Yêu nhau được một thời gian, tôi phát hiện ra cô ấy đã có gia đình. Cô ấy thú nhận với tôi là họ đang ly thân và kiểu gì cũng sẽ ly hôn. Thay vì thất vọng vì bị cô ấy lừa dối, tôi cảm thấy lo lắng khi cô không có sự đảm bảo về cuộc sống, không có tài sản và còn gặp khó khăn để kiếm tiền trả tiền thuê nhà. Trong khi tôi cũng đang phải cật lực làm việc và kiếm tiền trang trải cuộc sống như những người cùng tuổi khác.
Cô ấy cũng có đứa con gần bằng tuổi tôi. Tôi chưa bao giờ gặp họ, bản thân tôi thấy không vui vẻ gì và cô cũng không muốn chúng tôi gặp nhau.
Mối quan hệ của chúng tôi rạn nứt từ đấy. Dần, tôi cảm nhận được khoảng cách tuổi tác và sự khác biệt giữa chúng tôi. Bạn bè của cô ấy ở độ tuổi 50 và 60, trong khi bạn của tôi ở độ tuổi 20 và 30. Vòng tròn giao tiếp và nhiều sở thích khác của chúng tôi đều không tương thích.
Rồi chả biết từ lúc nào, chúng tôi bắt đầu lén lút hẹn hò những người khác. Tôi theo đuổi một cô gái gần tuổi mình hơn. Cô ấy cũng có người đàn ông khác. Khi cả hai thú nhận với nhau, điều kỳ lạ là chúng tôi không chia tay mà vẫn tiếp tục ở bên nhau.
Tôi thực sự yêu cô ấy và tôi không thể tưởng tượng cuộc sống mà thiếu cô ấy. Tôi biết khi tôi 38 tuổi, cô ấy sẽ 60 tuổi. Yêu một người đáng tuổi mẹ mình không hề dễ dàng. Gần đây, cô ấy khuyến khích tôi tìm một người tầm tuổi mình hơn và đề nghị chúng tôi chia tay. Nhưng tôi vẫn vô cùng phân vân và không biết phải làm thế nào?/.
Theo VOV
Vì đã quá tuổi sinh nở nên người vợ 56 tuổi có ý định làm thụ tinh nhân tạo để sinh con cho chồng trẻ.
" alt=""/>Yêu người đáng tuổi mẹ mình, tôi có nên chia tay không?Các chuyên ngành đủ điều kiện cho chương trình học bổng này gồm:
![]() |
- Khoa học cơ bản
- Đào tạo kỹ sư
- Kinh tế và quản lý
- Luật.
- Lịch của chương trình học bổng như sau:
Hạn cuối cùng nhận hồ sơ: 9/1/2015.
Phỏng vấn các thí sinh có hồ sơ đã được lựa chọn: Trong tháng 3/2015.
Thông báo kết quả: Cuối tháng 4/2015.
Quy định của chương trình học bổng chất lượng cao và mẫu tờ khai xin học bổng có thể tải về từ địa chỉ : www.ambafrance-vn.org
Hiện nay, có khoàng gần 100 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Pháp được nhận chương trình học bổng này.
Nhận được tin dữ, người đàn ông trẻ choáng váng kèm theo sợ hãi, cảm xúc đan xen lẫn lộn, không nói nên lời. Vài phút sau, anh Tuấn lấy lại bình tĩnh và nhìn sang bố đang đứng sững trước cửa phòng khám. Những ngày sau đó, mẹ anh liên tục khóc, mất ăn, mất ngủ, gầy rộc vì lo lắng cho con.
"Ở thời điểm đó, tôi nhận ra rằng, còn thở là còn hy vọng. Mặc dù bệnh ở giai đoạn muộn nhưng thể bệnh tôi mắc có khả năng sống rất cao. Tôi nhận thấy bản thân mình may mắn hơn những người đồng bệnh khác”, anh nói.
Người đàn ông nhanh chóng lấy lại cân bằng và dành 100 giờ tìm hiểu các tài liệu liên quan đến căn bệnh. Anh lên kế hoạch, chuẩn bị cho mình mọi thứ để bước vào hành trình điều trị ung thư ở tâm thế ổn định nhất.
“Nỗi đau lớn nhất trên đời này chắc hẳn là bố mẹ phải chịu tang con. Tôi quyết tâm bằng mọi giá chiến đấu với bệnh tật bằng tất cả sức mạnh và ý chí để điều này không bao giờ phải xảy đến với gia đình mình”, nam bệnh nhân bộc bạch.
Trong quá trình điều trị, tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị khiến sức khoẻ người đàn ông 34 tuổi hao mòn, mất ngủ, ăn uống không ngon. Nhưng anh đều đã chuẩn bị mọi chuyện từ trước nên đón nhận ở tâm thế chủ động.
Song song với điều trị, nam bệnh nhân tự lấp đầy mỗi ngày bằng những hoạt động giúp cải thiện sức khỏe thể chất - cảm xúc - tinh thần - trí tuệ.
Mỗi tuần, anh ghi lại nhật ký ung thư chia sẻ với mọi người trên các nền tảng mạng xã hội với hy vọng “biết đâu ai đó cần”. Trang nhật ký đã thu hút hàng nghìn người quan tâm, nhận nhiều lời động viên và cảm ơn. Khi đỡ mệt, anh đọc hết tin nhắn, bình luận và nhận ra lý tưởng sống, lý do tồn tại ở cuộc đời.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 180.000 ca mắc ung thư mới và hiện tại khoảng 530.000 người đang sống chung với bệnh. Anh Tuấn mong muốn chia sẻ của mình có thể tiếp cận được 5.000 người đồng bệnh, giúp họ thay đổi cuộc đời. Người bệnh không chỉ chiến đấu với tế bào ác tính, họ còn thấu hiểu giới hạn bản thân và giá trị sống của mình.
Không chỉ truyền tinh thần tích cực cho nửa triệu người bệnh ung thư, anh Tuấn còn nhận ra gắn kết gia đình là liều thuốc tinh thần vô giá. Trước đây, vị CEO trẻ rất ham công việc, ít có thời gian nói chuyện với mọi người. Những ngày nằm viện, bố mẹ, họ hàng liên tục bên cạnh chăm lo, anh nhận ra giá trị vô giá của tình thân.
Nhiều đêm nằm ngủ, ngó qua cửa kính phòng bệnh, anh Tuấn bắt gặp cha vẫn đăm đăm nhìn về phía mình. Anh quay mặt vào trong né ánh mắt đó và khóc. Anh gọi cha là “ông bố quốc dân” vì suốt 4 tháng qua, ông luôn túc trực bên con trai không rời.
Hằng tuần, anh sắp xếp thời gian gặp và trò chuyện hàng chục người bên nội, ngoại. Mỗi tối, anh xem các phim hài rồi ngồi cười khúc khích bởi "1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ". Từ cảm giác sốc, sợ hãi đến nay, anh Tuấn coi ung thư nhẹ nhàng như một người bạn đồng hành trên đường đời.
“Tôi luôn đặt mình trong tâm thế hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất nhưng cũng chuẩn bị tâm lý cho điều tồi tệ nhất. Tôi là một người sống cho hiện tại, điều gì cần đến rồi cũng sẽ đến. Khi đó, tôi sẽ bình thản đón nhận”, anh trải lòng.
Nói về tinh thần trong điều trị ung thư, bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết sống chung với ung thư có thể khác nhau đối với mỗi người bệnh. Điều quan trọng là bệnh nhân phải hiểu những gì có thể xảy đến với loại bệnh và giai đoạn ung thư của mình. Người bệnh cần sự giúp đỡ của mọi người để đối mặt với bệnh tật. Sự hỗ trợ có thể đến từ gia đình và bạn bè, chuyên gia sức khỏe tâm thần, các nhóm hỗ trợ hoặc cộng đồng. Người bệnh có thể đặt ra yêu cầu hỗ trợ cho chính mình, đây cũng là một cách có thể kiểm soát được tình trạng hiện tại của bản thân. |