một chủ đầu tư cố tình không tiến hành đo đạc khi bàn giao có khả năng rơi vào trường hợp diện tích thực sự có sự sai lệch lớn, chủ đầu tư đã nắm được điều này và muốn “lấp liếm” để tránh việc phải tính lại giá bán với người mua nhà.
Theo Báo Đầu tư Bất động sản
" alt=""/>CEN Group bị tố ép khách hàng nhận nhà thiếu diện tích![]() |
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái) có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư là 383 tỷ đồng. Đến tháng 9/2014, dự án được điều chỉnh tăng mức đầu tư gấp gần 3 lần lên tới 1.139 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ đồng/m. Đây được xem là con đường lập kỷ lục cả về kinh phí lẫn tiến độ thi công.
![]() |
Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ thay thế cho đoạn đường rộng chưa đầy 10 m, thường xuyên xảy ra ùn tắc từ ngã tư Trần Khát Chân - Lò Đúc lên đê Nguyễn Khoái, đồng thời tạo ra diện mạo mới cho Thủ Đô Hà Nội.
![]() |
Để thực hiện dự án này, quận Hai Bà Trưng phải thu hồi 41.240m2 đất tại 4 phường Đống Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, liên quan tới 670 hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, việc xây dựng tuyến đường không tiến hành đồng bộ với quy hoạch nhà ở, dẫn đến việc xuất hiện nhiều ngôi nhà có hình dạng kỳ dị mọc lên hai bên đường.
![]() |
Hàng chục ngôi nhà bỗng dưng biến thành hầm. Mặt đường cao hơn nhà từ 1-2m, cầu thang dốc đứng.
![]() |
Mái nhà hai bên đường gần như ngang mặt đường. Để tạo lối di vào nhà, nhiều người dân đành phải bắc thang, xây bậc. Cuộc sống bị xáo trộn.
![]() |
Một căn nhà thấp hơn mặt đường khoảng 1m. Người dân ở đây cho hay đã làm đơn gửi chính quyền địa phương để cấp giấy phép sửa chữa nhưng chưa nhận được hướng dẫn hay phản hồi nào.
![]() |
Trong khi đó, không hiếm những căn nhà cao hơn mặt đường cả mét. Người dân phải bắc cầu thang vào nhà.
![]() |
Sau khi giải phóng mặt bằng, nhiều căn nhà chỉ còn lại diện tích khá nhỏ nhưng vẫn được người dân tận dụng làm hàng quán, chỗ ở.
![]() |
Việc hợp khối những căn nhà không đạt chuẩn được xem là giải pháp để "triệt" nhà siêu mỏng, siêu méo. Song phương án này vấp phải khó khăn bởi nhiều chủ nhà không thương lượng được giá bán.
![]() |
Ông Bái (70 tuổi, đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái) cho biết, hiện tại diện tích căn nhà ông rộng khoảng 11m2, trong đó diện tích ở chỉ có 9m2, chiều sâu chưa đến 3m2. Căn nhà thậm chí không đủ để kê một chiếc giường.
![]() |
Mặt tiền một căn nhà "siêu méo" được tận dụng làm chỗ bán nước
![]() |
Ngôi nhà 4 tầng gây xôn xao dư luận khi được xây dựng ngay sát với cột điện cũng nằm trên tuyến đường này. Từ tầng 2, công trình đua ra vỉa hè gần 1m, “ôm” cây cột điện vào trong.
![]() |
Những căn nhà có hình tứ giác méo, mỏng khiến cho bộ mặt của tuyến đường đắt kỷ lục này trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
![]() |
Nhiều chuyên gia xây dựng cho hay, những căn nhà “siêu mỏng, siêu méo” không phải là mới. Trước đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái, hàng loạt con đường ở Hà Nội như: Ô Chợ Dừa, Xã Đàn, đường Thanh Nhàn, Cầu Giấy, Trần Phú… cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nguyên nhân được cho là việc thiếu đồng bộ, tách bạch trong việc xây dựng đường và quy hoạch nhà ở.
Theo Dân trí