Cụ thể, hệ thống FPT Shop cho biết đã giao khoảng 3.000 máy cho người mua trong ngày hôm qua. Trong khi đó, 80% khách đặt mua tại Thế Giới Di Động đã nhận máy, tức khoảng hơn 4.000 máy đã được bán ra. Đây là hai hệ thống bán lẻ chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, được quyền nhập trực tiếp iPhone X từ Apple, với những chiếc iPhone mang tên mã VN/A dành cho thị trường Việt Nam.
" alt=""/>Gần chục ngàn iPhone X được giao trong ngày đầu mở bán tại Việt NamTheo nguồn tin của VietNamNet, một trong ba nhà mạng nói trên đã thành công trong việc thử nghiệm eSIM. Tuy vậy, nhà mạng này sẽ còn phải trải qua quá trình thử nghiệm đợt 2 trước khi có thể tính đến việc thương mại hóa.
Hiện chỉ có iPhone Xr, iPhone Xs, iPhone Xs Max và những chiếc Apple Watch Serries 3 trở lên mới được tích hợp eSIM. Nguồn tin riêng của VietNamNet cũng cho biết, nếu không tính tới những chiếc Apple Watch, hiện có không quá 200.000 thiết bị có eSIM đang hoạt động tại thị trường trong nước.
Quy mô quá thị trường còn quá nhỏ cũng chính là điểm khó khăn nhất trong việc triển khai eSIM tại Việt Nam. Trong cuộc chạy đua eSIM, mục tiêu chính của các nhà mạng là làm hình ảnh thay vì các lợi ích về mặt thương mại.
Do là một loại "SIM ảo", người dùng eSIM có thể kích hoạt từ xa thông qua mã QR. |
Tuy chỉ là “SIM ảo”, chi phí mà các nhà mạng phải bỏ ra lại cao hơn nhiều so với truyền thống. Lý do là bởi nhà mạng bắt buộc phải bỏ tiền mua code của Apple mới có thể kích hoạt được eSIM trên iPhone.
Ngoài ra, do đặc tính của eSIM là “SIM ảo”, các nhà mạng cũng sẽ phải mất nhiều thời gian chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên tại các điểm giao dịch.
Về mức giá đăng ký dịch vụ, người dùng không cần quá lo lắng bởi giá kích hoạt eSIM tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ không vượt quá 100.000 đồng. Do các nhà mạng đang cạnh tranh lẫn nhau về thời điểm cung cấp dịch vụ, những chiếc eSIM đầu tiên sẽ xuất hiện tại Việt Nam ngay trong quý đầu của năm 2019.
Trọng Đạt
" alt=""/>Nhà mạng chạy đua cuộc chiến thử nghiệm eSIM tại Việt Nam