Vụ sạt lở xảy ra ngày 1/5 trên đoạn cao tốc ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc khiến 48 người thiệt mạng, 30 người bị thương và nhiều phương tiện mắc kẹt.
Khu vực xảy ra sạt lở chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lớn và mưa đá kể từ cuối tháng 4. Những trận mưa xối xả gây lở đất, ngập úng và làm hư hại cầu đường. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết vụ sạt lở là "thảm họa địa chất tự nhiên xảy ra do mưa lớn kéo dài".
Huang Jiandu (64 tuổi) là hành khách trên một chuyến xe đi qua đoạn đường ngay trước khi nó bị sạt lở. Ông dừng lại và ra khỏi xe. Ông tìm cách đi sang phía bên kia của hố, hy vọng có thể ngăn các xe sau đó không tiếp tục đi qua.
Ông Huang hét lớn, yêu cầu các tài xế dừng lại nhưng có người không nghe và ô tô đã bị lao xuống vực. Sau đó, ông quỳ ở giữa đường, buộc ô tô phía sau phải dừng lại.
Cai Xuanda (20 tuổi) ngồi trên chiếc xe thứ 2 mà ông Huang chặn lại. Anh Cai cho biết lúc đó xe của anh cách hố khoảng 20 mét và đang đi với tốc độ 100km/h trước khi đạp phanh gấp.
Khi xuống xe, anh nhìn thấy đoạn đường bị sạt lở, một số ô tô rơi xuống bị bốc cháy. Nếu không thấy hành động của ông Huang, có lẽ xe của anh Cai đã lao xuống vực.
Sau khi nghe tin con trai thoát nạn, gia đình anh Cai muốn đến cảm ơn ông Huang. Nhờ hành động dũng cảm của ông mà anh Cai thoát nạn.
Ngày 9/5, gia đình anh Cai đi từ Chương Châu, Phúc Kiến đến nhà ông Huang ở Thâm Quyến để cảm ơn. Hai nhà cách nhau khoảng 800km. Gia đình anh Cai mất khoảng 1 ngày để di chuyển.
Mẹ yêu cầu anh cúi đầu để tỏ lòng biết ơn ông Huang. Gia đình mang theo bó hoa và tấm lụa thuê chữ "Ông đã liều mạng cứu cháu, ơn của ông to như núi".
Ông Huang trở nên nổi tiếng sau hành động dũng cảm. Ông nhận được nhiều cuộc điện thoại từ mọi người ca ngợi ông. Tuy nhiên, ông khiêm tốn nói: "Nếu bạn rơi vào tình huống đó, bạn cũng sẽ làm như vậy thôi".
Anh Cai và một tài xế khác phối hợp với nhau giải cứu 4 người, trong đó có một em bé 3 tuổi mắc kẹt trong ô tô.
"Tôi biết ơn vì được ông Huang cứu sống. Tôi thấy trách nhiệm và sứ mệnh của mình là cứu người khác", anh Cai chia sẻ.
![]() |
Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Trần Thị Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, tranh sơn mài Việt Nam là tiếng nói riêng, phản ánh tình cảm, đam mê và sự khéo léo, kiên trì của người họa sĩ. Việc sử dụng chất liệu sơn ta lâu đời kết hợp với nghệ thuật tạo hình hiện đại đã đem đến những giá trị đặc sắc cho tranh sơn mài Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện đang gìn giữ, tôn vinh, bảo quản hàng trăm tác phẩm sơn mài giá trị, minh chứng cho chặng đường phát triển gần trăm năm của hội họa sơn mài hiện đại, trong đó một số tác phẩm đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
![]() |
Triển lãm lần này, Ban tổ chức lựa chọn 50 tác phẩm, giới thiệu đến công chúng quốc tế ở hai nội dung chính: Đất nước và Con người Việt Nam. Đó là những khắc họa đẹp về thiên nhiên và phản ánh tính cách hiền hòa, yêu chuộng hòa bình, cần cù, chịu khó của người dân Việt Nam. Những tác phẩm này hàm chứa tinh thần dân tộc, là tâm tư, tình cảm của các thế hệ họa sĩ Việt Nam. Dưới lăng kính nghệ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hy vọng giúp công chúng có cái nhìn khái lược về lịch sử phát triển và nét độc đáo riêng có của hội họa sơn mài Việt Nam.
![]() |
Ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO cũng chia sẻ: "Lần đầu tổ chức một triển lãm hội họa trực tuyến trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 là điều rất thách thức, song chúng tôi rất háo hức vì nó thể hiện tinh thần sáng tạo và chủ động thích ứng của Việt Nam. Chúng tôi hy vọng triển lãm này sẽ góp phần đưa sơn mài – một nghệ thuật rất độc đáo của Việt Nam - tới gần hơn với công chúng và bạn bè quốc tế, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài".
Triển lãm Tranh sơn mài Việt Nam được thiết kế theo định dạng 3D, với hai ngôn ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Việt. Triển lãm giới thiệu 50 tác phẩm sơn mài tiêu biểu của các danh họa Việt Nam qua nhiều thời kỳ, trong đó có bức Bình phong của danh họa Nguyễn Gia Trí – một trong những tác phẩm xuất sắc được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Dịp này, Ban tổ chức còn giới thiệu lịch sử phát triển và các kỹ thuật chế tác tranh sơn mài qua phim tư liệu. Người xem tham quan triển lãm và xem phim tư liệu tại địa chỉ: http://trienlamtranhsonmai.trienlamao.net.
Tình Lê
Sau 14 ngày tổ chức, ngày 30/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tổ chức bế mạc trại sáng tác mỹ thuật đề tài Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng năm 2021 tại Hà Nội.
" alt=""/>Trưng bày trực tuyến các tuyệt tác tranh sơn mài Việt NamNữ ca sĩ khẳng định những bình luận chê bai Văn Mai Hương trên mạng xã hội là do anti-fan cố tình gây ra tạo căng thẳng. Cô chưa đọc những nhận xét đó mà chỉ được quản lý thông báo về sự việc nên phải lên tiếng xin lỗi ngay lập tức.
Trong lời xin lỗi, Phương Linh giải thích thêm: "Tôi không có tài khoản Facebook của Văn Mai Hương và Hứa Kim Tuyền nên không thể gắn tag họ. Tôi xin lỗi vì đã tự ý ghép ban nhạc và trình diễn ca khúc này tại sự kiện ở Hà Nội. Tôi chân thành xin lỗi 2 bạn và cam kết sẽ không trình diễn ca khúc này thêm lần nữa".
Bên cạnh đó, Phương Linh thừa nhận Mưa tháng sáu qua giọng hát của Văn Mai Hương là hay nhất do nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền viết riêng. Cô ví von Mưa tháng sáulà ca khúc của Văn Mai Hương tương tự như Cơn gió lạlà ca khúc "mặc định" của mình vì nhiều người biết đến dù cô không mua độc quyền.
Cuối lời xin lỗi, Phương Linh nhấn mạnh sự khác biệt giữa văn viết và văn nói, mong người hâm mộ thông cảm. Cô cho biết quản lý của mình sẽ làm việc với các bên để tránh kiện tụng.
Trao đổi với VietNamNet,nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền cho biết đây là ca khúc độc quyền của Văn Mai Hương nên cho hai bên tự giải quyết. Phía Văn Mai Hương hiện chưa có phản hồi chính thức về sự việc.
Phương Linh hát ca khúc "Mưa tháng sáu":
Minh Nghĩa